• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỤT LỢI CHÂN RĂNG HIỆU QUẢ
Chủ nhật | 18/06/2023 - Lượt xem: 569

Tụt lợi chân răng là bệnh lý nha khoa phổ biến, mặc dù bệnh lý không nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và yếu tố gây tụt lợi chân răng là gì?

1. Tụt lợi chân răng là gì?

Tụt lợi chân răng hay còn gọi là tụt nướu hay teo rút nướu là tình trạng nướu rút về phía chân răng. Từ đó khiến răng trông dài hơn bình thường. Về lâu dài nếu không điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần lộ ra. Tình trạng nướu tụt thường xuất hiện chủ yếu ở những răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh.
 


Tụt lợi chân răng có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tụt lợi chân răng?

Có nhiều nguyên nhân gây tụt lợi chân răng có thể kể đến như sau:

2.1. Do viêm quanh răng

Không lấy vôi răng định kỳ tại nha khoa làm vôi răng tích tụ quá nhiều. Dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, phá huỷ mô nướu và cấu trúc năng đỡ răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nướu răng bị tụt xuống, khiên răng lung lay gây ra tình trạng mất răng sớm.

Những bệnh nhân bị tụt lợi chân răng do nha chu còn có thể gặp thêm các triệu chứng phổ biến khác như vùng lợi bị sưng đỏ, chảy máu.

2.2. Do cấu trúc răng

Lớp xương ổ răng bao  bọc bên ngoài chân răng quá ít, dễ bị tổn thương dẫn đến tụt lợi.Với những nươi có hàm răng mọc lệch, khớp cắn hô vẫu cũng hay gặp tình trạng này.

2.3. Đánh răng sai cách

Đánh răng với lực mạnh bằng bàn chải cứng. Đánh răng theo chiều ngang lâu ngày sẽ làm mòn khuyết phần mô lợi và để lộ chân răng.

2.4. Vệ sinh răng miệng kém

Khi lười đánh răng hoặc đánh răng quá vội vàng, không loại bỏ được hết các mảng bám sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trên răng ngày càng nhiều. Điều này góp phần hình thành nhiều cao răng dẫn đến tình trạng tụt nướu lợi chân răng.

2.5. Do mất răng

Khi bị mất răng lâu ngày nếu không có biện pháp khắc phục sẽ khiến xương hàm bị tiêu nhiều dẫn đến teo nướu. Lúc này các răng còn lại sẽ có xu hướng mọc ngã về vị trí răng mất và gây tụt nướu.

2.6. Do di truyền

Qua nhiều thống kê còn cho thất tụt lợi còn có thể do cha mẹ mắc bệnh và khả năng di truyền sang cho thế hệ con cháu khá cao.

2.7. Do viêm nướu - viêm nha chu

Đây là nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất của hiện tượng tụt lợi. Bệnh sẽ làm cho nướu răng bị sưng phồng, mềm, dễ chảy máu khi gặp các kích thích. Một số trường hợp còn có thể xuất hiện ổ mủ ở chân răng, áp xe.
 


Nguyên nhân nào dẫn đến tụt lợi chân răng?

3. Những hậu qủa của tụt lợi chân răng mang đến

Khi không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả kịp thời. Bệnh tụt lợi chân răng có thể gây nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khoẻ như:

3.1. Mất thẩm mỹ

Răng bị tụt lợi sẽ dài hơn so với các răng còn lại. Không những vậy, kẽ răng thường có khoảng hở rộng làm cho thức ăn thừa dễ bám  vào. Từ đó làm cho hàm răng trông kém thẩm mỹ khiến bệnh nhân e ngại, tự ti trong giao tiếp với mọi người.

3.2. Nguy cơ mất răng cao

Tụt lợi nếu không khắc phục sớm sẽ làm cho cấu trúc xương của răng cũng như các mô lợi bị tổn thương nặng nề. Khi cấu trúc xương nâng đỡ không còn sẽ dẫn đến nguy cơ cao mất răng rất nguy hiểm.

3.3. Khiến răng dần trở nên nhạy cảm

Tụt lợi chân răng làm lộ ngà răng ra bên ngoài nên làm cho răng trở nên nhạy cảm nhiều hơn. Nhất là khi ăn uống các món ăn nóng, lạnh, chua, ngọt,… Thậm chí ngay cả khi chải răng hay hít không khí lạnh bệnh nhân cũng thấy răng ê buốt khà khó chịu.
 


Điều trị tụt lợi chân răng như thế nào hiệu qủa?

4. Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu qủa

Tụt lợi chân răng có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện kịp thời. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng sẽ có phương pháp điều trị tụt lợi chân răng khác nhau, cụ thể:

4.1. Điều trị tụt lợi nhẹ

  • Tình trạng tụt lợi nhẹ chỉ xảy ra ở một hay một vài răng. Bệnh nhân bọ tụt lợi nhẹ vẫn giữ được phần nướu bám vào chân răng, răng không bị lộ quá nhiều. Cách điều trị tụt lợi nhẹ được thực hiện tương đối đơn giản theo các bước sau:
  • Đến nha khoa để bác sĩ thực hiện lấy sạch vôi răng và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
  • Dùng gel ngậm Flour hay thuốc trị viêm lợi để phục hồi sức khoẻ răng miệng.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Tái khám định kỳ để bệnh không tái phát sau điều trị.

4.2. Điều trị tụt lợi nặng

Bệnh nhân bị tụt lợi chân răng nặng sẽ gặp vấn đề ở rất nhiều răng, thậm chí là cả hàm răng. Răng bị tụt lợi nặng có phân nướu viêm đỏ sưng tấy, chân răng hở nhiều khiến răng trở nên rất ngạy cảm. Điều trị tụt lợi chân răng nặng thì phương pháp điều trị tốt nhất là can thiệp giải phẫu. Hiện nay có 3 phương pháp phải phẫu tụt lợi chân răng gồm:

  • Phương pháp 1: Nạo túi nha chu

Thực hiện loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi các túi nha chu hay thu hẹp kích thước của chúng lại. Sau đó thực hiện khâu mô lợi tại vị trí gốc răng lại.

  • Phương pháp 2: Ghép mô nướu liên kết dưới biểu mô hoặc ghép nướu tự do tự thân

Sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù đắp lại phần lợi đã bị tụt. Mô lợi được bù đắp có chứa chức năng tái tạo lại trạng thái nướu bình thường. Đồng thời giúp phục hồi những tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Phương pháp 3: Phẫu thuật ghép xương

Phương pháp này chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định ghép xương đối với những bệnh nhân có phần xương răng đã bị phá huỷ quá nặng. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu ghép xương phù hợp.
 


 

Xem  thêm:

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm