-Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng bề mặt nhai của răng - đỉnh răng bị mòn do mất mô răng. Tuỳ vào mức độ men răng bị mòn sẽ tạo ra vết lõm nông hoặc sâu trên bề mặt nhai của răng và mức độ ê buốt khi nhai.
-Mức độ mòn mặt nhai của răng được xếp từ nhẹ đến nặng, cụ thể, khi tình trạng mòn chỉ xảy ra ở men răng là mức độ nhẹ và khi tình trạng này xảy ra ở ngà răng là mức độ nặng.
Nguyên nhân nào khiến răng mòn mặt nhai?
-Khi răng bị mòn mặt nhai, tức là lớp men răng bị mòn sẽ gây ra nhữn bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt như:
+Mất thẩm mỹ: Khi mòn men răng, răng sẽ có màu vàng đậm.
+Gây ê buốt: Khi tiếp xúc với các loại thực phẩm có chứa acid, hoặc thức ăn quá nóng hoặc lạnh, sẽ xảy ra tình trạng ê buốt rất khó chịu do lớp men răng bị bào mòn làm răng trở nên nhạy cảm hơn.
+Tổn thương khớp hàm: Khi răng bị mòn mặt nhai, lớp men răng đã bị mất đi vĩnh viễn và không thể tự tái tạo, sẽ làm giảm khả năng nhai, nghiền nát thức ăn. Tình trạng nay nêys để lâu không điều trị sẽ khiến cơ nhai,khớp hàm hoạt động nhiều hơn và gây ra tình trạng co thắt cơ, tổn thương khớp.
+Sâu răng: Khi lớp men răng bị mòn và ngày răng bị lộ ra ngoài, sâu răng rất dễ xảy ra, nhất là khi ăn nhiều thực phẩm có acid cao.
+Viêm tuỷ, mất răng: Răng bị mòn mặt nhai nặng có thể làm tổn thương tuỷ răng và dẫn đến viêm tuỷ, chết tuỷ.
Làm gì khi bạn bị mòn mặt nhai?
Xem thêm:
-Phần lớn các trường hợp răng mòn mặt nhai là do các tác nhân cơ học gây ra như:
+Chải răng không đúng cách: Chải răng theo ngang và quá mạnh sẽ làm mòn và mất đi lớp men bên ngoài.
+Thường xuyên sử dụng một số thực phẩm có chứa acid cao: Đồ ngọt, nước có gas, các loại trái cây có acid cao như cam, chanh, bưởi,… nếu sử dụng thường xuyên cũng sẽ làm mòn men răng.
+Bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược acid dạ dày làm tăng khả năng răng tiếp xúc với acid và dẫn đến mòn mặt nhai của răng.
+Bệnh khô miệng: Bệnh khô miệng là tình trạn tuyến nước bọt ít tiết ra, vì vậy, khi ăn uống chất acid từ thực phẩm sẽ lưu lại trên răng lâu hơn và dẫn đến mòn men răng.
+Thói quen: Thường xuyên cắn, nhai thức ăn quá mạnh, ăn đồ cứng, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ,…là những thói quen xấu làm mòn hoặc thậm chí có thể vỡ men răng.
+Di truyền, yếu tố cơ địa: Răng bị mòn mặt nhai cũng có thể là do di truyền hoặc cơ địa, men răng yếu, dễ bị vỡ và bà mòn.
-Ngoài ra,mòn mặt nhai của răng cũng có thể là một bệnh lý do thiểu sản men răng, hoặc các bệnh lý khác gây ra như đau khớp hàm làm ảnh hưởng đến việc nhai và cọ xát giữa 2 hàm răng,…
Mòn mặt nhai có nguy hiểm không?
-Tuỳ vào mức độ răng bị mòn mặt nhai nặng hay nhẹ sẽ có cách khắc phục và điều trị phù hợp. Với tổn thương men răng nhẹ chưa ảnh hưởng đến răng, răng chưa bị nhạy cảm và người bệnh chưa thấy ê buốt khi nhai, có thể không cần phải điều trị.
-Khi tổn thương men răng nặng vào sâu ngà răng và có thể ảnh hưởng tuỷ răng, một số phương pháp được dùng để chữa răng bị mòn mặt nhai như:
+Trám răng: Có nhiều chất liệu trám răng khác nhau, tuỳ vào tổn thương nha sĩ sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp để trám những vết lõm, khuyết trên bề mặt nhai của răng. Trám răng là phương pháp phổ biến, dễ tiến hành, thời gian thực hiện nhanh, chi phí thấp mà không ảnh hưởng đến răng.Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì miếng trám có thể bị bong tróc và đổi màu. Sau một thời gian, hoặc khi nhai quá mạnh làm bong miêngd trám ra, người bệnh cần phải trám răng lại.
-Dán miếng sứ: Đối với trường hợp răng cửa bị mòn mặt nhai và ê buốt khi nhiều khi ăn, dán miếng sứ là phương pháp được lựa chọn vì phù hợp với vòm cung của răng, hạn chế tình trạng mòn răng và đặc biệt là có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, dán miếng sứ còn có tác dụng làm dài phần thân răng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với hàm răng bị lệch khớp cắn hoặc nhiều răng mọc lệch.
-Bọc răng sứ: Bọc răng sứ là cách khắc phục răng bị mòn mặt nhai hiệu quả và bền vững do răng được bọc bởi lớp sứ trùng với khuôn thân răng, giúp bảo vệ ngà răng và tuỷ răng bên trong. Bọc răng sứ cũng hạn chế tối đa tình trạng mòn men răng nhưng vẫn hỗ trợ chức năng nhai của răng. Với những trường hợp ngà răng đã bị lộ ra ngoài và răng bị ê buốt nặng, kéo dài, bọc răng sứ là cách bảo vệ đồng thời hạn chế các tác đọng cũng như vi khuẩn bên ngoài làm hại răng.So với trám răng, bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ và có chi phí cao.
-Với những trường hợp răng bị mòn mặt nhai qúa nặng và đã ảnh hưởng đến tuỷ, người bệnh có thể phải điều trị tuỷ hoặc nhổ bỏ răng bị mòn.
Mòn mặt nhai có đau không?
-Răng bị mòn mặt nhai là một hiện tượng tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao, mô răng ngày càng yếu đi và dễ bị mài mòn. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng mòn răng diễn ra nhanh và gây các tổn thương cấu trúc răng miệng nghiêm trọng hơn. Bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa răng bị mòn mặt nhai: Vệ sinh đúng cách, điều chỉnh khớp cắn, chế độ ăn uống hợp lý,…
+Vệ sinh răng mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa flour để giúp răng chắc khoẻ. Không chải răng bằng lực mạnh theo chiều ngang, không đánh răng ngay sau khi ăn. Nên dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng, súc miệng sau khi ăn, nhất là khi ăn các thịc phẩm chứa nhiều acid.
+Nhai đều cả hai hàm để tránh bị lệch hàm, một bên răng phải chịu nhiều áp lực hơn dẫn đến nhanh bị mòn mặt nhai. Điều chỉnh lại tình trạng sai lệch khớp cắn.
+Ăn uống theo chế độ hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, giàu vitamin và khoáng chất để giúp răng chắc khoẻ. Thường xuyên uống nhiều nước để không bị khô miệng. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn các thực phẩm dai cứng, thực phẩm có tính ăn mòn răng.
+Trường hợp mắc phải tật nghiến răng thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sửdungj máng chống nghiên khi ngủ để hạn chế mặt nhai bị ma sát.
+Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và có các biện pháp khắc phục tình trạng răng miệng hiệu quả