1. Trám răng là gì?
Vấn đề răng miệng luôn cần được quan tâm hàng đầu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và giao tiếp của con người. Có những người tự ti, mặc cảm vì không sở hữu được một hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ như bình thường. Nhiều khách hàng đã lựa chọn phương pháp trám răng.
Trám răng là phương pháp khôi phục răng bị thương. Đảm bảo cho răng được trở lại trạng thái ban đầu. Đây là một phương pháp khoa học tác động vào những chiếc răng bị hỏng, mẻ, gây mất thẩm mỹ.
Trám răng không làm mất đi vẻ tự nhiên của răng. Do không phải thực hiện các công đoạn như mài cùi hay chụp răng.
Phương pháp trám răng thẩm mỹ tại nha khoa Tâm Việt
2. Những trường hợp nên đi trám răng
Theo các nha sĩ, chuyên gia răng miệng cho biết, những trường hợp sau đây nên đi trám răng:
- Răng bị sâu, bị phá hủy mô răng từ bên trong
- Răng không sở hữu được hình dáng như bình thường. Bị ngắn, méo hoặc quá to, quá nhỏ
- Răng bị mòn do lực nhai, do sự bào mòn của các loại acid
- Răng bị tổn thương do va chạm dẫn đến sứt mẻ, bể vỡ.
3. Những loại vật liệu trám răng được sử dụng nhiều
3.1 Trám vàng
Ưu điểm của vật liệu trám răng bằng vàng
- Độ bền – kéo dài ít nhất 10 đến 15 năm và thường lâu hơn; không bị ăn mòn
- Có thể chịu được lực nhai tốt
- Thẩm mỹ – một số bệnh nhân cảm thấy màu sắc của vật liệu vàng khi dùng để trám thì dễ chịu hơn bạc.
Nhược điểm của trám vàng
- Trám vàng có giá cao hơn các vật liệu khác. Cao hơn tới khoảng 10 lần so với chi phí của vật liệu hỗn hợp bạc.
- Yêu cầu ít nhất hai lần đến phòng khám để thực hiện
- Sốc điện (Galvanic – dòng điện một chiều đều). Nếu vật liệu trám vàng được đặt ngay bên cạnh vật liệu hỗn hợp bạc có thể gây ra một cơn đau nhói (sốc điện). Sự tương tác giữa các kim loại và nước bọt làm cho dòng điện xảy ra. Tuy nhiên đó là sự cố hiếm gặp.
- Thẩm mỹ – hầu hết bệnh nhân không thích trám răng có màu kim loại. Thay vào đó, họ thường thích trám trùng với phần còn lại của răng để có hàm răng tự nhiên.
Trám răng với vật liệu quý
3.2 Trám hỗn hợp bạc Amalgam
Ưu điểm của vật liệu trám răng hỗn hợp bạc
- Độ bền – trám bạc có tuổi thọ ít nhất 10 đến 15 năm. Và thường kéo dài hơn trám composite.
- Có thể chịu được lực nhai tốt
- Chi phí – có thể rẻ hơn so với trám composite
Nhược điểm của trám hỗn hợp bạc
- Vật liệu trám bạc có màu sắc thiếu phù hợp với màu răng tự nhiên.
- Ảnh hưởng cấu trúc răng nhiều hơn do các bộ phận khỏe mạnh của răng thường phải được loại bỏ. Nhằm tạo ra một không gian đủ rộng để chứa hỗn hợp bạc này.
- Sự đổi màu – trám răng có thể tạo ra màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.
- Vết nứt rạn. Răng của chúng ta đều giãn nở khi tiếp xúc với chất lỏng nóng và co lại khi tiếp xúc với chất lỏng lạnh. Qua một thời gian sẽ dẫn đến những rạn nứt trên bề mặt răng. Vật liệu hỗn hợp bạc có mức độ co giãn trong cùng điều kiện cao hơn các vật liệu khác. Vì vậy có tỷ lệ tạo ra các vết rạn nứt cao hơn.
- Phản ứng dị ứng. Một tỷ lệ nhỏ (xấp xỉ 1%) bệnh nhân bị dị ứng với thủy ngân có trong hỗn hợp Amalgam.
Thủy ngân chứa trong hỗn hợp bạc trám răng giải phóng mức thủy ngân thấp dưới dạng hơi. Nó có thể được hít vào và hấp thụ bởi phổi. Mức độ tiếp xúc hơi thủy ngân cao có thể dẫn đến các tác dụng phụ trong não và thận. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh hỗn hợp bạc trám răng không liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, FDA đã công nhận chúng là an toàn cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Trám răng với vật liệu trám Amalgam
3.3 Trám răng nhựa Composite
Ưu điểm của nhựa composite
- Thẩm mỹ. Màu sắc của vật liệu composite được chế tác trùng với màu sắc của răng hiện có. Vì vậy composite đặc biệt phù hợp để sử dụng ở răng cửa hoặc các răng có thể dễ dàng nhìn thấy.
- Sự liên kết với cấu trúc răng thật. Trám composite liên kết vi cơ với cấu trúc răng, giúp hỗ trợ thêm chức năng của nó.
- Tính linh hoạt. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu trám cho răng, vật liệu composite cũng có thể được sử dụng để chữa răng bị sứt mẻ, gãy hoặc mòn.
- Giảm thiểu loại bỏ răng. Đôi khi sử dụng vật liệu composite loại bỏ cấu trúc răng ít hơn so với trám hỗn hợp bạc Amalgam ở giai đoạn chuẩn bị.
Nhược điểm của nhựa composite
- Thiếu độ bền. Trám composite bị mòn sớm hơn trám hỗn hợp bạc. Nó chỉ có tuổi thọ khoảng 5 năm, không tồn tại lâu như trám hỗn hợp bạc dưới áp lực nhai. Và đặc biệt kém bền nếu được sử dụng cho các lỗ sâu răng lớn.
- Thời gian thực hiện trám răng lâu hơn. Quá trình trám vật liệu composite có thể mất nhiều hơn 20 phút so với vật liệu trám hỗn hợp bạc.
- Theo dõi bổ sung. Nếu vật liệu composite được sử dụng cho inlay hoặc onlay, bạn có thể phải ghé thăm phòng khám nhiều lần.
- Sứt mẻ. Tùy thuộc vào vị trí, vật liệu composite có thể sứt và rơi rớt khỏi răng.
- Chi phí – trám composite có thể tốn gấp đôi chi phí so với trám răng hỗn hợp bạc.
Ngoài màu trám răng nhựa composite và hỗn hợp bạc, còn có hai loại trám đồng màu răng khác. Đó là trám gốm sứ và kính ionomer.
Trám răng thẩm mỹ Composite
3.4 loại vật liệu trám răng khác
3.4.1 Trám răng bằng sứ
Đó chính là gốm sứ. Vật liệu trám này có khả năng chống bám bẩn tốt hơn vật liệu nhựa composite. Thường có tuổi thọ kéo dài hơn 15 năm và có thể có chi phí có thể ngang vật liệu vàng.
3.4.2 Trám răng bằng Lonomer thủy tinh
Lonomer thủy tinh được làm bằng acrylic và một loại vật liệu thủy tinh. Vật liệu này được sử dụng phổ biến nhất để trám bên dưới đường nướu và trám ở trẻ nhỏ. Lonomer thủy tinh giải phóng fluoride, có thể giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu Lonomer yếu hơn nhựa composite. Dễ bị mòn và dễ bị gãy hơn. Lonomer thủy tinh có tuổi thọ kéo dài năm năm hoặc ít hơn với chi phí tương đương nhựa composite.
Xem thêm:
4. Vật liệu trám răng loại hỗn hợp có an toàn không?
Trong nhiều năm qua, những lo ngại đã được đặt ra về chất trám hỗn hợp bạc. Vì chất trám này có chứa chất thủy ngân độc hại. Một số ý kiến cho rằng chúng có thể gây ra một số bệnh. Bao gồm tự kỷ, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng.
Theo những thông cáo từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), FDA và nhiều cơ quan y tế đáng tin cậy cho biết không có bằng chứng về việc việc trám răng gây hại cho người bệnh. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ, bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được xác định. Ngoài ra, không có bằng chứng khoa học nào để tuyên bố rằng nếu loại bỏ trám răng hỗn hợp bạc khỏi cơ thể một bệnh nhân mắc các bệnh trên thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Mặc dù hỗn hợp trám bạc Amalgam có chứa thủy ngân. Nhưng khi được trộn với các kim loại khác, như bạc, đồng, thiếc và kẽm, chúng tạo thành một hợp kim ổn định. Các nha sĩ đã sử dụng hợp kim này trong hơn 100 năm để trám và chữa trị hàng trăm triệu chiếc răng bị hư hỏng.