Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Kỹ thuật làm răng sứ dựa trên cơ chế sử dụng hai chiếc răng bên cạnh răng mất, để làm điểm tựa và chụp một cầu sứ lên trên. Cầu sứ sẽ bao gồm từ 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền với nhau. Trong đó, hai bên răng đã mất sẽ được sử dụng để làm trụ đỡ cho cầu răng. Răng sứ có màu sắc tự nhiên trùng với các răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Dịch vụ phục hình với cầu răng sứ
Đây là loại cầu răng sứ phổ biến nhất hiện nay. Để thực hiện phương án này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng làm trụ, giúp tạo đủ khoảng trống cho một chụp răng chụp lên những răng trụ. Giữa các răng trụ sẽ là một cầu răng sứ gắn liền để thay thế cho các răng đã mất.
Thường được áp dụng cho vùng răng trước. Cầu răng sứ này được tạo thành bởi răng giả và một dải kim loại (gọi là cánh dán). Cánh dán sẽ được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu khoảng mất răng bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả. Với loại phục hình này yêu cầu răng trụ phải thật sự khỏe mạnh.
Thích hợp sử dụng cho vùng răng cửa và răng cửa bên, bởi những vị trí này không cần phải dùng lực nhai nhiều như răng hàm. Cầu răng sứ nhảy tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng điểm khác biệt là trụ răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên, chứ không phải nằm ở cả 2 bên của khoảng mất răng.
Khi nào bạn nên làm cầu răng sứ?
Làm cầu răng sứ thường áp dụng những trường hợp sau đây:
Độ bền của răng sứ sử dụng được khoảng 7-10 năm. Tuy nhiên cầu răng sứ sử dụng được bao lâu tùy thuộc vào cách vệ sinh chăm sóc hàng ngày. Nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và không sử dụng các chất có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ thì nó sẽ sử dụng được lâu hơn.
Làm cầu răng sứ để thay thế răng bị mất là một lựa chọn tốt, với kỹ thuật chụp răng sứ bắc cầu, nếu chọn đúng các răng để làm trụ, khoảng mất răng không quá lớn và bác sĩ mài răng đúng kỹ thuật, thì cầu răng sứ vẫn khôi phục được chức năng ăn nhai khá tốt. Đồng thời phương án trồng răng này là cố định, do đó không cần phải tháo ra lắp vào bất tiện như hàm giả tháo lắp.
Phục hình với cầu răng sứ
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng và chụp phim X-Quang để xác định tình trạng xương hàm và số lượng răng cần phục hình. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân.
Trước khi mài cùi, bệnh nhân sẽ được gây tê vùng răng cần điều trị để giảm đau và quá trình thực hiện được diễn ra suôn sẻ hơn.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước, đảm bảo không xâm lấn răng thật quá nhiều.
Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm và chuyển sang phòng Labo để chế tác răng sứ một cách chính xác nhất. Đồng thời sẽ gắn mão răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân, trong thời gian chờ thiết kế mão răng chính thức.
Cầu răng sứ sau khi chế tác xong sẽ được gắn vào trụ răng đã mài. Các bác sĩ sẽ kiểm tra phần mão răng có khớp với trụ răng hay không, có bị chênh, phô, lệch khớp cắn... để đảm bảo ăn nhai một cách tốt nhất.
Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo độ bền của cầu răng sứ và không gây khó khăn gì khi bệnh nhân sử dụng. Đồng thời, hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng sau một thời gian sử dụng.
Với phương án cầu răng sứ, nếu đảm bảo các yếu tố như: bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, sử dụng răng sứ chất lượng và bệnh nhân chăm sóc răng miệng tốt, thì cầu răng sứ có thể dùng được lâu dài cũng như đáp ứng được các yêu cầu ăn nhai, thẩm mỹ.
Xem Thêm:
Để quá trình làm cầu răng sứ diễn ra thuận lợi và hiệu quả sử dụng cao, bệnh nhân có thể tham khảo 4 kinh nghiệm dưới đây: