• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NHỮNG LƯU Ý SAU KHI TRỒNG RĂNG SỨ
Thứ 3 | 09/08/2022 - Lượt xem: 632

1.  Trồng răng sứ là gì?

Trồng răng sứ được hiểu đơn giản là việc thay thế những chiếc răng thật đã bị tổn thương không thể khôi phục được, trong các trường hợp mất răng bằng các giải pháp nha khoa khác nhau.

Những phương pháp này sẽ giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ, lấp đầy khoảng trống mất răng, giúp bạn ăn nhai bình thường trở lại, tự tin hơn trong giao tiếp.

2. Các phương pháp trồng răng sứ

– Trồng răng sứ là sản phẩm công nghệ cao được dùng phổ biến trong nha khoa cho các trường hợp bị mất răng, phục hình cho răng bị khiếm khuyết. Răng sứ có đặc tính sinh học tương tự như răng thật do đó được các chuyên gia khuyên dùng trong các trường hợp cần thay thế, phục hình cho răng hư hỏng hoặc mất vì nhiều lý do khác nhau.

– Tùy theo nhu cầu cụ thể về tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà mọi người có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp phục hình răng sứ thẩm mỹ, làm cầu răng sứ hoặc trồng răng sứ trên Implant. Mỗi phương pháp đều có những kỹ thuật thực hiện, đặc điểm hoàn toàn riêng biệt.
 

Giá trồng răng sứ có cao không? Nên trồng răng sứ ở đâu tốt?
Các phương pháp phục hình phổ biến
 

2.1. Trồng răng sứ thẩm mỹ

Trồng răng sứ thẩm mỹ hay còn được gọi với tên quen thuộc là bọc răng sứ. Đây là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng trong những trường hợp răng có khiếm khuyết về cấu trúc, ngoại hình như: răng nhiễm màu ố vàng, răng mọc lệch lạc, thưa, hô, móm, răng bị bệnh lý…

Để tiến hành trồng răng sứ thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ mài đi lớp men răng bên ngoài của những chiếc răng cần phục hình này thành trụ nhỏ, sau đó những mão răng bằng sứ được chế tác theo mẫu dấu hàm của bệnh nhân và lắp cố định lên trên trụ răng được mài trước đó, tạo thành một thân răng mới hoàn hảo giúp hàm răng được thẩm mỹ như mong muốn và chức năng của răng cũng được cải thiện tuyệt đối.

2.2. Trồng răng sứ bắt cầu

– Trồng răng sứ cũng là một trong những cách trồng răng giả phục hồi cho răng bị mất, kỹ thuật làm cầu được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ mài đi những chiếc răng thật kề cận xung quanh vùng răng mất để làm điểm tựa nâng đỡ cho dãy cầu răng sứ là những chiếc răng sứ được chế tác dính liền vào nhau, dãy cầu này sẽ được gắn cố định lên trụ răng được mài nhằm che lấp đi khoảng trống răng bị mất.

– Mặc dù cầu răng sứ có thể nâng cao tính thẩm mỹ và chức năng cho răng khá tốt nhưng phương pháp này cần phải tác động vào răng thật làm tổn hại cho răng nếu tay nghề bác sĩ không cao, vì không thể phục hồi được chân răng nên phần xương hàm nơi vùng mất răng sẽ bị tiêu đi sau một khoảng thời gian sử dụng, làm lộ chân răng thật và lực nhai bị giảm sút, và cầu răng sứ không thể áp dụng cho các trường hợp mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm được.Chính vì còn một số nhược điểm nên các chuyên gia vẫn khuyên mọi người nên lựa chọn trồng răng sứ trên Implant đảm bảo hoàn hảo hơn so với cầu răng sứ.
 

Làm cầu răng sứ thời gian bao lâu? độ bền của cầu răng sứ?
Phục hình sứ có tốt không?

Xem  thêm:
 

2.3. Trồng răng sứ trên Implant

 Trồng răng sứ trên Implant là phương pháp phổ biến nhất hiện nay được áp dụng để phục hồi, thay thế răng đã mất hoặc hư tổn. Với phương pháp cấy ghép răng Implant, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật nha khoa cấy những trụ Implant titan vào xương hàm, những trụ Implant này có tác dụng thay thế chân răng, làm trụ đỡ chịu lực cho răng sứ bên trên.

 Implant có cấu tạo sinh học đặc biệt có khả năng “tích hợp” với xương hàm thành một khối thống nhất và rắn chắc như chân răng thật chính vì thế khi sử dụng phương pháp trồng răng sứ trên implant bệnh nhân luôn có cảm giác an toàn, ăn nhai thậm chí tốt hơn răng thật.

3. Khi nào nên trồng răng sứ

Có thể thấy, răng là một bộ phận rất quan trọng đối với mỗi người đặc biệt trong việc nghiền nát thức ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, bất kỳ chiếc răng nào mất đi trên cung hàm (ngoại trừ răng khôn) cần phải trồng lại càng sớm càng tốt. Thường trồng răng giả có thể áp dụng cho những trường hợp sau đây:

  • Bị mất một răng hay nhiều răng trên cung hàm.
  • Răng bị thưa khoảng cách lớn, có thể gây khó khăn cho việc ăn nhai, thẩm mỹ, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
  • Răng bị sâu răng viêm tủy nặng không thể điều trị hồi phục.

Để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình có cần phải trồng răng giả không cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất, bảo đảm hiệu quả khi điều trị.
 

TRỒNG RĂNG SỨ
Trường hợp nào bạn nên phục hình sứ
 

Ngoài ra, bạn cũng cần nên biết vè những trường hợp không nên trồng răng giả như sau:

  • Phụ nữ trong quá trình mang thai.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Người mắc bệnh mãn tính, rối loạn đông máu, rối loạn thần kinh,..
  • Người nghiện thuốc lá nặng.

4. Những lưu ý sau khi trồng răng sứ

4.1. Giữ gìn và bảo quản răng sứ

Với bất kỳ phương pháp nắn chỉnh, thẩm mỹ răng nói chung hay bọc răng sứ thẩm mỹ nói riêng, để tuổi thọ của răng sứ bền lâu thì bạn cần có ý thức bảo quản, chăm sóc và giữ gìn răng thường xuyên. Răng sứ thường có độ bền rất cao, có khả năng chịu được lực tác động lớn hơn răng thật rất nhiều lần. Tuy nhiên, chúng vẫn là răng giả, không trực tiếp gắn kết với cơ thể và không được dây chằng nha chu neo giữ.

Chính vì vậy, để tránh việc trồng răng sứ bị nhức, bạn cần hạn chế tối đa những tác động mạnh đến răng sứ, chẳng hạn như không nhai các thức ăn quá dai cứng gây hại răng. Ngoài ra, nên dùng bàn chải đánh răng loại mềm mịn để chải răng.

4.2. Chăm sóc răng miệng sạch sẽ

Việc chăm sóc răng miệng luôn luôn cần thiết để giữ sức khỏe răng miệng ổn định. Mỗi ngày răng phải tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, càng để lâu thì răng càng bị mài mòn nhiều hơn và có nguy cơ bị sâu răng.

Vì vậy, bạn cần chải răng đúng cách và đều đặn ít nhất 2 lần trong ngày. Nên đánh răng trong 30 phút ngay sau khi ăn để giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhất, tránh để thức ăn giắt vào kẽ răng gây vôi răng và gây hôi miệng.

Trường hợp thức ăn bị mắc vào kẽ răng hoặc bề mặt răng, hãy cố gắng dùng chỉ nha khoa để loại bỏ chúng ngay lập tức, nhằm bảo vệ hàm răng của mình tốt nhất.
 

Những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ răng miệng, bạn cần tránh xa
Chăm sóc răng miệng sau phục hình đúng cách

4.3. Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Ngoài việc vệ sinh răng miệng đều đặn thì chế độ và thói quen ăn uống cũng tác động không nhỏ đến độ bền cũng như vẻ đẹp của răng sứ theo thời gian, cụ thể như sau:

  • Không ăn những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai vì chúng có thể làm răng sứ bị vỡ.
  • Hạn chế dùng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh để tránh làm tổn hại đến men răng, dẫn đến trồng răng sứ bị nhức.
  • Không nên hút thuốc lá vì có thể làm cho răng sứ bị xỉn màu, ố vàng, dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ.
  • Hạn chế các loại đồ uống có ga, cà phê, thực phẩm quá ngọt, axit hoặc phẩm màu,... vì chúng có nguy cơ làm hỏng men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng, thậm chí mất răng nếu không can thiệp kịp thời. Trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng những thức uống và thực phẩm này, bạn hãy uống nước lọc tráng miệng và vệ sinh răng ngay sau đó.
  • Nên ăn những thức ăn mềm, ưu tiên bổ sung rau củ quả, đặc biệt là các loại hoa quả chứa axit malic (ví dụ như táo, dâu tây) vì chúng giúp làm sạch răng cực tốt.
  • Nên nhai đều hai bên hàm khi ăn để lực tác động gần như nhau, giúp đảm bảo sự ổn định cho hàm răng sứ.

4.4. Thực hiện kiểm tra định kỳ

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ là điều vô cùng cần thiết, giúp phát hiện những vấn đề sau khi bọc răng sứ. Do đó, định kỳ khoảng 3 - 6 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ một lần để kiểm tra độ khít cũng như chất lượng trồng răng sứ như thế nào.

Ngoài ra, trong quá trình trồng răng sứ bắc cầu hay trồng răng implant, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như ê răng, đau răng, khó nhai, nứt vỡ răng hoặc sau khi trồng răng sứ bị nhức, bạn nên đến gặp các bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được can thiệp sớm, tránh để xảy ra biến chứng.
 

 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm