-Vôi răng còn có tên gọi khác là cao răng, thực chất chúng là những mảng vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Việc đánh răng hàng ngày chỉ giúp bạn loại bỏ một phần mảng bám, số còn lại sẽ tích tụ trong các kẽ răng. Sau một thời gian ngắn vi khuẩn, muối caxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt sẽ vôi hoá cặn thức ăn thành những lớp cao răng dày, cứng bám chắc ở thân, nướu răng. Vì vậy, khi nhìn vào bán sẽ thấy cao răng có màu trắng đục, vàng nâu.
-Thông thường, vôi răng được chia làm hai loại đó là:
+Vôi răng nước bọt: Thường có màu vàng nhạt, vàng nâu do muối calci trong nước bọt lắng đọng vào mảng bám thức ăn tạo thành. Bạn có thể nhìn thấy rõ loại vôi răng này bởi chúng thường bám vào trên lợi, mặt và kẽ răng.
+Vôi răng huyết thanh: Hay gặp ở những người viêm lợi, khi răng bị chảy máu phần lớn huyết thanh trong máu sẽ dính mảng vôi răng. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tích tụ, phát triển và làm lớp vôi răng ngày càng thêm dày. Chúng thường có màu đen vàm bám chắc ở dưới lợi nên bạn khó nhìn thấy được.
Vôi răng là gì có nguy hiểm không?
-Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.
-Bên cạnh đó trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo aidcó thể làm hỏng men răng và gây sâu răng. Vi khuẩn trong cao răng sẽ gây kích thích và tồn tại đến nướu răng:
+Ở mức độ nhẹ là viêm nướu: Nướu sưng, đỏ, chảy máu,… Bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.
+Nguy hiểm hơn nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tiết ea các hoá chất để chống lại với vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn khiến cho các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm bị suy yéu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và mất răng.
+Ngoài ra các vi khuẩn còn là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như viêm tuỷ ngược dòng cùng với các bệnh ở niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan,viêm họng…
Cạo vôi răng có đau không?
-Cạo vôi răng là phương pháp loại bỏ sạch các mảng bám cứng đầu, lớp vôi răng tích tụ lâu trên bề mặt răng, nướu bằng cách sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
-Vậy, vì sao bạn nên lấy vôi răng định kỳ? Được biết, vôi răng thường có màu sẫm khác với màu của răng, chúng đóng thành từng lớ trên mặt răng gây mất thẩm mỹ. Đồng thời những vi khuẩn tồn tại ở vôi răng còn xâm nhập và gây hại đến sức khoẻ răng miệng:
+Trong quá trình phân huỷ các mảnh vụn thức ăn thừa, vi khuẩn trên mảng bám sẽ sinh sản ra các khí có mùi khó chịu, khiến bạn bị hôi miệng và gặp khó khăn trong giao tiếp.
+Khi vôi răng bám trên bề mặt răng, số lượng vi khuẩn ở đây sẽ lên men tạo acid ăn mòn men răng và ngà răng từ đó gây sâu răng.
+Đồng thời, vi khuẩn ở lớp vôi răng có thể gây các bệnh lý răng miệng như: Viêm lợi,nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt lợi, răng lung lay,…
-Ngoài ra, vôi răng tích tụ lâu ngày còn khiến bạn gặp phải các bệnh ở niêm mạc miệng như: nhiệt miệng, lỡ miệng,… Đối với những người bị tim mạch, đái tháo đường, vi khuẩn có hại tại đây sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và khó chữa trị hơn.
-Vì vậy, bạn nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ từ 3-6 tháng để bảo vệ răng miệng và tránh được những tác hại khác.
Xem thêm:
-Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào dù là đơn giản nhất, bác sõ cũng sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khoẻ răng miệng của khách hàng.
-Trước khi tiến hành lấy vổi ăng, khách hàng sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đây là bước cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo khoang miệng vô khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
-Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch các mảng bám dính chặt trên thân răng và cổ răng nhằm loại bỏ phần cao răng nằm sâu ở bên dưới nướu, nươi mà mắt thường không thấy được.
-Bác sĩ tiến hành lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm không đau với chuyển động rung của các bước sóng lên toàn bộ bề mặt có mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách nhanh chóng, ngay cả khi cúng nằm sâu dưới nướu hay trong các kẽ răng.
-Ở bước cuối cùng trong quy trình cạo vôi răng, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ sạch sẽ những vụn cao răng li ti còn sót lại và đánh bóng bề mặt răng với chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng, giúp bề mặt răng trở nên trắng sáng và nhẵn mịn hơn. Đồng thời tránh sự tích tụ của cặn bã thức ăn và vi khuẩn trên răng.
Cần làm gì để ngừa sâu răng?
-Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng tránh bị cao răng trong đó hãy nhớ:
+Chải răng đúng cách cùng với việc sử dụng các loại kem đánh răng có chứa flour, hoặc có thể ngâm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
+Khi những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở các vùng kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn, tránh việc để tích tụ các mảng bám.
+Thực hiện một số chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột.
+Các nghiên cứu đã chỉ ra răng hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩn thuốc lá có khả năng cao bị cao răng, do đó những ai có thói quen hút thuốc lá nên từ bỏ để tránh bị cao răng.
-Khi cao răng hình thành, chúng ta nên đến nha sĩ để giải quyết các vấn đề về cao răng. Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc lấy cao răng. Bởi nếu các dụng cụ hay thiết bị không được tiệt trùng nghiêm ngặt thì trong quá trình cạo vôi răng mà bị chảy máu, nó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.