Mòn răng mặt nhai là tình trạng lớp men ở mặt nhai của răng, bị hao mòn nghiêm trọng, để lộ ngà răng, thậm chí là tủy răng, khiến cho răng bị ê buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài.
Răng bị mòn mặt nhai có thể dẫn đến lộ tủy gây ê nhức và nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ viêm tủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng hàm. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau, các bạn cần đến nha khoa thăm khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu mòn men răng xuất hiện.
Mòn mặt nhai tức là phần tiếp xúc đỉnh răng bị bào mòn dần tạo thành những vết lõm nông – sâu tùy vào mức độ mòn men mỗi người. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể đến thói quen đánh răng chà xát, chế độ ăn uống nhiều đồ chua và lực ăn nhai mạnh.
Nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai là gì?
Hàm răng đang khỏe mạnh bình thường, thế nhưng mặt nhai cứ ngày càng bị bào mòn dần mà không hiểu lý do. Vậy thì các bạn cần xác nhận lại xem mình có mắc phải những vấn đề dưới đây hay không?
Dùng bàn chải chà xát vào răng
Nhiều người có thói quen đánh răng mạnh tay, tức là dùng bàn chải chà xát vào men răng và bề mặt răng. Tác động cơ học này chính là tác nhân đầu tiên khiến mặt nhai của răng bị bào mòm theo thời gian mà bạn không biết.
Ăn nhiều thực phẩm chứa Axit
Những thực phẩm chứa axit là “kẻ thù” không đội trời chung với men răng. Axit không chỉ làm mất màu răng mà còn bào mòn men răng, thế nên những ai có sở thích ăn đồ chua và uống nước có gas sẽ phải đối mặt với nguy cơ mòn mặt nhai cao hơn người bình thường.
Lực ăn nhai quá mạnh
Khi bạn nhai cắn thức ăn bằng lực quá mạnh cũng khiến mặt nhai của răng bị bào mòn, đặc biệt là nhóm răng hàm vì vị trí này đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.
Ngoài ra, nếu bị mắc chứng trào ngược dạ dày, răng của bạn cũng có thể bị mòn men. Đây là những nguyên nhân chính khiến mặt nhai của răng bị mòn mà rất nhiều người bệnh không hề nghĩ tới.
Mòn mặt nhai răng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể mòn sinh lý do quá trình trai, có thể do tuổi tác cao, xương khớp suy yếu không còn khả năng tự phục hồi, thói quen sử dụng nhiều đồ chua, vệ sinh răng miệng không đúng cách làm chuyển hóa thức ăn thành axit phá hoại tổ chức men răng. Chính vì vậy, bạn cần biết cách để phòng và điều trị nếu ở dạng mòn mặt nhai nặng.
Nếu răng bạn bị mòn ít, bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách thay đổi mặt nhai thường xuyên khi nhai, nhai đều hai bên hàm ở cả hai hàm trái hoặc phải sẽ cân chỉnh khớp cắn, giúp khớp cắn trùng khít ở vị trí trung tâm, tránh lệch lạc về răng và giúp răng khắc phục dần khả năng mòn men răng.
Khi xuất hiện hiện tượng mòn men, bạn nên thay đổi và xem lại cách đánh răng của mình, đánh răng theo chiều răng để không bị khuyết cổ răng, bảo vệ men răng bằng bàn chải chuyên dụng và kem đánh răng chuyên biệt chống ê buốt. Đồng thời, kem đánh răng có chứa flour cũng hỗ trợ rất tốt để phục hồi độ cứng chắc của răng, giúp răng tránh khỏi tình trạng ê buốt. Sau khi ăn khoảng 30 phút bạn mới đánh răng để nước bọt làm trung hòa men răng.
Sau khi sử dụng thức ăn, nước uống có chứa nhiều axit, bạn nên súc miệng ngay bằng nước, nước muối hoặc nước súc miệng có chứa flour để làm sạch răng, ngăn chặn tình trạng chuyển hóa axit lactic. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước tỏng ngày, tránh các thực phẩm có chứa axit, hạn chế sử dụng nước ngọt hoặc nước uống có ga. Những loại thuốc có tính axit như axit ascorbic, acetylsacylic, thuốc bổ chứa sắt cũng cần được chú ý sử dụng tránh ở dạng nhai hoặc ngậm lâu trong miệng. Đồng thời, nếu bị nghiến răng, bạn cũng cần chữa triệt để để không làm mòn men răng.
Giải pháp này rất hiệu quả đối với những ai có vấn đề bệnh lý như trào ngược dịch vị. Máng nhai sẽ giúp bạn cách ly răng và axit, đồng thời các dung dịch như magnesium hydroxide được cho vào máng nhai sẽ hỗ trợ tích cực trung hòa được tác động của axit dạ dày.
Nếu mòn mặt nhai ở dạng nặng, bạn cần đến phòng nha để được thăm khám, tư vấn cách điều trị thích hợp. Trám răng bằng vật liệu Composite rất tốt để bảo vệ mặt răng mòn, phục hồi chức năng ăn nhai như bình thường của răng. Inlay và Onlay là phương pháp được sử dụng nhiều khi răng bị mòn mặt nhai. Phương pháp này sử dụng nhiều vật liệu, từ kim loại, hợp kim quý giá như Vàng, quý kim, bán quý kim, titanium… với ưu điểm cứng chắc, không mòn cho đến vật liệu toàn sứ như Cercon, sứ kim loại, nhựa Composite. Nếu như Inlay được đúc nằm bên trên những đỉnh múi răng thì Onlay cũng với chức năng tương tự, nhưng kéo dài bao phủ lên một hoặc nhiều múi răng.
3. CÁCH CHỮA TRỊ MÒN RĂNG MẶT NHAI
Mòn răng mặt nhai là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Thế nhưng, vẫn có một lí do nhất định khiến mặt nhai của răng mòn nhanh hơn bình thường, với các biểu hiện như bề mặt răng có hình chén hoặc miệng núi lửa, xuất hiện màu vàng sẫm của ngà, răng bị đau nhức âm ỉ hoặc ê buốt khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt…
Khi răng có các dấu hiệu này, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trường hợp mặt nhai của răng chỉ bị mòn nhẹ, răng chưa bị nhạy cảm, có thể không cần áp dụng các biện pháp điều trị phục hồi hình dáng răng.
Trường hợp mặt nhai của răng bị mòn sâu, chạm đến ngà và tủy răng, tùy vào từng tình huống răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phục hồi phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ.
Trường hợp răng bị mòn quá nghiêm trọng, gây biến chứng đến tủy và chóp răng, có thể phải nhổ bỏ. Tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân, bạn có thể trồng lại chiếc răng bằng phương pháp trồng răng Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.
Trám răng là quá trình các bác sĩ sử dụng các vật liệu y học, thường là Composite để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên bề mặt răng.
Cận cảnh quy trình trám răng bị mòn mặt nhai:
Không chỉ giúp khôi phục lại hình dáng răng, miếng trám còn giúp bảo vệ cho các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Quá trình trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Đông Nam diễn ra khá đơn giản và không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám.
Vì vật liệu Composite ở có màu tương đối giống với răng tự nhiên, nên sau khi trám răng, bệnh nhân có thể ăn uống, giao tiếp như bình thường mà không sợ bị lộ miếng trám.
Thế nhưng, vì thường xuyên chịu áp lực từ hoặc động ăn nhai của răng và tiếp xúc với thức ăn nên miếng trám răng mặt nhai dễ bị đổi màu và bong tróc ra khỏi vị trí trám.
Do đó, sau khoảng 2 – 3 năm, bệnh nhân thường phải thay miếng trám mới để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khuôn hàm.
Bọc răng sứ là quá trình các bác sĩ mài chỉnh các răng thật theo một tỷ lệ nhất định, đã được tính toán từ trước, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.
Không chỉ giúp khôi phục, thiết kế lại hình dáng của các răng, mão răng sứ cứng chắc sẽ bao bọc, bảo vệ cho toàn bộ phần thân răng ở trên nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Sử dụng mángchống nghiến là biện pháp vô cùng cần thiết cho những ai có tật nghiến răng khi ngủ để không bị mòn mặt nhai một lần nữa sau khi đã điều trị mòn răng.
Máng chống nghiến được chế tác theo mẫu hàm của từng người bằng nhựa trong Arylic. Đây là chất liệu có đặc điểm dẻo, nhẹ, dễ gia công, uốn ép theo ý muốn nên máng nhai được chế tạo ôm khít răng, hết sức mỏng nhẹ, dễ dàng đeo khi ngủ để làm giảm áp lực lên răng mà vẫn không cảm thấy bất tiện.
Bị mòn răng mặt nhai điều trị như thế nào thì chúng ta cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và khắc phục. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem lại và thay đổi cách đánh răng, cũng như hạn chế những thực phẩm giàu tính axit để bệnh lý không tái diễn.
Đẻ giúp răng luôn chắc khỏe và hạn chế hiện tượng mòn răng mặt nhai, bên cạnh việc khám răng định kỳ tại Nha khoa, bạn nên:
- Nhai đều bằng cả hai bên hàm trái, phải.
- Điều chỉnh lại tình trạng sai lệch khớp cắn (nếu có).
- Đánh răng đúng cách bằng bàn chải đánh răng có lông chải mềm và bàn chải đánh răng có chứa fluor.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn còn giắt lại trên răng thay vì tăm xỉa răng.
- Tuyệt đối không chải răng với lực mạnh theo chiều ngang.
- Bổ sung thức ăn giàu canxi và fluor vào chế độ ăn hàng ngày.
- Uống hoặc súc miệng bằng nước sau khi ăn các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh…
- Uống nhiều nước để tránh bị khô miệng.
- Nếu có tật nghiến răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được một cái nhìn khái quát về các phương pháp điều trị mòn răng mặt nhai. Nếu cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc răng miệng và bệnh mòn răng, vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Tâm Việt để giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149