• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
MẤT RĂNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MẤT RĂNG MANG LẠI CHO ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA
Chủ nhật | 14/05/2023 - Lượt xem: 410

Mất răng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của gương mặt. Bên cạnh đó, nếu mất răng lâu ngày mà không được phục hình kịp thừoi sẽ khiến xương bị tiêu đi, hai má hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn, từ đó khuôn mặt trông già đi hơn so với tuổi thật. Vậy là gì để ngăn ngừa mất răng? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

1. Bị mất răng là bệnh gì?

-Mảng bám trên răng là sự tích tụ của vi khuẩn cư trú trong các chất dính trên răng, gây sâu răng và có thể dẫn đến bệnh nha , làm viêm nướu và phá huỷ các mô hỗ trợ, như dây chằng và xương ổ răng. Tình trạng này có thể làm cho răng bị lung lay, và cuối cùng là mất răng.

-Vệ sinh răng miệng kém và ít đi khám nha khoa là những yếu tố góp phần lớn Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và bị rụng răng, bao gồm:

+Hút thuốc

+Dinh dưỡng kém

+Bệnh tiểu đường

+Tăng huyết áp

+Viêm khớp

-Thay đổi hooc môn khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của người phuj nữ thay đổi với một số bệnh lý. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải đến bác sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên.
 


Vì sao bạn bị mất răng?

2. Nguyên nhân gây mất răng là gì?

-Mất răng là tình trạng khá phổ biến, nhưng đây không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hoá.

2.1. Mất răng do chấn thương

-Khi một lực cường độ mạnh tác động vào vật thể bất động như răng, nhiều khả năng bạn sẽ bị rụng răng.Có nhiều loại chấn thương khiến bạn bị rụng răng, như dùng răng tháo nắp chai, hộp, cắn vỡ đá viên, tai nạn,….đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng.

2.2. Mất răng do bệnh

-Mảng bám trên răng là sự tích tụ vi khuẩn cư trú trong các chất dính trên răng, gây sâu răng và có thể dẫn đến bệnh nha chu, làm viêm nướu và phá huỷ các mô hỗ trợ, như dây chằng và xương ổ răng. Tình trạng này có thể làm cho răng bị lung lay, và cuối cùng là mất răng. Vệ sinh răng miệng kém và ít khi đi khám nha khoa là những yếu tố góp phần lớn. 
 


Mất răng có nguy hiểm không?

3. Cách phòng tránh mất răng

3.1. Thường xuyên khám nha khoa

-Để ngăn ngừa mất răng, bạn cần phối hợp chặt chẽ với nha sĩ để chăm sóc răng miệng. Đặt lịch và có mặt đầy đủ trong những cuộc hẹn nha sỹ yêu cầu. Tần suất cần đến phòng khám nha khoa sẽ tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể của mỗi người. Trung bình là 2 lần/ năm, nhưng nếu bị bệnh nướu răng, bạn có thể cần phải đi khám thường xuyên hơn.

-Hãy chắc chắn rằng nha sĩ có thực hiện đánh giá nha chu đầy đủ cho bạn ít nhất hàng năm. Nghĩa là mỗi năm bạn phải được đo khoảng trống dưới nướu bằng đầu dò nha chu và chụp X-Quang hoàn chỉnh để đánh giá mức độ xương.

3.2. Bàn chải và chỉ nha khoa

-Chải răng hai lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm vad dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần. Xét về lý thuyết, bạn sẽ không cần phải xỉa răng nếu có thể tiếp cận tất cả các phần của miệng bằng bàn chải đánh răng. Nhưng thực tế là việc đánh răng thông thường không thể làm sạch các ngóc ngách và khe hở. 

-Cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và ngăn ngừa rụng răng bao gồm:

+Sử dụng kem đánh răng có chứa Florua

+Thỉnh thoảng hãy rửa bàn chải đánh răng sạch sẽ hoặc ngâm vào cốc nước súc miệng

+Để bàn chải đăng khô hoàn toàn sau mỗi lần đánh răng

+Không dùng chung abnf chải đánh răng với bất kỳ ai

3.3. Kiểm soát cắn và nghiến răng

-Cắn và nghiến có thể làm mòn răng của bạn. Vì thế bạn nên kiểm soát căn thẳng và thư giãn đúng cách sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa rụng răng. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm, bác sĩ có thể cung cấp một biện pháp để bảo vệ khớp cắn để giải toả áp lực lên răng của bạn.

3.4. Lựa chọn thức ăn phù hợp

-Mặc dù thói quen dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều, tuy nhiên bạn không cần một chế độ ăn kiêng, đặc biệt để tránh bị mất răng.Thay vào đó, chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về canxi và vitamin C, cộng với uống nhiều nước là đã đặc biệt hữu ích cho răng và nướu của bạn. Chuyen gia cho biết đường là một siêu nhiên liện cho vi khuẩn sản xuất axit và enzym. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng đường hoặc hạn chế đưa vào miệng để tránh gây hại.

-Người bị mất răng cũng thường hạn chế ăn uống. Cụ thể những người không có răng có xu hướng ăn mềm, nhiều carbohydrate. Họ cũng không thể ăn những loại thực phẩm giàu protein, nhiều chất xơ. Chính sự thiếu hụt dưỡng chất như vậy lại góp phần gây ra một loạt các vấn đề khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

3.5. Bỏ thuốc lá

-Hút thuốc ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu nuôi nướu, làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu.

-Thuốc lá không khói thậm chí còn có tác hại nhiều hơn đối với nướu răng. Chuyên gia cho biết những người hút thuốc lá khó điều trị hơn và phản ứng của họ với liệu trình chữa trị cũng khó dự đoán hơn. Nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh tim cũng như bệnh nha chu.

3.6. Theo dõi tốt bệnh mãn tính

-Nếu mắc bệnh mãn tính, bạn có thể cần phải chăm sóc răng miệng nhiêu hơn. Ví dụ, những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát không tốt, có thể gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát đường huyết, cũng như chăm sóc răng miệng và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên
 


Nên làm gì khi bị mất răng?

4. Mất răng gây ra những ảnh hưởng gì?

-Khi răng bị gãy, rụng, chắc chắn cuộc sống của bán ẽ bị ảnh hưởng không nhỏ như: Mất tính thẩm mỹ, mất tự tin, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nhguy hiểm.

4.1. Mất thẩm mỹ, mất tự tin

-Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Đặc biệt là nhóm răng cửa bởi chúng bị lộ ra ngoài nhiều nhất khi nói hoặc cười.

-Bên cạnh đó, nếu như không trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant, xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần tiêu biến. Trong vòng 1 năm đầu tiên, xương hàm đã tiêu biến đến 25%. Tiêu xương khiến cho các răng trên cung hàm bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Dẫn đến cấu trúc gương mặt cũng trở nên mất cân đối, da nhăn nheo và hóp má nhẹ.

-Mất răng là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên rụt rè khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạn trên diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và làm tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm,…

4.2. Ảnh hưởng khả năng nhai

-Tất cả các răng trên cung hàm đều tham gia vào quá trình ăn nhai hàng ngày. Nếu răng cửa mất đi, khớp cắn của hai ham sẽ xuất hiện lỗ hổng, không khít nhau và khiến cho bạn gặp trở ngại trong việc cắn xé thức ăn.

-Trong trường hợp gãy răng hàm, đặc biệt là răng cấm thì lực nhai sẽ suy giảm nghiêm trọng. Bởi đây là nhóm răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai, về lâu dài khớp thái dương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. và gây đau nhức dai dẳng.

4.3. Tiềm ẩn bệnh lý cơ thể

-Như những thông tin mà chúng tôi chia sẽ ở trên, khi một chiếc răng bị mất đi, chức năng ănn nhai bị suy giản đi đáng kể. Thức ăn không được nghiền nát kỹ khiến cho các cơ quan trong hệ tiêu hoá phải hoạt động nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên những bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

-Bên cạnh đó, những người bị mất răng thương ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm chức đề kháng,…
 


 

Xem  thêm:

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ

    Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng kiến thức để bảo vệ và duy trì răng bé luôn được chắc khỏe, sáng bóng nhé. Nếu cần được tư vấn thêm mời các mẹ liên hệ với Nha Khoa Tâm Việt
     
  •  

    NIỀNG RĂNG THƯA VỚI KHAY NIỀNG IVISALIGN

    Invisalign là công nghệ niềng răng kỹ thuật số mới nhất trong ngành nha khoa. Công nghệ này giúp điều chỉnh các răng mọc lệch về đúng vị trí với khớp cắn hoàn hảo và nụ cười đều đặn bằng khay trong suốt có chất liệu nhựa đặc biệt, an toàn cho bệnh nhân.
  •  

    VIÊM NƯỚU RĂNG VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

    Khi bị viêm nướu răng, nướu sưng đỏ hoặc phồng rộp lên, gây đau nhức. kích thích làm chảy máu nướu răng, miệng có mùi hôi. Nướu sưng tấy, tách khỏi chân răng, làm răng bị lung lay, dễ tích đọng thức ăn gây viêm nhiễm, hình thành túi mủ giữa nướu và răng.
     
  •  

    TẨY TRẮNG LÀ GÌ??? RĂNG NHƯ THẾ NÀO THÌ CẦN PHẢI TẨY TRẮNG

    Tẩy trắng răng ố vàng, răng nhiễm tetracyclin không gây ê buốt bằng máng tẩy ngậm thuốc tại nhà hoặc thực hiện tẩy trắng răng tại phòng với công nghệ hiện đại, uy tín tại nha khoa Tâm Việt quận Gò Vấp, TPHCM