• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN GÂY TỤT LỢI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Thứ 2 | 16/03/2020 - Lượt xem: 3702

Các nhân tố đánh răng sai có thể gây tụt lợi?? Điều trị tụt lợi bằng phương pháp nào hiệu quả nhất?? Địa điểm điều trị tụt lợi an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 



 
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP TỤT LỢI 


Mọi người thường chỉ phát hiện mình bị tụt lợi khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khi chân răng bị hở và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần biết tụt lợi là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh, hoặc cách điều trị khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.

 
LỢI BỊ TỤT CÓ MỌC LẠI ĐƯỢC KHỘNG??


- Lợi hay nướu là lớp mô lành bao phủ quanh phần thân răng. Mô lợi khi bị tổn thương lâu dài sẽ thoái hóa, tụt lợi, để lộ phần chân răng.

- Khác với phần thân răng, chân răng không có lớp men bao phủ. Điều này khiến chân răng bị nhạy cảm và dễ thoái hóa.

- Khi mô lợi đã thoái hóa sẽ không mọc trở lại. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số liệu trình để hồi phục mô lợi quanh răng.

Bài viết này mô tả các liệu trình điều trị tụt lợi khác nhau và đưa ra các cách giúp làm chậm hoặc dừng quá trình thoái hóa lợi.


 
LÝ DO KHIẾN TỤT LỢI??


Có nhiều yếu tố có thể gây tụt lợi, bao gồm:

 
BỆNH NHA CHU


+ Bệnh nha chu, là cách gọi cho trường hợp nhiễm trùng, viêm lợi và các cơ quan khác trong miệng.

+ Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do sự tích tụ của vi khuẩn hay còn gọi là mảng bám.

+ Yếu tố có thể gây ra hoặc góp phần gây bệnh nha chu bao gồm:

- Chăm sóc răng miệng kém

- Răng khấp khểnh

- Lớp trám răng bị bong

- Cầu răng hoặc răng giả không còn vừa

- Do yếu tố di truyền

- Rối loạn hormone do mang thai hoặc uống thuốc tránh thai

- Các loại thuốc gây khô miệng

- Các chứng rối loạn hệ miễn dịch

- Trầm cảm 

- Hút thuốc



 


 
BỆNH NHA CHU CÓ HAI GIAI ĐOẠN:
 
VIÊM LỢI


Viêm lợi khiến lợi sưng, đỏ và đôi khi chảy máu. Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu.

 
VIÊM NHA CHU


- Viêm nha chu là giai đoạn cuối của bệnh nha chu và gây ra tụt lợi.

- Khi lợi và các mô liên kết bị tác động và tách khỏi răng, các chỗ trống hình thành dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn. Qua thời gian, các vi khuẩn khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

- Nếu lợi bị tụt quá nhiều, có thể dẫn đến tiêu xương, khiến răng lỏng lẻo hoặc rụng ra.


 
NGUYÊN NHÂN GÂY TỤT LỢI VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


Tụt lợi là tình trạng phần lợi quanh răng bị tụt xuống phía dưới, và làm cho chân răng lòi ra. Đây là một tình trạng mà gặp phải khá nhiều ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài những khó chịu ban đầu gây ra cho người bệnh, lâu dần nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.

 
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN CỦA TỤT LỢI


Phần lớn bệnh tụt lợi xảy ra là do những nguyên nhân chủ yếu sau:


- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.

- Thói quen chải răng quá nhiều, quá mạnh. Sử dụng bàn chải cứng làm tổn thương vùng nướu làm ê buốt răng lâu dần gây ra tụt lợi.

- Viêm lợi, viêm quanh răng : Viêm lợi, viêm quanh răng mà để lâu ngày không điều trị cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, thậm trí là tụt lợi ở cả 2 hàm. Tụt lợi do viêm sẽ có dấu hiệu là tụt lợi xuống, chảy máu lợi, sưng lợi.

- Bề mặt răng của bạn quá mỏng, dễ bị sang chấn : Sang chấn khớp cắn sẽ kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ từ đó dẫn tới tụt lợi.

- Cao răng tích tụ quá nhiều ở chân răng mà không được loại bỏ thường xuyên.



 
 
TỤT LỢI LÀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT. TẠI SAO VẬY??


Bởi lúc này đã mất đi phần ximang giúp gắn kết lợi và chân răng, dẫn đến răng không còn gì để che chắn gây đau, ê buốt khi ăn uống. Không chỉ vậy, bệnh lý này còn dẫn đến các hậu quả như:

+ Ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ hàm, răng nhìn rất dài và xấu.

+ Còn dẫn đến các vấn đề khác về răng như : Viêm nướu, viêm chân răng,viêm nha chu, tiêu xương cổ răng....

+ Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây lung lay và mất răng rất cao.

Tụt lợi là một trong những khuyết điểm răng hàm thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng. Trong bài viết sau, các bác sĩ sẽ phân tích nguyên nhân gây tụt lợi và phương pháp điều trị tốt nhất nhằm mang lại những thông tin bổ ích trong khắc phục nhanh và hiệu quả tình trạng này.


 
TỤT LỢI LÀ GÌ?? - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỂU HIỆN


Tụt lợi là tình trạng phần lợi bọc quanh răng bị tụt xuống phía dưới, mỏng và làm chân răng lòi ra. Đây là bệnh răng miệng khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn và do nhiều nguyên nhân gây ra như:

- Vệ sinh, đánh răng không đúng cách: Thói quen đánh răng mạnh, sử dụng bàn chải cứng sẽ gây tổn thương vùng nướu, lâu ngày dẫn đến tụt lợi và ê buốt răng.

- Viêm lợi, viêm quanh răng: Viêm lợi, viêm quanh răng lâu ngày không được điều trị sẽ gây tụt lợi, thậm chí là tụt lợi ở toàn bộ 2 hàm. Dấu hiệu của tụt lợi do viêm là xảy ra hiện tượng tụt lợi kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi…

- Bề mặt răng quá mỏng, dễ bị sang chấn: Sang chấn khớp cắn sẽ kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ, từ đó gây ra tình trạng tụt lợi.

- Phanh niêm mạc bám sai vị trí cũng làm lợi bong khỏi vị trí.

- Cao răng tích tụ quá nhiều ở kẽ chân răng không được loại bỏ thường xuyên.



 


 
TẠI SAO NÊN ĐIỀU TRỊ TỤT LỢI CÀNG SỚM CÀNG TỐT??


Do mất đi phần ximang giúp gắn kết lợi và chân răng, khi này răng không có gì che chắn nên đau, ê buốt khi ăn uống là tác hại đầu tiên mà ai cũng sẽ gặp phải khi bị tụt lợi. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo khách hàng phải khắc phục tình trạng tụt lợi càng sớm càng tốt bởi:

+ Ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ răng hàm, khiến răng trông dài ra và xấu.

+ Gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác như: viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng…

+ Nếu không chữa trị kịp thời thì nguy cơ răng bị lung lay và mất răng là rất cao.


 
ĐIỀU TRỊ TỤT LỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO HIỆU QUẢ NHẤT??


Thông thường, tùy theo mức độ răng bị tụt lợi của mỗi người, mà các bác sĩ sẽ đưa ra một biện pháp điều trị phù hợp.

 
TỤT LỢI CÒN Ở MỨC ĐỘ NHẸ


Người bệnh chỉ cần chú ý thay đổi cách vệ sinh răng miệng hằng ngày của mình, bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến các răng, lựa chọn nước súc miệng có chứa thành phần giảm ê buốt và mòn chân răng như chlorhexidin, sodium fluorid hay potassium nitrat, đồng thời thường xuyên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ chân răng nhằm loại bỏ hết mọi vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài, bạn có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách lựa chọn kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ.

Các vật liệu trám nha khoa, sẽ giúp làm đầy vào những phần cổ răng bị mòn, đồng thờ che đi phần chân răng và ngà răng bị lộ. Nhờ đó mà tình trạng tụt nướu,  ê buốt cũng được giảm đi một cách đáng kể.


 
TỤT LỢI Ở MỨC ĐỘ NẶNG


+ Trong trường hợp tụt lợi nặng, có kèm theo hiện tượng ê buốt răng,  thì biện pháp tối ưu nhất để giải quyết tình trạng này chính là phẫu thuật ghép vạt lợi.

+ Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách bóc tách tổ chức ghép,  sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn  hàm.

+ Hiện tại, có 3 phương pháp che phủ chân răng được các trung tâm nha khoa áp dụng phổ biến nhất, đó là: Ghép vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân và ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.



 


 
ĐÁNH RĂNG SAI HOẶC QUÁ MẠNH


Đánh răng thường xuyên rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, đánh răng không đúng có thể gây tụt lợi. Viền lợi là phần lợi tiếp xúc với thân răng. Đánh răng không đúng cách hoặc quá mạnh có thể tổn thương phần mô này, gây ra nguy cơ viêm lợi và tụt lợi.

 
CÁC NHÂN TỐ ĐÁNH RĂNG SAI CÓ THỂ GÂY TỤT  LỢI BAO GỒM:


- Dùng lực quá mạnh

- Sử dụng bàn chải có lông cứng

- Đánh răng theo chiều ngang, rộng


 
NGHIẾN RĂNG


Một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ. Hành động này tạo áp lực mạnh lên lợi, có thể gây tụt lợi qua thời gian.

Nghiến răng có thể khiến răng bị lung lay, tạo khoảng trống giữa răng và lợi và tích tụ vi khuẩn, lâu dài sẽ gây ra viêm lợi, khiến tình trạng tụt lợi nghiêm trọng hơn.


 
DO CHẤN THƯƠNG


Nếu lợi bị tổn thương có thể khiến tụt lợi tại vị trí đó, nguyên nhân như:

+ Té ngã hoặc các tai nạn tượng tự

+ Trong quá trình điều trị răng

+ Khi đeo răng giả không vừa, không phù hợp

+ Chơi các môn thể thao va chạm mạnh


 
ĐIỀU TRỊ


Qúa trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tụt lợi. Các phương pháp sau có thể giúp gắn lại hoặc hồi phục mô lợi xung quanh răng.

 
LÀM SẠCH SÂU CHÂN RĂNG


- Làm sạch chân răng là một trong những phương án được nha sĩ đề xuất đầu tiên đối với trường hợp tụt lợi

- Quá trình này loại bỏ mảng bám và cao răng nằm bên dưới lợi, nơi mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được.

- Sau đó nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để làm trơn, làm mượt bề mặt chân răng, giúp lợi bám vào răng.


 
PHẪU THUẬT GHÉP LỢI


+ Nha sĩ có thể đề xuất phẫu thuật ghép lợi nếu lợi đã bị tụt quá sâu.

+ Đối với phẫu thuật ghép lợi, nha sĩ phẫu thuật sẽ lấy một phần mô ở bất kỳ vị trí nào trong miệng để che phần chân răng bị lộ.

+ Phẫu thuật ghép lợi giúp ngăn việc tiêu xương và ngăn tình trạng tụt lợi trầm trọng hơn. Nó còn có thể bảo vệ các chân răng bị lộ khỏi sâu răng.



 


 
PHÒNG NGỪA


Các cách dưới đây có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn quá trình tụt lợi:

 
GIỮ THÓI QUEN VỆ SINH RĂNG MIỆNG ĐỀU DẶN


- Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày

- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor

- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày sử dụng bàn chải có lông mềm

- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để diệt vi khuẩn và xả sạch các vụn thức ăn

- Sử dụng bàn chải có kích thước và hình dạng phù hợp để tiếp cận các vùng sâu trong miệng

- Thay bàn chải đánh răng ít nhất 2 - 4 tháng

- Thăm khám răng đều đặn


 
ĐÁNH RĂNG ĐÚNG CÁCH
 
ĐÁNH RĂNG ĐÚNG CÁCH CÓ THỂ NGĂN NGỪA TỤT LỢI.


+ Đặt bàn chải nghiêng viền lợi một góc 45 độ.

+ Dùng lực vừa phải, đưa bàn chải lên xuống

+ Chải kỹ mặt ngoài và mặt trong, cũng như bề mặt nhai của răng

+ Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trọng của các răng trước.

+ Chải răng trong vòng 2 phút



Bạn cũng nên hỏi nha sĩ các kỹ thuật đánh răng phù hợp cho tình trạng lợi hiện tại


 
ĐEO MÁNG CHỐNG NGHIẾN


Đeo máng chống nghiến vào buổi tối có thể giúp ngăn ngừa tụt lợi do nghiến răng. Máng chống nghiến phân bổ đều lực cắn và có tác dụng như lớp khiên ngăn giữu hàm răng trên và dưới.

Bạn có thể tìm máng chống nghiến tại các tiệm thuốc. Tuy nhiên, máng chống nghiến được bác sĩ điều chỉnh sẽ tạo sự vừa vặn và dễ chịu hơn.


 
THĂM KHÁM NHA SĨ THƯỜNG XUYÊN


- Thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm trường hợp tụt lợi.

- Thăm khám cũng sẽ giúp nha sĩ phát hiện và thay thế các lớp trám hoặc răng giả không vừa, là những nguyên nhân gây tụt lợi

- Một khi lợi đã tụt sẽ không thể mọc lại. Tuy nhiên, một số liệu trình điều trị có thể gắn và hồi phục mô lợi quanh răng.

- Giữ thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn và thăm khám răng thường xuyên có thể ngăn ngừa, làm chậm hoặc dừng quá trình tụt lợi.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NIỀNG RĂNG KHỂNH Ở ĐÂU UY TÍN? CÓ NÊN NIỀNG RĂNG KHỂNH KHÔNG?

    Răng khểnh, những chiếc răng mọc sai lệch vị trí trên cung hàm, thường xuyên gây ra những vấn đề liên quan đến khớp cắn và chức năng ăn nhai. Đối với nhiều người, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tạo nên sự không thoải mái khi ăn uống và khiến cho khớp cắn trở nên không đều đặn. Mặc dù vấn đề này thường được coi là một vấn đề y tế, nhưng đối với một số người, răng khểnh lại là nét đẹp duyên ngầm, làm tôn lên cái đẹp độc đáo.Vậy có nên niềng răng khểnh không?

  •  

    NHA KHOA CHO BÉ - NHA KHOA TÂM VIỆT QUẬN GÒ VẤP

    Thắc mắc phổ biến nhất của cha mẹ về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ là “Khi nào thì tôi nên cho con mình đến khám nha?” Hiệp hội Nha khoa trẻ em tại Mỹ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến khám ngay khi vừa có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên hoặc không trễ hơn ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Việc này giúp phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề về sức khỏe răng miệng của trẻ.
  •  

    CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ UY TÍN TẠI GÒ VẤP

    Sai lầm thường gặp khi chăm sóc răng miệng cho trẻ?? Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ?? Địa điểm chăm sóc răng miệng cho trẻ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    HÀM GIẢ THÁO LẮP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CẦN NẮM RÕ

    Cấu tạo của hàm giả tháo lắp?? Đối tượng phù hợp sử dụng hàm giả tháo lắp?? Địa điểm trồng răng giả tháo lắp an toàn, uy tín, chất lượng, tại Nha khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM