-Răng khôn là răng cối lớn thứ 3
-Đặc điểm; Răng khôn mọc trễ nhất trên cung hàm từ 18-25 tuổi. Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương hàm cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ trên dầy chắc do vậy răng dễ mọc lệch và mọc ngần.
-Răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc ngầm và mọc lệch .
-Răng mọc lệch và mọc ngầm dễ nhồi nhét thức ăn dẫn đến khó vệ sinh gây ra nhiều biến chứng ( sưng, đau, nhiễm trùng,há miệng hạn chế,…_) và răng này cũng ít tham gia vào chức năng ăn nhai.Do vậy, can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
Có nên nhổ răng khôn không?
-Khác với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng khôn chỉ mọc khi con người bước sang tuổi trưởng thành. Ở thời điểm này, cấu trúc xương hàm và lợi đã cứng chắc, ổn định. Dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm trong quá trình mọc răng. Điển hình là biến chứng mọc lệch, mọc ngầm.
-Thưường có những kiểu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm phổ biến sau đây:
+Răng khôn mọc lệch vê phía trước: Đây là tình trạng thường gặp của răng khôn mọc lệch. Trục răng khôn nghiêng về phía trước phía răng số 7 một góc khoảng 45 độ. Nhìn bằng mắt sẽ thấy chiếc răng này vẫn mọc trồi lên trên nướu nhưng tì vào răng số 7 benh cạnh.Tình trạng này thường kéo dài sẽ gây chèn ép và xô lệch răng số 7.
+Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đướng: Răng khôn moc thẳng đứng nhưng do thân răng quá to không nhú lên, khó chịu. Một vài trường hợp khác, răng mọc tương đối thẳng và đã nhú lên trên cung hàm nhưng kẽ răng không chuẩn làm thức ăn dễ bị giắt ở kẽ răng số 7 và số 8. Hậu quả gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng,…Răng khôn mọc lệch về phía sau thường gặp ở răng khôn hàm dưới, hay còn gọi là răng không hàm dưới xa lệch. Răng khôn mọc răng ngược phía răng số 7, phá hoại các mô mềm và làm ảnh hưởng các dây thần kinh. Những trường hợp này phải chụp phim mới phát hiện và được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ sớm.
+Răng khôn mọc ngầm nằm ngang: Răng mọc theo phương nằm ngang tạo góc 90 độ với răng số 7. Đa sô trường hợp này răng mọc ngầm dưới xương hàm nên chỉ nhìn thấy khi chụp X-Quang toàn hàm. Răng nhú dài thêm sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh. Để lâu ngày rất nguy hiểm, dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7.
+Răng mọc ngầm trong niêm mạc miệng: Răng bị lợi che phủ, khi vạt nướu đè lên răng khôn không thể trồi lên hẳn được.
+Răng mọc ngầm trong xương hàm: Đây là tình trạng răng khôn bị xương hàm bọc kín, không thể thoát ra khỏi được. Răng khôn mọc sai vị trí, mọc lệch hoặc ngầm thường kèm theo các triệu chứng sưng lợi, nướu đau buốt cứng hàm.
Khi nào bạn nên nhổ răng khôn?
Xem thêm:
CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? BIẾN CHỨN THƯỜNG GẶP KHI RĂNG KHÔN MỌC LỆCH - MỌC NGẦM
RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG CÁCH
NHỔ RĂNG KHÔN VÀ QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
-Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và gây sưng đau kéo dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau đây:
-Răng khôn mọc lệch, chèn vào răng bên cạnh sẽ tạo ra khoảng trống làm nhét thức ăn. Ở vị trí này rất khó để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu dần tăng kích thước và phá huỷ cấu trúc răng quai hàm. Hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng đến những răng khác.
-Khi thức ăn tích tụ lâu ngày ở các kẽ quanh răng khôn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh viêm nha chu,…
-Răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viem quanh chân răng cấp. Tình trạng còn kéo theo cả việc sốt cao và nhiễm trùng.
-Răng khôn mọc lệch làm xô lệch những răng bên cạnh. Những trường hợp răng mọc lệch sau niềng có thể gây ra tình trạng chen chúc tái phát.
-Răng khôn mọc ngang làm ảnh hưởng đến chân răng số 7, làm lung lay thậm chí gây mất răng.
-Răng khôn mọc lệch không được xử trí kịp thời có thể gây u nang xương hàm. Diễn biến phức tạp còn làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Trường hợp nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ răng miệng.
-Răng khôn mọc lệch chèn ép, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, niêm mạc, răng ở nữa cung hàm. Răng khôn còn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên, phủ đỏ quanh ổ mắt.
Tác hại khi răng khôn mọc ngầm
-Răng khôn mọc lệch , ngầm đã gây biến chứng: Đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng khôn và răng kế cận.
-Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc ăn nhai, gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng.
-Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình và phục hình.
-Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia thì việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc ngầm khi chưa xảy ra tai biến giúp tránh được những biến chứng đau nhức cho bệnh nhân về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
-Khi khám răng khôn, bác sĩ khám lâm sàng, dựa trên phim chụp X-Quang để xác định vị trí, chiều thế và phương pháp nhổ thích hợp.
-Sau khi hoàn tất nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm và giảm đau cho bệnh nhân và hướng dẫn một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng tại nàh.
-Nghỉ ngơi tại nhà trong vòng từ 1-2 ngày để vết thương nhanh hồi phục.
-Nên nhổ răng khôn tại cơ sở nha khoa uy tín.
-Có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.
-Trong thiết bị hiện đại, đảm bảo vô khuẩn…..