-Răng gải tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng đã mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được và bên trên là các răng giả. Hiện nay, có 2 loại là: răng tháo lắp trên nền nhựa và răng tháo lắp trên nền kim loại. Tuỳ vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi ngươi, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng phù hợp nhất.
-Vậy cấu tạo của hàm răng giả tháo lắp là gì? Loại hàm giả tháo lắp này được tạo thành từ hai phần. Phần thứ nhất là hàm khung bằng nhựa hoặc bằng kim loại được thiết kế theo kích thước cung hàm của bệnh nhân. Phần thứ hai là răng giả làm từ nhựa dẻo hoặc sứ, gắn liền trên khung răng. Răng đã mất của người bệnh sẽ được thay thế bởi những chiếc răng giả này.
-Hầu hết các bệnh nhân bị mất tất cả hoặc mất nhiều răng đều có thể phục hình bằng hàm răng giả tháo lắp. Người bệnh có thể lắp loại toàn hàm hoặc bán phần, dựa vào tình trạng răng còn lại.
-Hàm giả toàn phần được dùng cho người mất toàn bộ răng. Cấu trúc của hàm giả toàn phần tương tự như hàm răng thật.Hàm giả bán phần dùng cho người vẫn còn một hoặc nhiều răng. Chúng có tác dụng lấp các khoảng trống tại các vị trí mà răng thật đã bị mất. Hàm giả bán phần sẽ được bổ sung thêm móc có tác dụng gắn vào răng bên cạnh ngăn không cho xô lệch.
Hàm giả tháo lắp có bền không?
-Hàm giải tháo lắp được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau. vì thế chúng được phân chia thành các loại dưới đây:
-Loại này có chi phí rẻ, linh động về thiết kế. Tuy nhiên nhược điểm là khá cồng kềnh, không bên và người dùng không có được cảm giác chân thực khi nhai.
-Loại này thường được sử dụng cho ngừoi mất một phần hàm răng. Ưu điểm là có thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao. Nhược điểm là tác động đến răng thật sau một thời gian dài sử dụng, khiến răng thật bị yếu đi do lực kéo từ răng giả.
-Đây là loại hàm giả tháo lắp hiện đại với độ bền và thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân có cảm giác gống như răng thật.
Các loại hàm giả phổ biến
Xem thêm:
-Tiết kiệm chi phí: Hàm giả tháo lắp được mệnh danh là phương pháp phục hình rẻ nhất. Do đó, phương pháp này phù hợp với những người không có điều kiện kinh tế dư dả.
-Đảm bảo thẩm mỹ: Phục hình tháo lắp có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo thẩm mỹ cho người mất răng, đặc biệt là những người mất răng cả hàm. Cụ thể:
+Khoả lấp chỗ trống ở các vị trí răng mất.
+Phần răng và phần nền bằng nhựa của hàm giả có màu như thật.
+Giúp các cơ môi và má được nâng đỡ.
+Hạn chế hình thành nếp nhăn quanh khoé miệng.
-Ăn nhai khá tốt: Nhờ có sự phân bổ lực đỡ đồng đều trên toàn hàm, hàm gỉa tháo lắp giúp người dùng ăn nhai thoải mái. Tuy nhiên, để tránh hàm giả bị xô lệch, lỏng lẻo, người dùng chỉ nê ăn các món mềm. Việc hạn chế các món cứng, dai để tránh cần nhiều lực nhai, cắn.
-Chăm sóc và vệ sinh dễ dàng: Hàm giả tháo lắp có cấu tạo độc lập, tách rời, không cố định vào răng thật hay xương hàm như trụ Implant hay cầu răng sứ. Do đó, người dùng thoải mái tháo lắp mỗi khi vệ sinh.
-Tiêu xương hàm: Đây được coi là nhược điểm lớn nhất của phương pháp phục hình tháo lắp. Vì hàm giả tháo lắp không có tác động đến xương hàm nên không có khả năng ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm.
-Độ bền thấp: Theo thời gian, răng giả không còn chắc chắn nữa mà trở nên lung lay. Vì thế, khả năng ăn nhai phát âm của ngừoi dùng sẽ bị ảnh hưởng. Đối với người sử dụng hàm giả tháo lắp có phần nền làm bằng nhựa thì còn có nguy cơ bị mòn đi. Nhất là những người thói quen thường xuyên nghiến răng.
-Thường xuyên phải điều chỉnh: Vì xương hàm sẽ nhanh chóng bị tiêu mòn nên người dùng phải thương xuyên điều chỉnh để đảm bảo sự kết nối.
-Dễ gãy, thất lạc: Do phải tháo ra mỗi tối để vệ sinh nên nhiều trường hợp làm rơi vỡ hoặc thất lạc hàm giả tháo lắp.
Khi nào nên phục hình hàm tháo lắp?
-Để đảm bảo an toàn, phương pháp phục hình tháo lắp cần phải được thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau:
+Bước 1:Tham khám và tư vấn điều trị
-Tuy hàm giả tháo lắp là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người nhưng người bệnh vẫn cần khám tổng quát sức khoẻ răng miệng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-Quang để kiểm tra mật độ xương, cấu trúc hàm,… Các bước này nhằm chọn ra hàm gỉa phù hợp cho người bệnh.
+Bước 2:Lấy dấu hàm
-Sau khi người bệnh được thăm khám, tư vấn và thống nhất kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm. Thao tác này sẽ giúp phòng Lab chế tác ra hàm giả chuẩn xác, vựa vặn với người bệnh.
+Bước 3: Gắn hàm giả
-Sau khi có được hàm giả từ phòng Lab, bác sĩ sẽ thực hiện gắn chúng lên vị trí cần phục hình. Sau đó, bác sĩ nắn chỉnh lại nếu cần thiết để giúp người bệnh cảm thất thoải mái nhất.
+Bước 4: Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà
-Việc chăm sóc và vệ sinh hàm giả tháo lắp tại nhà rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến độ bền của hàm gỉa. Vì thế, bác sĩ cần phải tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách tháo lắp và vệ sinh hàm giả. Bên cạnh đó, người bệnh phải đặc biệt lưu ý, bất cứ khi nào thấy khớp cắn có vấn đề, cần nhanh chóng quay lại phòng khám để kiểm tra và điều chỉnh.
Vấn đề răng miệng hiện nay rất được quan tâm do có liên quan đến quá trình ăn nhai, thẩm mỹ, một phần nào đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì thế để có hàm răng chắc khỏe cần tìm đến các nha khoa uy tín chất lượng để khám và điều trị. Đến với chúng tôi khách hàng hoàn toàn yên tâm vì phòng khám đảm bảo đạt các tiêu chuẩn của một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường.