• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG SỮA CỦA TRẺ CỰC KÌ DỄ NHỚ CHO MẸ
Thứ 4 | 28/11/2018 - Lượt xem: 27436

Bé mọc răng sữa lần đầu tiên có dấu hiệu như thế nào?? Có nên để bé thay răng ở nhà?? Xử lý khi bé thay răng trễ??? Địa điểm giúp bé thay răng uy tín chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP.HCM

 
LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG SỮA CỦA TRẺ CỰC DỄ NHỚ CHO CÁC MẸ 

BIẾT ĐƯỢC THỜI ĐIỂM TRẺ MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG SỮA GIÚP BỐ MẸ CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG VIỆC GIÚP CON CÓ ĐƯỢC HÀM RĂNG ĐỀU, ĐẸP


Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tien sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy.

Đến độ tuổi 7 - 8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.

Các bậc cha mẹ đều muốn " canh" để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:






 
DẤU HIỆU BÉ MỌC RĂNG SỮA LẦN ĐẦU


Bé mọc răng sữa lần đầu thường phát sinh rất nhiều triệu chứng khác nhau, khiến không ít bà mẹ trẻ cảm thấy lo lắng và hoang mang vì không biết nên làm gì. Vậy, những dấu hiệu khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa lần đầu là gì?? Nên làm gì để khắc phục??

 
NHỮNG DẤU HIỆU BÉ MỌC RĂNG SỮA LẦN ĐẦU PHỤ HUYNH NÊN BIẾT


Chiếc răng sữa đầu tiên ở trẻ thường mọc lên lần đầu khi bé được 6 - 8 tháng tuổi, một số có thể sớm hơn (3 - 4 tháng tuổi) hoặc trễ hơn đôi chút (9 - 12 tháng tuổi). Khi mọc răng, trẻ em rất hay khóc quấy, không chịu bú sữa, sốt cao,... Khiến không ít mẹ trẻ cảm thấy rất lo lắng.
Thông thường, khi bé mọc răng sữa lần đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

- Sốt cao: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất, khi bé chuẩn bị mọc răng sẽ thường bị sốt do hệ miễn dịch đang có sự thay đổi khi phụ huynh bắt đầu cho trẻ ăn dặm, điều này khiến các tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập vào, gây sốt ở trẻ em.

- Chảy nước dãi nhiều: Chảy nước dãi cũng là triệu chứng dễ thấy ở trẻ sắp mọc răng, việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến bé nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

- Quấy khóc liên tục: Khó chịu, mệt mỏi và bứt rứt trong người khiến bé thường quấy liên tục, ngủ không ngon giấc, một số trường hợp có thể khóc khá lâu khiến không ít mẹ trẻ lo lắng.

- Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi bé sắp mọc răng rất dễ bị nổi ban ở những vùng da khô quanh miệng khi tiếp xúc với nước bọt.

- Thích cắn: Khi bé sắp mọc răng sữa lần đầu thường cảm thấy rất bứt rứt ở vùng nướu răng. Do đó, bé sẽ cắn và nhai bất cứ thứ gì cầm được.

- Chán ăn, bỏ bú sữa: Do bị đau khi bé mọc răng sữa lần đầu, cộng thêm các triệu chứng khác xảy ra, bé thường không muốn bú sữa hay ăn dặm bất kì thứ gì, dù đó là sữa bình hay sữa mẹ

- Bị ho: Nước dãi chảy ra nhiều đôi khi sẽ khiến bé bị ho. Nếu ho không kèm theo các biểu hiện bất thường gì thì có thể trẻ chuẩn bị mọc răng.

- Bị tiêu chảy: Khi sắp mọc răng, bé thường hay bị tiêu chảy nhiều hơn bình thường, mặc dù điều này chưa được chứng minh nhưng hầu hết các mẹ trẻ đều thấy như thế. Hơn hết, giai đoạn này trẻ em đang tập ăn dặm, vì thế hệ tiêu hóa của trẻ có sự thay đổi nên dễ gây tiêu chảy.



 


 
CÁCH KHẮC PHỤC CÁC TRIỆU CHỨNG MỌC RĂNG SỮA Ở BÉ


Thông thường, để bé dễ chịu và giảm bớt được các dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng sữa lần đầu, các mẹ trẻ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Nhai rau củ làm dịu bớt cơn đau: Khi bé sắp mọc răng, phụ huynh có thể dùng cà rốt và dưa chuột cho bé cắn, những lát củ cải hoặc khoai tây chín cũng rất tốt nếu sử dụng. Các loại này không dễ bị trẻ cắn dứt, không có mùi nồng, không gây nguy hiểm lại chứa nhiều chất đường tự nhiên, rất tốt cho trẻ em.

- Cho bé tắm nước ấm: Khi tắm bé sẽ cảm thấy dễ chịu và phần nào quên đi cơn đau phụ huynh cũng có thể thả thêm vào chậu nước một vài món đồ chơi ưu thích của trẻ.

- Cho bé uống đồ mát: Phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ một số loại đồ mát bằng cách ép lấy nước để trẻ uống. Tuy nhiên, cần lựa chọn phù hợp.

Xay nhuyễn thức ăn dặm cho bé: Ngoài các loại bột, cháo dặm cho bé, phụ huynh cũng có thể xay nhuyễn thêm các loại rau, củ, quả bổ dưỡng, có tính mát và trộn vào thức ăn của bé.
Cho bé ngậm núm ti lạnh: Khi sắp mọc răng, bé dễ thích ứng hơn với các loại đồ lạnh, vì thế mẹ có thể cho trẻ ngậm bình nước lạnh vừa để giúp nướu răng bớt đau và dễ chịu hơn.

Massage nướu răng cho trẻ: Phụ huynh có thể sử dụng ngón tay đã sửa sạch để chà xát nhẹ nhàng lên phần nướu của bé, điều này khiến trẻ dễ chịu và cảm thấy thoải mái hơn.

Khi bé sắp mọc răng sữa, phụ huynh nên theo dõi cẩn thận và thường xuyên, bởi nếu các triệu chứng xảy ra có phần bất bình thường. Ví dụ: như sốt cao không dứt, bị tiêu chảy nhiều,.. Thì nên đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Đôi khi sẽ làm răng trẻ mọc lệch vào trong, nếu cha mẹ bỏ qua và không thực hiện những biện pháp can thiệp sớm, tình trạng này sẽ gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển của trẻ về sau.

Bé mọc răng sữa lần đầu: Thường xảy ra nhiều triệu chứng khác nhau khiến nhiều mẹ trẻ lo lắng, vì thế để an toàn và quá trình mọc răng của trẻ diễn ra thuận lợi, phụ huynh nên theo dõi thường xuyên và có các biện pháp hỗ trợ hợp lý.



 
 

THAY RĂNG SỮA Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý


Răng sữa lung lay và rụng để nhường chôc cho răng vĩnh viễn - đối với các bé, đây là giai đoạn rất quan trọng, một cột mốc lịch sử đáng tự hào.

Các bé thường hãnh diện khoe với bạn bề sự kiện này (dù ngoài mặt cũng tỏ ra mắc cỡ, nhất là khi vị trí rơi rụng là răng cửa), bé cảm thấy mình lớn hơn, không còn là những em bé với những cái răng sữa nhỏ xúi xiu nữa. Đấy là suy nghĩ của bé, còn mẹ, mẹ cảm thấy thế nào? Mẹ có băn khoăn gì không?

 

THAY RĂNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?


Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi hay trễ hơn, khi bé được 8 tuổi. Các bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn các bé trai. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng khi bé được 12 hay 13 tuổi.

 
TRẺ THAY RĂNG 


Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa: Chiếc răng sữa nào móc trước thì sẽ rụng trước. Thế nên nếu bé của mẹ đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy ghi lại thứ tự mọc, đến khi bé thay răng, mẹ có thể đoán thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, xác xuất đúng tương đối cao đấy các mẹ

Thứ tự thay răng phổ biến đối với hàm trên là: Răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn (răng cấm), đối với hàm dưới, răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối, các răng cối. Lưu ý rằng răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất), mọc lúc 6 tuổi, trước khi hiện tượng thay răng diễn ra. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.

Thời gian từ lúc thay răng sữa có dấu hiệu lung lay cho đến lúc tự dụng thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng - ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (như vài tuần) nhưng răng nhiều chân như răng cối thì thòi gian thay răng có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng, răng mọc thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.

Ngoài ra, bé nhút nhát hay hiếu động, có thường dùng tay hay môi lưỡi để tác động vào chiếc răng đang lung lay hay không.. Cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng.






 
CÓ NÊN ĐỂ BÉ THAY RĂNG Ở NHÀ??


Răng sữa sau một thời gian lung lay thường sẽ tự rụng, những tai nạn nho nhỏ như răng rụng khi đang nhai thức ăn hay thậm chí nuốt răng thỉnh thoảng vẫn xảy ra và hầu hết các trường hợp đều không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp những cái răng cứng đầu, lung lay mã mà nhất định không chịu rụng, xử lý thế nào đây?


Trước tiên, phải lưu ý là mẹ tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé: Có không ít bà mẹ, ông bố áp dụng phương pháp nhổ răng bằng cách cột răng vào sợi chỉ, một đầu chỉ còn lại đem cột vào góc giường hay cột nhà rồi chạy vòng quanh để nhổ răng. Việc làm việc này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao, Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông... thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Phụ huynh nên cho bé đến khám tại phòng khám răng hàm mặt ngay khi răng bắt đầu có dấu hiệu lung lay. Bé sẽ được các bác sỹ chọn lựa cách xử lý thích hợp, hoặc nhổ ngay hoặc tiếp tục chờ đợi. Đặc biệt, nếu răng vĩnh viễn đang chồi lên có vị trí bị kẹt thì đôi khi các chuyên gia sẽ cho chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để răng vĩnh viẽn dễ dàng mọc lên đúng vị trí.

Mẹo dân gian: Nói về các mẹo của mẹ như quăng răng sữa hàm dưới đã nhổ lên mái nhà để răng vĩnh viễn hàm dưới mọc răng thẳng lên trên, bỏ răng sữa hàm trên xuống gầm giường để răng vĩnh viễn hàm trên mọc xuống dưới...

Ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cho răng, không có chuyện " linh ứng" trong việc thực hiện các điều ước này. Bằng chứng là có không ít răng của bé mọc ngược bất thường.. Dù cha mẹ đã rất chăm chỉ thực hiện kinh nghiệm của người xưa. Tuy nhiên, dù đúng hay sai thì đây cũng là việc làm thể hiện mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu của các ông bố bà mẹ.



 


 
XỬ LÝ KHI BÉ THAY RĂNG TRỄ


Nếu việc thay răng sữa diễn ra trong quá trễ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé. Đôi khi răng vĩnh viễn sẽ lách ra hướng khác mọc lên và kết quả là sẽ mọc theo hướng lệch đi, làm xấu về mặt thẩm mỹ cũng như không phát huy được tác dụng ăn nhai của răng.

Nếu một răng sữa nào đó đã quá tuổi thay mà vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, hoặc răng sữa nhổ đã lâu mà không thấy răng vĩnh viễn thay thế mọc lên thì mẹ nên cho bé đến gặp nha sỹ. Thông thường, chỉ cần quan sát biểu hiện của vùng nướu, các bác sỹ sẽ dễ dàng kết luận là răng vĩnh viễn đang mọc hoặc sẽ mọc. Đôi khi, các bác sỹ có thể yêu cầu chụp X quang để sớm xác định có hay không sự hiện diện của mầm răng vĩnh viễn trong xương hàm của bé.


 
TẠI SAO PHẢI CHĂM SÓC HÀM RĂNG SỮA??


Một số phụ huynh nghỉ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ răng vĩnh viễn tương ứng tren cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ và giúp xương hàm phát triển bình thường.

Giữ răng sữa để có thể có hàm răng vĩnh viễn đẹp đều.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm