-Mòn răng là tình trạng mất đi một lớp men răng do bị mài mòn, xảy ra nhanh hơn ở những người trẻ tuổi. Men răng một khi đã mất thì không được thay thế một cách tự nhiên.
-Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, liên quan đến thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng và các bệnh lý mà người bệnh mắc phải.
Tác hại của việc mòn răng
-Mòn răng sinh lý là sự mất tổ chức men răng diễn ra tự nhiên trong quá trình sống, so sự ma sát giữa các răng đối đầu. Trong mòn răng sinh lý, mòn răng mặt nhai thường xảy ra trước, sau đó đến các núm răng dưới và núm răng trên. Men răng bị mòn để lộ lớp ngà bên dưới. ngà răng theo đó cũng bị mòn với tốc độ nhanh hơn, tạo ra các tổn thương có hình lõm như đáy chén.
-Mòn răng bệnh lý là sự mất tổ chức men răng do lực ma sát giữa răng và các tác nhân bên ngoài. Chải răng quá mạnh, thói quen dùng răng cắn các vật cứng, là nguyên nhân chủ yếu. Mòn răng bệnh lý có thê xuất phát sau mòn răng hoá học.
-Mòn răng hoá học là sự mất tổ chức men răng do tiếp xúc với hoá chất có tính axit, không liên quan đến vi khuẩn. Hoá chất có thể là nước hoa quả thuộc họ cam quýt hoặc thậm chí là axit dạ dà. Mòn răng hoá học thường có đặc điểm mòn lan toả, ít giới hạn.
-Tiêu cổ răng là tình trạng mất tổ chức men răng tại cổ do chịu lực uốn, thường do chải răng không đúng cách trong thời gian dà.
Mòn răng ảnh hưởng như thế nào?
-Để phát hiện tình trạng mòn răng cơ học hay hoá học, bạn nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra. Thông thương, răng bị mòn sẽ xuất hiện kèm theo hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt. Đầu tiên nha sĩ sẽ tìm ra các nguyên nhân từ đó mới có phương pháp điều trị cần thiết để chấm dứt triệu chứng.
-Thông thường, răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm ( màu ngà răng) xung quanh có viền trong ( bờ men răng).
-Răng cửa hay mòn ở rifcắn do thói quen cắn đá lạnh, nắp chai, các loại vật cứng. Mòn ở mặt trong răng thường gặp do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có axit.
-Cổ răng cửa và răng hàm có thể bị mòn thành khía rãnh có hình chữ V ở mặt ngoài, gây nên ê buốt và có thể gây viêm tuỷ răng. Đối với người dùng bàn chải điện, cũng có kiểu mòn răng điển hình, có khuyết hình tròn trên bề mặt răng do không di chuyển bàn chải đến các vị trí trong quá trình chải răng.
Nguyên nhân dẫn đến mòn răng
Xem thêm:
-Mòn răng bắt đầu từ mòn răng rồi đến ngà răng rồi lộ tuỷ răng bên trong. Men răng là một lớp vật chất rất cứng, có tác dụng bảo vệ các bộ phận mềm và dễ tổn thương ( ngà răng, tuỷ răng,..)Sau khi men răng bị mòn thì thời gian mòn răng diễn biến nhanh hơn do ngà răng không cứng chắc bằng.
-Mòn men răng thường là do các nguyên nhân:
+Các axit trong thực phẩm, đồ ăn uống hàng ngày từ từ bào mòn men răng.
+Chứng trào ngược dạ dày: Gây mòn mặt trong của răng.
+Tật nghiến răng khi ngủ gây mòn mặt nhai của răng hàm.
+Các thói quen xấu: Cắn móng tay, nhai vật cứng,.. có thể làm vỡ hoặc rạn men răng.
+Nếu bạn uống ít nước hoặc mắc các bệnh lý dẫn đến khô miệng. Khi đó, nưước bọt tiết ra ít khiến axit bám trên răng lâu hơn, tăng nguy coe mòn răng lên gấp nhiều lần.
+Các yếu tố duy truyền có thể àm ảnh hưởng đế số lượng hoặc chất lượng men răng, khiến men răng bể và dễ mòn hơn.
+Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chải răng nhiều lần trong ngày, sử dụng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh theo chiều ngang cũng có thể gây mòn cổ răng.
Làm gì khi bị mòn răng?
-Bạn có thể áp dụng thêm những gợi ý sau để phòng tránh mòn răng:
+Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Sử dụng kem đánh răng có chứ Flour.
+Sử dụng bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp. Không nên chải răng quá mạnh.
+Sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng hay tăm xỉa răng đúng cách.
+Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa flour.
+Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn, vừa tốt cho sức khoẻ vừa giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn và axit còn sót lại trong miệng.
+Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn, kể cả rượu bia.
+Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa đường.
+Uống những thức uống có chứa axit bằng ống hút. Đặt ống hút vào sau các răng trước, khoảng giữa lưỡi.
+Trì noãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với axit để nước bọt trung hoà men răng.
+Nha sĩ có thể cho bạn toa thuốc bao gồm các sản phẩm có chứa flour, ví dụ: kem flour, bạn có thể bôi lên răng.
+Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
+Uống vitamin C thay vì nhai chúng.
-Điều trị bệnh mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi tác, sự hợp tác của người bệnh và tính chất nhạy cảm của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mòn răng:
+Nếu mòn răng ở mức độ nhẹ, mới phát hiện, chưa bị nhạy cảm thì có thể không cần điều trị. Nếu bạn dùng kem đánh răng chứa flour và nước súc miệng phù hợp thì tình trạng có thể được khắc phục.
+Nếu tổn thương răng mòn sâu bên trong, bác sĩ có thể trám cho bạn. Bác sĩ trám bù đắp lại chỗ bị mòn khuyết. rám composite yêu cầu bạn phải ăn nhai hết sức cẩn thận vì cách này không được đảm bảo về độ bền khi cắn thức ăn. Màu sắc của miếng trám composite sẽ thay đổi theo thời gian và khi đó cần phải thay miếng trám khác. Cách này giúp tiết kiệm chi phí nhưng thẩm mỹ chỉ có tính tương đối.
-Nếu mòn mặt nhai mà gây ê buốt nhiều trong quá trình ăn nhai thì có thể:
+Dán miếng sứ Veneer cho 2-6 răng cửa: Cách này được xem là tối ưu cho trường hợp răng cửa bị mòn vì miếng dán Veneer sứ sẽ giúp làm dài thân răng và màu sắc răng sẽ thẩm mỹ hơn. Veneer sứ giúp bạn hạn chế bị mài răng và vòm cung nụ cười được thiết kế hoàn hảo cho riêng bạn.Màu sắc của miếng dán Veneer sứ không thay đổi. Tuy nhiên, Veneer sứ sẽ không phù hợp với 1 vài trường hợp về khớp cắn hay răng lệch lạc rất nhiều.
+Làm răng sứ cho răng bị mòn men răng: Cách làm răng sứ là giải pháp hữu hiệu khi miếng dán sứ không phù hợp với trường hợp của bạn. Thân răng sứ được tạo hình trùng khớp với hình thể thân răng thật để bọc chụp lên những răng bị mòn mặt nhai tạo thành lớp bảo vệ bên ngoài ngà răng bị lộ để hạn chế tình trạng ê buốt kéo dài cũng như ngăn chặn những tác động có hại từ bên ngoài. Bọc răng sứ không chỉ có tác dụng bảo vệ cho răng mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao với màu sắc sáng bóng tự nhiên mà không hề bị nhiễm màu trở lại như cách hàn trám răng.
+Bọc răng sứ cũng đồng thời hỗ trợ răng đảm bảo được chắc năng ăn nhai. Hiện nay, các công nghệ hiện đại đã tạo ra nhiều loại răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên không khác gì răng thật với độ bền chắc và chịu lực cao, đảm bảo ăn nhai tốt, không bị vỡ mẻ, chống mòn, chống bám giúp răng duy tri độ thẩm mỹ trong thời gian lâu dài. Bạn nên đến những trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn thêm.