• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
BỆNH VIÊM NHA CHU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Thứ 7 | 13/05/2023 - Lượt xem: 505

Bệnh viêm nha chu chủ yếu có nguyên nhân từ hiện tượng vi khuẩn tích tụ nhiều trên răng tạo thành mảng bám ( vôi răng). Theo thời gian, vôi răng sẽ phát truển theo đường viền của nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiế tục bám nhiều hơn trên răng vaà phát triển mạnh mẽ. Nếu không sớm thực hiện loại bỏ những mảng bám này, chúng sẽ gây viêm nướu lâu ngày trở thành viêm nha chu. Vậy viêm nha chu là gì?, điều trị chúng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Bệnh viêm nha chu là gì?

-Bệnh viêm nha chu đề cập đến mức độ nhiễm trùng khác nhau ở các mô nướu. Một số trường hợp của bệnh lý này tương đối dễ điều trị trong khi những trường hợp khác cần đến phòng khám để ngăn ngừa mất răng. Nhiễm trùng nướu là một bệnh lý phổ biến của viêm nha , đặc biệt là ở dạng viêm nướu nhẹ.

-Nha chu là một bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Mô nướu bị viêm, vi khuẩn xâm nhập hình thành các túi nha chu bên dưới mô nướu và có thể gây ra tụt nướu-chân răng lộ ra ngoài. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, mô nướu và xương sẽ bị tổn thương. Răng trở nên lung lay và nếu không được điều trị kịp thời, có thể bạn sẽ mất răng.
 


Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nha chu?

2. Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu là gì? Những triệu chứng cho thấy bạn đẽ bị viêm nha chu.

2.1. Nguyên nhân bệnh viêm nha chu

-Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các vi khuẩn gây bệnh tích tụ trên mảng bám răng. Ngoài ra còn do một số các yếu tố thuận lợi khác như răng chen chúc, phục hình răng sai quy cách, giair phẫu răng bất thường,… Các bệnh toàn thân làm suy giảm sức đề kháng của vùng quanh răng như chức năng  miễn dịch suy giảm (HIV, ung thư máu), béo phì, tiểu đường, thay đổi nội tiết tố,… cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nha chu.

2.2. Những triệu chứng bệnh viêm nha chu

-Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đâu, rất có thể bạn đã bị viêm nha chu;

+Chảy máu và sưng tấy ở lợi: Tuy có thể xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu của bệnh nhưng không có nghĩa đây là biểu hiện nhẹ. Nguyên nhân là vì triệu chứng này cho thấy roc sự tổn thương của các mô nướu. Cần theo dõi tình trạng sưng tấy, trong trường hợp không chỉ sung tấy một vùng mà tình trạng này còn lây sang những vùng khác thì có nghĩa là bệnh đang tiến triển rất nhanh sang những giai đoạn sau.

-Loét miệng: Nếu là những vết loét thông thường thì chỉ cần thời gian ngắn sẽ lành trở lại. Tuy nhiên, ở những trường hợp bị nhiễm trùng thì những vét loét khó lành hơn rất nhiều. Hơn nữa, tình trạng này còn tái đi tái lại khiến người bệnh rất đau và khó chịu.

-Tụt nướu: Nếu không để ý thì rất khó nhận biết, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên theo dõi và kiểm tra răng miệng thì sẽ có thể cảm nhận được sự khác biệt.Theo thời gian, tụt nướu sẽ khiến mô nướu ngày càng bị kéo ra xa răng.

-Răng lung lay: Khi cả mô nướu đều bị tổn thương thì chính là thời kỳ bùng phát của bệnh. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy một răng bị lung lay nhưng sau đó sẽ ngày càng  nhiều răng bị lung lay. Nếu không kịp thời khắc phục, ngừoi bệnh có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

-Đau khi khạc ra máu khi đánh răng, đau nhức nướu khiến bạn ăn uống khó khăn. Lúc này nướu có thể xuất hiện những vết hửo và bệnh nhân cần điều trị sớm.
 


Nên làm gì khi bị viêm nha chu

3. Cần làm gì khi phát hiện bị viêm nha chu?

-Ngay khi phát hiện các dấu hiệu viêm nha chu như trên, người bệnh cần nên thăm khám bác sĩ nha khoa sớm để được tư vấn điều trị. Tuỳ vào mức độ và tình trạng viêm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Điều trị khẩn cấp viêm nha chu

-Điều trị khẩn cấp viêm nha chu khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu lợi bị hoặc lớp niêm mạc vị viêm. Sờ vào ổ áp xe thấy đau ( có thể nhiều hoặc ít), lớp niêm mạc sưng đỏ.

-Điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh và chống viêm, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.

3.2. Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

-Tuỳ vào tình trạn viêm nha chu, bác sĩ sẽ xử khác nhau:

+Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu, lợi bị viêm, sưng.

+Lấy vôi răng, cao răng.

+Kiểm tra các miếng trám không đúng kỹ thuật hoặc tạm thời.

+Cố định những răng lung lay

+Nhổ răng đối với những răng không thể giữ được.

3.3. Điều trị phẫu thuật với bệnh nha chu

-Điều trị phẫu thuật bệnh nha chu chỉ được thực hiện trong các trường hợp đã điều trị các biện pháp khác nhưng không hiệu quả, gồm các kỹ thuật sau:

+Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Bác sĩ tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.

+Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo thành do mô và xương nha chu bị phá huỷ. Khi các túi này trở nên sâu hơn do phá huỷ thêm nhiều mô và xương nha chu, sẽ khiến cho nhiều răng bị lung lay. Mô và xương nha chu có thể được tái tạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu.

+Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu làm tụt lợi và bộc lộ chân răng. Khi đó, phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện nhằm hạn chế tình trạn tụt lợi và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghrps mô mềm có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều răng, có tác dụng làm giảm ê buốt, đồng thừoi đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.

3.4. Điều rị duy trì bệnh viêm nha chu

-Điều trị bệnh viêm nha chu cần được duy trì khi bệnh đã ổn định. Thăm khám định kỳ, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, phòng trường hợp bệnh tái phát hoặc tiến triển.
 


Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nha chu

4. Chăm sóc sau điều trị viêm nha chu

-Sau khi hoàn tất điều trị viêm nha chu, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám thường xuyên. Việc thăm khám nha sĩ thường xuyên và vệ sinh chuyên sâu rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm nah chu. 

-Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tại nhà đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc ngăn nhừa diễn biến xấu của viêm nah chu gay tình trạng viêm nha chu trở lại. Chỉ cần vài phút 2 lần mỗi ngày giúp kiểm soát mảng bám răng và giảm khả năng hình thành vôi răng.

5. Cách ngăn ngừa bệnh nha chu

-Đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và các mảng thức ăn khỏi miệng, đồng thừoi mát xa ch nướu để làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu. Chải răng kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết, đảm bảo chải răng trong 2 phút và làm sạch tất cả các bề mặt răng.

-Thăm khám định kỳ là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh nha chu. Trong mỗi lần khám răng, nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng nướu và các mô miệng khác của bạn. Việc đo các túi nha chu xung quanh răng sẽ cho phép nha sĩ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nha chu.

-Chăm sóc nướu răng cũng quan trọng không kém đối với sức khoẻ lâu dài của răng miệng. Trên thực tế, người trưởng thành bị mất răng chủ yếu là do bệnh nha chu. Nếu bạn theo dõi chặt chẽ sức khở răng miệng của mình và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng thường xuyên, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh khó chịu này.

-Viêm nha chu là căn bệnh có thể phòng ngừa được nếu bạn xây dựng một lối sống lành mạnh và duy trì thói quan chăm sóc răng miệng tốt.

Xem  thêm:

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm