• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC BIẾN CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN VÀ CÁCH GIẢM ĐAU HIỆU QỦA KHI BẠN MỌC RĂNG KHÔN
Thứ 3 | 16/05/2023 - Lượt xem: 425

Răng khôn là chiếc răng thường mọc ở người trưởng thành, khi mọc răng khôn thường gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

1. Răng khôn là răng nào? 

-Răng khôn còn gọi là răng số 8 là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giớ vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.

2. Các triệu chứng khi mọc răng khôn

-Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

+Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3 tháng/ lần, có khi vài năm tuỳ cơ địa của mỗi người. Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này.

+Hành sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

+Cứng khớp và đau hàm: Khi răng mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn. Đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn.

+Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng.
 


Dấu hiệu mọc răng khôn là gì?

3. Biến chứng răng khôn gây ra.

-Răng khôn mọc lệch lạc có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh:

3.1. Sâu răng

-Do răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó để vệ sinh thưucs ăn, vì thế mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại. Vấn đề đặc biệt khó hơn khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch đâm sang răng bên cạnh. Sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bện đau đớn và nhiễm trùng.

3.2. Viêm lợi

-Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: Đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to. Viêm lợi nếu tái phát nhiều lần cho đến khi răng khôn được chữa trị, càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm ngày càng lớn.

3.3. Huỷ hoại xương và răng hàm

-Khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở khu vực đó.

-Trong một số trường hợp, nếu những bất thường của răng khôn chưa được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ,…xung quanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
 


Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

4. Quá trình mọc răng khôn  kéo dài bao lâu?

-Tình trạng mọc răng khôn chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chiếc răng số 8 phát triển hoàn thiện. Điều này cũng có nghĩa thời gian cần thiết để quá trình mọc răng khôn hoàn thành chính là đáp án của vấn đề mọc răng khôn đau trong bao lâu mới hết.

-Thông thường, răng khôn sẽ phát triển trong giai đoạn 17 đến 25 tuổi. Vì lúc này, cấu trúc xương hàm đã hình thành vững chắc nên qúa trình mọc răng khôn  khó có thể diễn ra liền mạch. Thay vào đó, nó sẽ chia thành nhiều đợt và kéo dài trong vài tháng. Ở mỗi đợt mọc răng như vậy, nướu sẽ bị tách rộng ra để nhường một phần của răng số 8 nhú lên, khiến lớp mô này sưng đỏ và đau nhức vô cùng.

-Mặt khác, cơ địa của mỗi người không giống nhau nên trong một số trường hợp, thời gian mọc răng số 8 còn có thể lên đến 4-5 năm. Khi đó, bạn sẽ phải chịu đựng các cơn đau răng khôn diễn ra trong suốt giai đoạn này.

-Đau răng khôn không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người. Do đó, một số nha sĩ cho răng nhổ răng khôn là điều cần thiết để khắc phục những vấn đề trên.
 


Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

5. Có nên nhổ răng khôn không?

-Như đã nêu ở trên, răng khôn mọc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể. Đồng thời, do răng khôn không có chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ.

-Mặc dù vậy, với những trường hợp dưới đây thì có thể giữ lại răng khôn;

+Răng mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cạnh

+Răng khôn đang kẹt hoàn toàn trong xương hàm, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.

+Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh

+Răng khôn sâu nhẹ có thể hàn trám để giữ răng thật

+Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,…
 


Dịch vụ nhổ răng khôn Gò Vấp

6. Cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả

-Thời gian mọc răng khôn đau mấy ngày có thể được giảm thiểu tối đa nếu bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi gặp tình trạng này. Cùng với đó là cách  giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả mà bạn cần biết:

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

-Thực hiện chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm không làm tổn thương đến vùng răng lợi đang đau nhức. Làm sạch răng miệng hiệu quả sẽ hạn chế được vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây sưng viêm, nhiễm trùng.

-Kết hợp với đó là vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối hàng ngày giúp gảm thiểu vi khuẩn gây hại. Nếu vùng nướu ở vị trí mọc răng khôn đã có biểu hiện viềm thì cần làm sạch và sát trùng cẩn thận.

6.2. Chế độ ăn uống hợp lý

-Ăn thức ăn dạng mềm, dễ nhai nuốt là lựa chọn được ưu tiên khi bạn bị đau răng khôn. Ăn mềm nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng thì bạn có thể sử dụng cháo dinh dưỡng, súp, sinh tố các loại.

-Tuyệt đối không ăn đồ cứng, dai, không nhai trực tiếp tại vị trí mọc răng khôn bởi nó sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Tránh các loại đồ ăn nóng, lạnh dễ gây kích thích răng lợi đnag nhạy cảm.

6.3. Chườm lạnh giảm đau răng khôn

-Chườm đá được xem là giải pháp giảm đau hiệu quả cho cả các trường hợp đau răng thông thường hoặc đau răng khôn. Việc thực hiện chườm đá cũng khá đơn giản, hãy bỏ vài viên đá lạnh vào khăn mặt sau đó chườm đá lên khu vực bị đau răng khoảng 2-3 phút, thực hiện 5-10 lần để giảm sưng đau.
 

Xem  thêm:

 CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN
 KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? BIẾN CHỨN THƯỜNG GẶP KHI RĂNG KHÔN MỌC LỆCH - MỌC NGẦM
 RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG CÁCH
 NHỔ RĂNG KHÔN VÀ QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
TÁC HẠI KHI RĂNG KHÔN MỌC LỆCH MỌC NGẦM
NHỔ RĂNG KHÔN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? KIÊNG CÁC LOẠI THỨC ĂN GÌ SAU KHI NHÔ RĂNG KHÔN?
NHỮNG DẤU HIỆU MỌC RĂNG KHÔN DỄ NHẬN BIẾT
NÊN NHỔ RĂNG KHÔN Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet