• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
VIÊM NƯỚU VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH VIÊM NƯỚU
Thứ 3 | 17/05/2022 - Lượt xem: 770

1. Tổng quan bệnh Viêm nướu

Viêm nướu răng là gì? Bệnh viêm nướu răng (hay viêm lợi) là tình trạng xuất hiện những dấu sưng đỏ, có mảng bám và rất dễ chảy máu ở nướu

Có hai loại viêm nướu là: viêm nướu răng và viêm nha chu. Viêm nướu là tình trạng viêm răng nhẹ, khi tiến triển nặng do răng miệng không được chăm sóc thích hợp thì được gọi là viêm nha chu.

Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh

2. Nguyên nhân bệnh Viêm nướu

Nguyên nhân viêm nướu thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các mảng bám bao gồm chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành trên răng. Nếu các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ trong hơn hai đến ba ngày thì sẽ tạo thành vôi răng (cao răng). Từ đó, các mảng bám và cao răng chính là điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Sử dụng thuốc lá dẫn tới viêm nướu
  • Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh
  • Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư,… khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn tới viêm nướu
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
 
6 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Điều trị bệnh viêm nướu uy tín
 

3. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu chân răng

Viêm nướu chân răng tiến triển qua nhiều giai đoạn, với các triệu chứng điển hình là:

Dễ bị chảy máu chân răng

Chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn cứng là dấu hiệu sớm nhất của bệnh viêm nướu. Điều trị nha khoa ở giai đoạn này sẽ ngăn ngừa các bệnh về nướu nghiêm trọng hơn.

Nướu đỏ, sưng hoặc mềm

Khi vi khuẩn gây nhiễm trùng, nướu có thể bị sưng và có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí hơi tía. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu chân răng thường không gây đau.

Hôi miệng hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng

Vi khuẩn trong miệng tạo ra các chất thải có mùi hôi, dẫn đến hôi miệng và có thể để lại mùi vị khó chịu trong miệng.

Nướu bị tụt hoặc tách ra khỏi răng

Nếu tình trạng viêm nướu không được phát hiện và điều trị, các túi sẽ tiếp tục hình thành trên đường viền nướu, tạo không gian cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và phá hủy các tổ chức nâng đỡ răng. Nướu dần dần bị tụt thấp, để lộ chân răng.

Thay đổi khớp cắn hoặc đau khi nhai

Khi xương nâng đỡ bắt đầu bị ăn mòn, răng trở nên lỏng lẻo và vị trí của chúng có thể hơi dịch chuyển. Kết quả là, các răng không khít với nhau khi cắn xuống và có thể bắt đầu cảm thấy đau khi nhai.

 

Nguyên nhân gây viêm lợi (viêm nướu) và dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nướu
 

4. Triệu chứng bệnh Viêm nướu

Bệnh viêm nướu thường ít khi đau vì vậy người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nướu có thể có là:

  • Nướu răng sưng húp, mềm
  • Lợi teo rút
  • Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, có thể nhận biết qua màu đỏ hoặc hồng trên bàn chải hay chỉ nha khoa
  • Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ
  • Có thể thường xuyên bị loét miệng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có cảm giác đau khi nha

Nếu không điều trị viêm nướu thì bệnh có thể tiến triển lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu) và có thể dẫn đến mất răng
 

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh viêm lợi | TCI Hospital
Điều trị bệnh viêm nướu tại nha khoa Tâm Việt
 

5. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm nướu

Viêm nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ bị viêm nướu nhiều hơn là:

  • Người có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng kém
  • Người hút thuốc lá, bia rượu
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém

6. Phòng ngừa viêm nướu chân răng, bảo vệ răng miệng toàn diện

Về cơ bản, để phòng ngừa viêm nướu chân răng và bảo vệ răng miệng, điều quan trọng nhất là chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm nướu chân răng, sâu răng, mất răng.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy thực hành tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày như sau:

  • • Đánh răng đúng cách: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa florua để chải kỹ các mặt của răng. Thay bàn chải đánh răng 3 đến 4 tháng một lần, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị thưa hoặc mòn.
  • • Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược như Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất sau khi đánh răng để tối ưu hóa hiệu quả làm sạch răng miệng. Nước ngậm răng miệng cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
  • • Làm sạch răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn trong miệng.
  • • Uống nhiều nước để làm ẩm khoang miệng, tránh để miệng bị khô sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn.
  • • Có chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau củ quả để hạn chế viêm loét miệng, nhiệt miệng.
  • • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để căng thẳng, stress ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
  • • Đi khám răng và lấy cao răng định kỳ để làm sạch răng miệng, sớm phát hiện các bất thường (nếu có). 
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm nướu răng
Điều trị viêm nướu giá tốt TPHCM

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm nướu

Chẩn đoán viêm nướu cần dựa vào triệu chứng viêm nướu như: nướu sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu. Bên cạnh đó cần kiểm tra cả răng, nướu răng và lưỡi một cách tổng quát, tìm các mảng bám và cao răng tích tụ để chẩn đoán nguyên nhân

Nếu các biểu hiện triệu chứng không thực sự rõ ràng thì cần làm một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn toàn thân

7. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm nướu

Điều trị viêm nướu có thể đảo ngược các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng nghiêm trọng như mất răng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn cần phụ thuộc và chế độ chăm sóc và tăng cường vệ sinh răng miệng tại nhà

Các phương pháp để điều trị viêm nướu là:

  • Đánh giá tình trạng và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám và cao răng
  • Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chỉ nha khoa có kỹ thuật hiệu quả
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra, làm sạch răng miệng chuyên nghiệp
  • Sửa chữa và phục hồi răng mà cản trở việc vệ sinh đầy đủ (nếu cần)
 
BỆNH VIÊM LỢI: BIỂU HIỆN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ
Phương pháp điều trị bệnh viêm nướu hiệu quả
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NHỔ RĂNG SỐ 7 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NÊN LÀM GÌ SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 7?

    Nhổ răng số 7, hay còn được biết đến là răng hàm số 7, không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động đáng kể đến sức khỏe răng miệng. Răng hàm số 7 thường nằm ở phía cuối hàm và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiền thức ăn. Khi răng bị mất, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong hệ thống răng miệng, ảnh hưởng đến khả năng nhai và tiêu hóa thức ăn. Vậy nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

  •  

    BỆNH HÔI MIỆNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG BẠN CHƯA BIẾT

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng??? Tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hôi miệng??? Làm thế nào để chữa trị hôi miệng tận gốc??? Địa điểm điều trị hôi miệng uy tín chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp. TP.HCM
  •  

    CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ TITAN KHÔNG?

    Răng sứ Titan là một trong những loại răng sứ lâu đời nhất hiện nay, được nhiều bác sĩ nha khoa và khách hàng tin dùng. Về cấu tạo của răng sứ Titan gồm 2 phần: Phân lõi kim loại bên trong ( Titanium) và bên ngoài được phủ một lớp sứ nguyên chất.
  •  

    MẤT RĂNG HẬU QUẢ CẦN ĐƯỢC PHỤC HỒI TRIỆT ĐỂ

    Có phải tình trạng mất răng nào cũng trồng implant?? Hậu quả của việc mất răng nếu như không được khắc phục triệt để?? Địa điểm phục hình răng bị mất với phương pháp an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM