• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĂN GÌ KHI MỚI NIỀNG RĂNG ĐỂ MANG LẠI KẾT QUẢ TỐT
Thứ 6 | 21/06/2019 - Lượt xem: 6340

Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài mang lại hiệu quả tốt?? Những món ăn khi mới niềng răng?? Địa điểm niềng răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


CÁCH ĐỂ ĂN KHI MỚI ĐEO NIỀNG HOẶC SIẾT NIỀNG


Nếu bạn mới đeo hoặc siết niềng răng thì răng có thể sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong vài ngày đầu. Cơn đau thường biến mất sau vài ngày nhưng bạn cũng cần lựa chọn thực phẩm một cách có ý thức trong thời gian này. Thức ăn cứng hoặc dính có thể làm hỏng niềng răng, gây đau trong những ngày mới đeo hoặc chỉnh niềng răng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ăn thức ăn khi mới đeo hoặc siết niềng răng. Tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn và cách ăn có thể giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp với niềng răng mới đeo hoặc mới siết một cách dễ dàng.

 


 
THAY ĐỔI CÁCH ĂN


- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: Cách ăn là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất có thể gây hỏng mắc cài củ niềng răng. Cắn thức ăn theo cách thông thường có thể khiến mắc cài rơi khỏi răng hoặc vỡ ra. Để tránh hiện tượng này, bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Cách này giúp kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn tại bất kỳ thời điểm nào.

- Dùng dao cắt rời hạt ngô khỏi lõi: Hạt ngô đủ mềm nên có thể ăn một cách an toàn nhưng việc cắn vào lõi ngô có thể gây đau răng, hỏng niềng răng hoặc đau hàm.

- Cắt táo trước khi ăn: Tương tự như ngô, cắn vào lõi quả táo có thể gây đau hoặc hỏng niềng răng.

- Ngay cả khi ăn thức ăn tốt cho niềng răng thì bạn cũng nên cắt thành miếng nhỏ hơn. Cách này giúp kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi hư hại.

Nhai bằng răng hàm: Hầu hết chúng ta đều không nghĩ quá nhiều về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ càng nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên nhai bằng răng hàm - thường dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nghiền thức ăn - để giúp giảm cơn đau ở răng cửa.

+ Khi nhai, bạn nên tránh xe hoặc dứt thức ăn ra bằng răng cửa. Đây cũng là lý do mà ăn thức ăn được cắt nhỏ sẽ có lợi hơn.

+ Nếu không quen đưa dĩa vào sâu trong miệng và lo lắng có thể cắn trúng dĩa, bạn có thể thử cầm thức ăn bằng tay và nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí có thể nhai bằng răng hàm.

Ăn chậm: Mặc dù rất đói (đặc biệt là khi răng quá đau khiến bạn không thể ăn trong những ngày đầu mới lắp niềng răng) nhưng việc ăn chậm là rất quan trọng. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn quên mất cách ăn phù hợp (ăn miếng nhỏ, nhai bằng răng hàm) và tăng nguy cơ cắn trúng hạt hoặc xương. Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm. Nguyên nhân là vì xương và dây chằng hỗ trợ răng trong miệng đã yếu sẵn do chịu tác động của lực giúp chỉnh răng thẳng hàng.

- Uống nhiều nước trong khi ăn. Cách này giúp bạn nuốt dễ hơn nếu thức ăn khó nhai. Uống nước cũng giúp rửa sạch cặn thức ăn có thể bám trong niềng răng.


 


 
ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ ĂN


Chọn thức ăn mềm: Thức ăn mềm, không dai là tốt nhất khi đang niềng răng. Không những ít gây hỏng niềng răng, thức ăn mềm còn ít gây đau cho răng nhạy cảm. Bạn vẫn có thể ăn một số thức ăn như rau củ cứng nhưng cần hấp đến khi mềm và dễ nhai. Một số thức ăn tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có:

- Phô mai mềm

- Sữa chua

- Súp 

- Thịt nấu chín mềm, không dai, không xương (thịt gà, thịt viên, thịt nguội,..) 

- Các món hải sản mềm không xương (cá, thịt cua)

- Mì ống, các loại mì

- Khoai tây luộc hoặc nghiền

- Cơm mềm

- Trứng

- Đậu nấu mềm

- Bánh mì mềm không có viền cứng

- Bánh ngô 

- Bánh kếp

- Bánh nướng mềm, ví dụ như bánh quy hoặc Muffin

- Bánh Pudding

- Sốt táo

- Chuối

- Sinh tố, kem hoặc sữa lắc

- Thạch


 


 
NHỮNG MÓN NÊN ĂN KHI MỚI NIỀNG RĂNG


Các sản phẩm từ sữa: bạn có thể kết thân với các món phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua… Trong giai đoạn đầu niềng răng, các sản phẩm làm từ bơ sữa giúp bạn bổ sung năng lượng, dinh dưỡng khắc phục những trường hợp bị hóp má, sút cân sau khi niềng răng. Những thực phẩm mềm giúp giảm áp lực tác động đến hàm răng mới vừa đeo mắc cài và đang bắt đầu di chuyển.

Các sản phẩm xốp mềm: chẳng hạn các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc như bột ngũ cốc, đậu hũ… hoặc bánh mì, bánh xốp mềm không rắc hạt là những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi răng mới niềng.

Các sản phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…. vì vitamin D có trong trứng rất nhiều và rất tốt cho răng miệng.

Thức ăn chín mềm: Cháo, soup, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở. Các món ăn từ thịt cá, rau củ quả nên được chế biến ở dạng mềm, ninh nhữ nhuyễn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.

Những loại thực phẩm trên là cách để chúng ta vừa dễ ăn, dễ nhai lại vừa có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các loại thực phẩm để giảm sức nhai của răng. Hạn chế việc tác động lực vào các dây cung, mắc cài làm lệch hay đứt niềng răng và giảm đau đớn cho bạn thì không có gì gây cản trở đến sức khỏe và vẻ thẩm mỹ răng hàm của bạn.



 



Tránh thức ăn cứng: Thức ăn cứng có thể làm hỏng niềng răng và gây ra cơn đau từ nhẹ đến nặng trong những ngày sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Tránh thức ăn cứng hoặc giòn, đặc biệt là sau khi đến gặp bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt. Một số thức ăn cứng phổ biến mà bạn nên tránh bao gồm:

+ Các loại hạt

+ Bánh Granola

+ Bỏng ngô

+ Đá viên

+ Vỏ bánh mì cứng

+ Bánh mì Bage

+ Viền Pizza

+ Khoai tây chiên và bánh ngô Tortilla

+ Bánh Taco vỏ cứng

+ Cà rốt sống (trừ khi được cắt thành miếng cực nhỏ)

+ Táo (trừ khi được cắt thành lát nhỏ)

+ Ngô (trừ khi chỉ là hạt ngô, tránh ăn ngô nguyên lõi)


 



Cắt giảm thức ăn dính: Thức ăn dính không tốt cho niềng răng và có thể gây đau nếu nhai khi mới đeo niềng răng. Kẹo ngọt và kẹo cao su là những thức ăn dính tệ nhất mà bạn nên tránh ăn khi đeo niềng răng. Tránh một số thức ăn dính như:

- Các loại kẹo cao su

- Cam thảo

- Kẹo bơ cứng

- Kẹo Carame

- Kẹo dẻo cứng Starburst

- Kẹo ngọt Sugar Daddies

- Socola

- Phô mai


 
NHỮNG THỰC PHẨM HẠN CHẾ ĂN KHI MỚI ĐEO NIỀNG


Khi niềng răng phải kiêng những loại thực phẩm sau nhằm hạn chế hư hỏng khí cụ và hiệu quả điều trị.

+ Không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, dính, cứng vì có thể làm bung tuột khí cụ hoặc ảnh hưởng tới lực kéo răng.

+ Thực phẩm dai: bánh mì vỏ cứng như bánh mì pháp, pizza, bánh dày, bánh nếp…

+ Thực phẩm giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, kẹo cứng…

+ Thực phẩm dính: kẹo caramel, kẹo cao su, kẹo gummy…

+ Thực phẩm cứng: các loại hạt, kẹo cứng,…

+ Hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo và thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều đường dễ sinh ra các axit và các mảng bám gây sâu răng và các bệnh về lợi. Trong giai đoạn niềng bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, kẹo. Soda và kẹo chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.

+ Tuyệt đối không được dùng răng để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.

Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không được quên chải răng vì sẽ làm tích tụ thức ăn, mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.



 



 
VIỆC ĂN UỐNG CẨN THẬN KHI MỚI ĐEO MẮC CÀI MANG LẠI HIỆU QUẢ TỐT


Thói quen ăn uống đúng cách giúp bạn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài cũng giúp bạn giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì sút mắc cài tốn thời gian niềng lại. Dùng những thực phẩm mềm ít dính để dễ vệ sinh răng miệng bạn hơn.

Sau thời gian đeo niềng răng bạn có thể tập được thói quen ăn uống " thùy mị",nhẹ nhàng hơn, tính ăn chậm nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn, giảm được các bệnh về đường tiêu hóa, tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.


 
KIỂM SOÁT CƠN ĐAU


Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Răng, nướu, môi, lưỡi và má có thể bị đau trong vài ngày sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Điều này bình thường và có thể kiểm soát được bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất để giảm viêm trong miệng là súc miệng bằng nước muối sinh lý.

- Hòa 1 thìa cà phê muối vào cốc đựng 240 ml nước sạch và ấm. Không dùng nước quá nóng để tránh nguy cơ bỏng miệng.

- Khuấy đến khi muối tan hoàn toàn.

- Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối mỗi khi cần trong suốt cả ngày, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Nhổ nước muối ra sau khi súc miệng xong.


 



Thoa sáp nha khoa lên dây thép niềng răng sắc nhọn: Nhiều người khi sử dụng mắc cài kim loại để chỉnh nha thường gặp phải hiện tượng mắc cài đâm vào môi, má, lưỡi, gây nên đau nhức khó chịu. Cách tốt nhất để đối phó với cơn đau là thoa sáp nha khoa lên khí cụ. Sáp nha khoa sẽ giúp ích khi miệng phải thích ứng với thiết bị mới trên răng hoặc là giải pháp tạm thời cho đến khi bạn đến gặp bác sĩ chỉnh nha để chỉnh lại.

- Chỉ thoa sáp nha khoa lên niềng răng. Hỏi bác sĩ chỉnh hình răng mặt để được cho sáp mang về nhà hoặc bạn có thể mua sáp nha khoa ở hiệu thuốc.

- Nếu sáp liên tục rơi xuống trong khi thoa, bạn nên yêu cầu bác sĩ chỉnh hình răng mặt đốt nóng một lượng nhỏ nhựa Gutta-percha rồi thoa lên dây thép. Nhựa sẽ nguội dần sau 40 giây và dính trên dây thép trong thời gian lâu hơn so với sáp thông thường.

Uống thuốc:  Nếu cảm thấy đau dữ dội sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng, bạn nên cân nhắc việc uống thuốc để kiểm soát cơn đau. Các thuốc không kê đơn thông thường như
Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil) rất hữu ích trong việc giảm đau.

+ Khi cho trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên uống thuốc, bạn cần tránh cho dùng Aspirin vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hội chứng Reye là vấn đề sức khỏe do sử dụng Aspirin cho người trẻ có thể gây tử vong.


 


 
CHĂM SÓC RĂNG
 
CHẢI RĂNG


Bạn nên lựa chọn những loại bàn chải lông mềm để tránh gây sút các mắc cài và làm tổn thương nướu. Việc chải răng cũng cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đúng cách theo chỉ dẫn của Nha sĩ để đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.

 


 
SỬ DỤNG CHỈ TƠ NHA KHOA


Sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ làm sạch các kẽ răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đầu tiên, bạn nên trượt chỉ nha khoa trong kẽ răng ở phần trên của răng và dây cung chính, sau đó chuyển động nhẹ nhàng, kéo qua kéo lại sợi chỉ trên mỗi bên của 2 kẽ răng. Lặp lại động tác đó nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy hàm răng đã được làm sạch.

 


 
ĐEO THUN CHỈNH NHA NHƯ HƯỚNG DẪN


Bạn có thể muốn tháo thun chỉnh nha sau vài ngày mỗi lần chỉnh niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ chỉ dẫn của Nha sĩ để bảo đảm kết quả chỉnh nha đạt tốt nhất. Nên đeo thun chỉnh nha 24/7 cho đến khi Nha sĩ yêu cầu ngừng đeo. Chỉ nên tháo thun chỉnh nha ra khi ăn hoặc đánh răng, còn không thì bạn nên đeo thun chỉnh nha liên tục, kể cả lúc đi ngủ.

 
TUÂN THỦ LỊCH KHÁM


Việc tuân thủ lịch khám mà Nha sĩ chỉ định là rất quan trọng để đảm bảo niềng răng phát huy tác dụng, đồng thời bảo đảm răng luôn chắc khỏe cũng như đảm bảo bạn đang duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng đắn. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa ít nhất 6 tháng/lần.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách chăm sóc răng miệng khi mới đeo niềng răng. Tuy nhiên, để đảm bả hiệu quả chỉnh nha đúng như ý muốn thì việc tìm đúng địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng là rất là quan trọng. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, phương pháp niềng răng tiên tiến tại Nha Khoa Tâm Việt chính là một trong những trung tâm nha khoa được nhiều người lựa chọn và được giới thiệu chuyên môn đánh giá cao.



 
 
 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm