• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
SÂU RĂNG LÀ GÌ ? VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ SÂU RĂNG
Thứ 7 | 07/05/2022 - Lượt xem: 974

SÂU RĂNG LÀ GÌ ? VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ SÂU RĂNG

1. Sâu răng là gì? 

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Đây là kết quả của quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Đây là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng.

Nếu quan sát kỹ, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng như sau:

  • Nhìn thấy lỗ sâu: Quan sát sẽ thấy men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà và lấy hết vụn bẩn trong thức ăn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn miệng lỗ.
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Khi có tác động như lực chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu sẽ dễ bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Sưng nướu gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau.
  • Đau buốt răng khi bị kích thích: Là trường hợp thức ăn lọt vào hố sâu, đồng thời khi ăn nóng, lạnh, ngọt sẽ cảm thấy đau buốt.
  • Hơi thở có mùi: Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong hơi thở.
  • Đau buốt khi ăn nhai: Vi khuẩn tấn công khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt. Triệu chứng rõ ràng hơn khi ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
 
Nguyên nhân gây ra sâu răng và biện pháp phòng ngừa | Medlatec
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là gì?
 
 

2. Các giai đoạn phát triển của sâu răng

Sâu răng phát triển liên tục từ mức độ nhẹ đến nặng, các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu men răng được hiểu là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng đã tạo ra một vùng tổn thương rõ rệt, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Lúc này, răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy, khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra, sâu răng ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại. Đến giai đoạn này, các bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, đồ ăn có nhiệt độ bất thường.

Bệnh nhân có thể dùng đến thuốc giảm đau để cơn đau răng thuyên giảm và đến ngay nha khoa để được tư vấn điều trị.

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Sâu răng nặng do vi khuẩn tấn công sâu vào tủy dẫn đến viêm tủy và gây nhiều phiền toán trong quá trình sinh hoạt. Giai đoạn viêm tủy gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần, nhiễm trùng gây ra áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Viêm tủy nặng khiến nhiều vi khuẩn lây lan gây áp xe, chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
 

Tự điều trị răng số 7 bị sâu được không? - Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa
Điều trị sâu răng ở đâu uy tín
 

3. Nguyên nhân gây sâu răng điển hình

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Sự phát triển của các vi khuẩn này là do:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu răng không được làm sạch đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về răng miệng xuất phát từ nguyên nhân đánh răng không đúng cách, sử dụng bàn chải quá cứng, không thay bàn chải thường xuyên,...
  • Ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt quá nhiều: Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, sữa như bánh, socola, mật ong, kem… dễ bám vào răng trong thời gian dài, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong các loại nước ngọt và đồ ăn vặt cũng có chứa nhiều chất axit gây hại cho răng, thường xuyên sử dụng, sẽ dễ làm cho răng bị sâu.
  • Thiếu nước: Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt khiến vi khuẩn có nhiều cơ hội để sinh trưởng.
  • Răng bị nứt vỡ hoặc yếu: Khi chân răng yếu hoặc nứt vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành những mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.
  • Tụt nướu: Ở những người có tuổi dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành các mảng bám trên rễ chân răng. Các ngà răng trở thành mục tiêu của vi khuẩn, tấn công đến cả chân răng.
  • Các lý do khác: Những trường hợp như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÂU RĂNG | Nha khoa Stone
Điều trị sâu răng tại nha khoa Tâm Việt
 

4. Răng bị sâu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ tại Viện nha khoa Tâm Việt, bệnh sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng tiếp tục phát triển gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị tận gốc.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn tới việc mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, chết các dây thần kinh, hoại tử, chết tủy.
  • Gây mất thẩm mỹ: Sâu răng ở tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Tình trạng nặng hơn sẽ là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau có thể nhìn thấy khi nói chuyện. Sâu răng còn dẫn đến hôi miệng dẫn đến kém tự tin trong giao tiếp.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần: Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà giảm sút nghiêm trọng.
  • Nguy hiểm đến tính mạng: Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.

​​​​​​​HƯỚNG DẪN] Răng bị sâu lỗ to phải làm sao? Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà |  Omi Pharma
Nha khoa uy tín Gò vấp
 

Ở những giai đoạn đầu, người bệnh có thể không nhận thức được răng sâu đang hình thành. Đó là lý do tại sao việc làm sạch và kiểm tra răng thường xuyên rất quan trọng. Khi bị sâu răng, bệnh nhân cần đến các nha khoa hoặc bệnh viện răng hàm mặt để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
 

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại https://nhakhoatamviet.com/lien-he.html

Cơ sở 1: 366 Quang Trung, P10, quận Gò Vấp, Tp HCM

Cơ sở 2: 29A Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, Quận 12

Cơ sở 3: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet