• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC DẤU HIỆU PHỔ BIẾN KHI TRẺ MỌC RĂNG CHA MẸ NÊN BIẾT
Thứ 2 | 13/02/2023 - Lượt xem: 440


1. Khi nào trẻ bắ đầu mọc răng? 

 -Trẻ thường bắt đầu mọc răng trong giai đoạn từ 4-7 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 tháng tuổi. Thông thường thứ tự mọc răng của trẻ như sau: Hai răng cửa dưới-> hai răng cửa trên->hai răng cửa bên hàm trên-> hai răng cửa bên hàm dưới-> răng hàm-> răng nanh.
 -Đa phần trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu khi đã được 3 tuổi mà chưa mọc đủ răng cha mẹ nên cho bé đi khám để biết rõ về tình trạng sức khoẻ răng miệng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát những vấn đề răng miệng của trẻ như sâu răng, súng răng,.. để có xu hướng điều trị kịp thời.
 -Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1-2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm ( chỉ vài tuần sau sinh). Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thở. Khi đó cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.

 

Khi nào thì trẻ mọc răng

 2. Nhưng dấu hệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

-Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh trong đó mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu số mọc răng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lần với những trường hợp sốt do bệnh.
-Dưới đây là một số dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:

2.1. Dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh do mọc răng

 -Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra.
 -Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không bị tiêu chảy, do đó nếu trẻ sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy rất có thể trẻ đang bị một bệnh khác chứ không phải sốt do mọc răng. Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời.

 2.2. Một số dấu hiệu khác

-Ngoài dấu hiệu sốt, trẻ khi mọc răng cũng thường bị: chảy nước mũi, ngứa nướu, nhai núm vú, sưng đa nướu khiến trẻ sợ bú, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nôn, phát ban,…
 -Trẻ sốt mọc răng cũng thường lười ăn hơn. Do đó, bố mẹ không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy chia thành các bữa nhỏ để trẻ ăn từng ít một.

 

Nên làm gì khi trẻ bị sốt lúc mọc răng
 

Xem thêm:

3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

 -Trẻ mọc răng có cảm giác giống như người lớn vậy.Tình trạng đau nhức, sốt khi mọc răng dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn là điều hết sức bình thường. Chính vì vậy, các mẹ hãy nhẹ nhàng quan tâm đến con em mình bằng cách;
+Đừng ép trẻ phải ăn, hãy chia bữa ăn của trẻ thành 6-8 bữa thay vì 3-4 bữa như bình thường. Mỗi lần, con chỉ cần ăn từng chút ít.
+Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhấ nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Với hoa quả, bạn nên ép lấy nước để hơi mát, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu, với đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
 +Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng hàm cũng là điều hết sức bình thường. Nếu bé sốt 38 độ hoặc 38.5 độ, mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi ấm và đặt lên trên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu dùng thuốc hạ sốt, hãy xin phép ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn.
+Với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Nếu không bú, hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
-Giai đoạn trẻ mọc răng hàm, cả 2 mẹ con sẽ khá mệt mỏi và vất vả. Tuy nhiên hãy cố gắng.
+Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác do đó các bậc phụ huynh nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khoẻ của trẻ để kịp thời xử lý khi cần.
 +Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mâts nước nhiều, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
+Chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn.
 +Hãy cho bé dùng các loại đồ vật làm từ các chất liệu không làm hại sức khoẻ, đồ vật mềm, có hình tròn bởi trong gai đoạn mọc răng, bé thường bị ngứa lợi và có xu hướng cho mọi thứ tròn tầm tay vào miệng nhai.
-Trong một số trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì, hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
-Giai đoạn trẻ mọc răng hàm là giai đoạn mà cả mẹ và bé đều sẽ rất vất vả. tuy nhiên, đây là biểu hiện tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng nhưng cần nhang trí xử lý trong các trường hợp sẽ sốt cap, đau nhức kéo dài. Bởi sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, đặc biệt là khi trẻ sốt mọc răng hàm. Trong trường hợp này, mẹ nên chọn một bệnh viiện uy tín, chuyên khoa nhi dể được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
-Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức khoẻ đề kháng cho trẻ.Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chưa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom,selen,vitamin nhóm B,.. giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hoá.

 

Mấy tháng thì trẻ bắt đầu mọc răng?

4. Những biện pháp khắc phục khi mọc răng mà bạn nên tránh.

-Mặc dù bạn có  thể sẵn sàng chấp nhận mọi biện pháp xoa dịu cơn đau khi mọc răng của trẻ, nhưng có một số biện pháp chữa trị khi mọc răng đơn giản là không an toàn và bạn nên tránh:

4.1. Các tác nhân gây tê

-Không bao giờ sử dụng cồn tẩy rửa, benzocaine hoặc lidocaine trên nướu răng của bé. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm ( FDA) cảnh báo không nên sử dụng các chất gây tê tại chỗ, có thể khiến trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ bị giảm nồng độ oxy trong máu.

4.2. Gel mọc răng không kê đơn

 -FDA cho biết các bậc cha mẹ nên tránh bất kỳ loại thuốc mọc răng OTC nào, bao gồm cả gel mọc răng thảo dược hoặc vi lượng đồng căn, vì chúng chưa được chứng minh là có tác dụng. Một số loại có thể chứa thành phần gọi là belladonna có thể gây khó thở và co giật.
 
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    BỌC RĂNG SỨ CÓ ẢNH HƯƠNG ĐẾN RĂNG THẬT KHÔNG?

    Bọc răng sứ thẩm mỹ là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi muốn phục hình răng khiếm khuyết. Việc áp dụng kỹ thuật này đúng thời điểm và trường hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục các khuyết điểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện tính thẩm mỹ cao. 
  •  

    VÔI RĂNG CÓ VẤN ĐỀ NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

    Vì sao phải lấy cao răng? Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng.? Cạo vôi răng có đau không?? Có ê buốt không? Lấy vôi răng nhiều có tốt không? Cạo vôi răng có tác dụng gì? Những lưu ý sau khi cạo vôi răng
     
  •  

    CHỈ NIỀNG RĂNG HÀM DƯỚI CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

    Việc chỉ niềng răng hàm dưới có lẽ là biện pháp ít được ưa chuộng trong việc điều trị răng sai lệch cả hai hàm. Thực tế, hiệu quả của nó thường bị giới hạn, đặc biệt khi cần phải điều chỉnh cả hai hàm để đạt được kết quả mong muốn.Có những trường hợp đặc biệt mà các chuyên gia có thể xem xét niềng chỉ một hàm dưới, đặc biệt khi hàm trên đã đạt được sự cân đối và tỷ lệ mong muốn. Điều này có thể là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện, nhằm đảm bảo sự hài hòa và chức năng cho hàm răng. 
  •  

    NHỔ RĂNG KHÔN GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ AN TOÀN, NHANH CHÓNG

    Mọc răng khôn phải làm sao hết đau?? Tại sao lại gọi là răng khôn?? Tại sao có hiện tượng răng khôn ở người lớn?? Địa điểm nhổ răng khôn uy tín, an toàn, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
Chat với NhaKhoaTamViet