• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÁC HẠI CỦA VÔI RĂNG VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÔI RĂNG?
Thứ 4 | 17/05/2023 - Lượt xem: 335

Vôi răng hay còn gọi là cao răng thường tích tụ ở trên hoặc dưới lợi, có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm, chúng bám ở kẽ răng và quanh chân răng mà việc vệ sinh hàng ngày như đánh răng hay dùng chỉ nha khoa cũng không thể làm sạch được.

1. Vôi răng là gì?

-Vôi răng còn có tê gọi khác là cao răng, thực chất chúng là những mảng vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Việc đánh răng hàng ngày chỉ giúp bạn loại bỏ một phần mảng bám, số còn lại sẽ tích tụ trong các kẽ răng. Sau một thời gian ngắn vi khuẩn, muối caxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt sẽ vôi hoá cặn thức ăn thành những lớp cao răng dày, cứng bám chắc ở thân, nướu răng. Vì vậy, khi nhìn vào bán sẽ thấy cao răng có màu trắng đục, vàng nâu.

-Thông thường, vôi răng được chia làm hai loại đó là:

+Vôi răng nước bọt: Thường có màu vàng nhạt, vàng nâu do muối calci trong nước bọt lắng đọng vào mảng bám thức ăn tạo thành. Bạn có thể nhìn thấy rõ loại vôi  răng này bởi chúng thường bám vào trên lợi, mặt và kẽ răng.

+Vôi răng huyết thanh: Hay gặp ở những người viêm lợi, khi răng bị chảy máu phần lớn huyết thanh trong máu sẽ dính mảng vôi răng. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tích tụ, phát triển và làm lớp vôi răng ngày càng thêm dày. Chúng thường có màu đen vàm bám chắc ở dưới lợi nên bạn khó nhìn thấy được.
 


Nguyên nhân hình thành vôi răng

2. Tác hại của vôi răng

-Khi vôi răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.

-Bên cạnh đó trên bề mặt răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây gây sâu răng. Vi khuẩn trong vôi răng sẽ gây kích ứng và tồn tại đến nướu răng:

+Ở mức độ nhẹ là viêm nướu: Nướu sưng, đỏ, chảy máu,… bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

+Nguy hiểm hơn nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ tiết ra các hoá chất để chống lại vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến xương àm còn khiến cho các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay dẫn đến bị mất răng.

+Ngoài ra các vi khuẩn còn là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như viêm tuỷ ngược dòng cùng với các bệnh ở niêm mạc miệng: Viêm niêm mạc miệng, lở miệng,viêm amidan, viêm họng…


Vôi răng mang đến những tác hại gì?

3. Quy trình cạo vôi răng tiêu chuẩn

3.1. Thăm khám tổng quát

-Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào dù là đơn giản nhất, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình hình sức khoẻ răng miệng của khách hàng.

3.2. Vệ sinh khoang miệng

-Trước khi lấy vôi răng, khách hàng sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.Đây là bước cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo khoang miệng vô khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.

3.3. Cạo vôi răng

-Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch các mảng bám dunhs chặt trên thân răng và cổ răng nhằm loại  bỏ phần cao răng nằm sâu bên dưới nướu, nơi mà mắt thường không nhìn thấy được.

-Bác sĩ tiến hành lấy cao răng mảng bám và vi khuẩn sẽ được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách nhanh chóng, ngay cả khi chúng nằm sâu dưới nướu hay trong các kẽ răng.

3.4. Đáng bóng răng

-Ở bước cuối cùng trong quy trình cạo vôi răng,bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ sạch sẽ những vụn cao răng li ti còn sót lại và đánh bóng bề mặt răng với chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng, giúp bề mặt răng trở nên trắng sáng và nhẵn mịn hơn. Đồng thời tránh sự tích tụ của cặn bã thức ăn và vi khuẩn trên răng.
 


Bao lâu thì nên đi lấy vôi răng?

4. Làm thế nào để phòng tránh vôi răng?

-Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng tránh cao răng trong đó hãy nhớ:

+Chải răng đúng cách cùng với việc sử dụng các loại kem đánh răng có chúa flour, hoặc có thể ngâm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.

+Khi những mảng bám vụn thức ăn còn sót lại ở các vùng kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn, tránh việc để tích tụ các mảng bám.

+Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều đường và bột.

+Các nghiên cứu đã chỉ ra răng hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩn thuốc lá có khả năng cao bị vôi răng, do đó những ai có thói quen hút thuốc lá nên từ bỏ để tránh bị vôi răng.

-Khi cao răng hình thành, chúng ta nên đến nha sĩ để giaiar quyết các vấn đề về vôi răng. Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc lấy cao răng. Bởi nếu các dụng cụ hay thiết bị không được tiệt trùng nghiêm ngặt thì trong quá trình cạo vôi răng mà bị chảy máu, rất có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.
 


Lấy vôi răng uy tín

5. Những lưu ý sau khi cạo vôi răng mà bạn nên biết

-Việc đánh răng hàng ngày chỉ có thể làm sạch khoang miệng nhưng không thể loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại. vì vậy, sau khi cạo vôi răng theo định kỳ, khách hàng nên lưu ý những điều sau đây:

+Đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn.

+Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, nước súc miệng,… để loại bỏ sạch các mảng bám thức ăn và ngăn cao răng hình thành.

+Hạn chế đồ ăn có nhiều đường, đồ ăn vặt. Đồng thời uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để tránh tạo mảng bám cho răng.

+Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá rất dễ honhf thành vổi ăng, vì vậy phải hạn chế tối đa việc hút thuốc lá.
 

Xem  thêm:

 

 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ CHO RĂNG IMPLANT?

    Cấy ghép Implant là phương pháp giúp bạn khôi phục lại hình dạng của một hoặc nhiều chiếc răng đã mất. Phương pháp này sử dụng chân răng nhân tạo Implant giúp đảm bảo được chức năng ăn nhai và hạn chế tiêu xương hàm, để làm tròn nhiệm vụ như một chiếc răng thật.
  •  

    BỌC RĂNG SỨ ZIRCONIA UY TÍN TP.HCM

    Răng sứ Zirconia là một loại răng sứ không kim loại được cấu tạo bởi vật liệu Zirconium Dioxide, một loại silicat thuộc chung nhóm với chất liệu titan. Được phát minh bởi nhà khoa học người Đức M.H Klaproth vào năm 1789.

  •  

    NIỀNG RĂNG VỚI MẮC CÀI TỰ BUỘC CÓ TỐT KHÔNG? SO SÁNH NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TỰ BUỘC VÀ NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TRUYỀN THỐNG.

    Tiến bộ trong lĩnh vực niềng răng đã mang lại sự đổi mới đáng kể với sự xuất hiện của mắc cài tự buộc, một phương pháp cải tiến vượt trội so với mắc cài kim loại truyền thống. Được thiết kế để khắc phục những hạn chế của mắc cài truyền thống, mắc cài tự buộc mang lại không chỉ cảm giác thoải mái và dễ chịu mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho những người đang trải qua quá trình điều chỉnh răng.

  •  

    CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ NACERA KHÔNG?

    Răng sứ Nacera là một loại răng toàn sứ cao cấp của công ty DOCERAM GmbH (Đức).Với cấu tạo đặc biệt, ngay sau khi ra đời và được ứng dụng vào phục hình răng sứ, răng sứ Nacera được rất nhiều bệnh nhân trên thế giới đón nhận và đánh giá cao về chất lượng.
Chat với NhaKhoaTamViet