Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (hay còn gọi là niềng răng mắc cài kim loại tự đóng) là phương pháp được cải tiền niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Với niềng răng mắc cài truyền thống hệ thống mắc cài, dây cung, thun sẽ được cố định lên răng tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển. Các thun buộc sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị bung rớt, điều này làm ảnh hưởng đến tiền trình niềng răng. Để khắc phục nhược điểm này phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc ra đời.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có hệ thống nắp trượt tự động sẽ thay thế cho thun để giữ dây cung trên các rãnh mắc cài. Dây cung sẽ trượt tự do trên rãnh mắc cài nhờ chốt tự động này vì thế tạo được lực tác động đều đặn trên răng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có tốt không?
Xem thêm:
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là phương pháp chỉnh nha được nhiều khách hàng lựa chọn với những ưu điểm như sau:
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng cũng giống như phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, mang đến hiệu quả chỉnh nha vượt trội. Hệ thống nắp trượt giữ cố định dây cung thay cho dây thun, giúp Bác sĩ dễ dàng thực hiện việc kiểm soát lực tác động lên răng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có hệ thống dây cung được thiết kế chắc chắn, chỉnh nha hiệu quả với nhiều trường hợp kể cả răng bị lệch lạc lớn. Do đó, phương pháp này được nhiều người lựa chọn để thực hiện vì mang lại hiệu quả chỉnh nha cao.
Do các hệ thống nắp trượt tự động đóng tạo ra lực siết ổn định, giảm ma sát nên quá trình chỉnh nha có thể được rút ngắn. Tùy từng trường hợp mà thời gian niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có thể kéo dài từ 18 - 24 tháng.
Mắc cài và dây cung niềng răng mắc cài kim loại tư buộc có khả năng chống bám hiệu quả. Do đó, khi ăn uống không lo bị nhiễm màu, nên vệ sinh sẽ dễ dàng hơn.
Nếu ở phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống thun buộc có thể dễ dàng bị đứt khiến dây cung bị bung ra. Thì ở phương pháp mắc cài kim loại tự buộc dây cung được đặt trong rãnh của mắc cài và một nắp trượt tự động bên ngoài có thể đóng mở rất linh hoạt, chắc chắn, không để cho dây cung tuột ra ngoài.
Ưu nhược điểm của mác cài kim loại tự buộc
– Nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự đóng so với mắc cài thường là mức chi phí cao hơn. Đây là một yếu tố quan trọng mà khách hàng cần phải cân nhắc trước khi lựa chọn giữa một trong hai phương pháp mắc cài tự đóng và mắc cài thường.
– So với các phương pháp chỉnh nha khác không đảm bảo tính thẩm mỹ cao như các phương pháp dùng mắc cài sứ hay dùng hàm trong suốt.
Bước 1. Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám sơ qua tình trạng răng miệng hiện tại. Sau đó, đi chụp x quang Panorex – Cephalometric để xác định chính xác mức độ sai lệch khớp cắn của răng và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó sẽ đưa ra được phương pháp cải thiện tốt nhất.
Dựa vào nhu cầu và mong muốn của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm, điều kiện thời gian, chi phí. Đồng thời cũng sẽ giải thích mọi thắc mắc của bạn giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng.
Ngoài ra nếu phát hiện ra các tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ cần phải điều trị khỏi trước khi thực hiện niềng. Điều này giúp cho bạn nhận được kết quả tốt nhất sau khi niềng.
Bước 2. Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Vceph 3D
Kết quả chụp x quang Panorex – Cephalometric được đưa về phần mềm Vceph 3D. Tại đây bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chi tiết và chính xác qua từng giai đoạn niềng. Công nghệ 3D hiện đại sẽ giúp bạn thấy được vị trí răng cần nắn chỉnh, tỉ lệ, thời gian dịch chuyển răng và kết quả cuối cùng sau khi niềng.
Đây là bước rất quan trọng giúp người niềng răng hiểu rõ tình trạng răng hàm của mình và biết được chính xác quá trình di chuyển của răng. Thời gian niềng và biết trước kết quả sau khi chỉnh nha.
Bước 3. Lấy dấu mẫu hàm và thiết kế mắc cài
Trước khi gắn mắc cài, bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm. Những số liệu từ việc lấy dấu cũng như kế hoạch điều trị, thông tinh tình trạng răng miệng của khách hàng sẽ được chuyển sang Labo để các kỹ thuật viên chế tạo mắc cài cho phù hợp.
Ngoài ra việc lấy mẫu hàm còn giúp bạn có thể so sánh và thấy được sự khác biệt sau khi thực hiện niềng.
Bước 4. Tiến hành gắn mắc cài
Sau 1 - 2 ngày bạn quay trở lại nha khoa bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài trên răng, đeo thun, dây cung môi, neo chặn… việc này sẽ giúp định hình tạo lực kéo. Đối với trường hợp phức tạp phải sử dụng thêm các mini Implant để làm neo chặn kéo các răng đến vị trí mong muốn.
Quá trình gắn mắc cài phải được tiến hành tỉ mỉ, theo đúng kỹ thuật trong phòng khám vô trùng. Đảm bảo sao cho khí cụ tạo lực kéo ổn định, nhanh chóng sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bước 5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi niềng răng
Trước khi ra về, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng chi tiết để đảm bảo có kết quả cao nhất sau khi kết thúc các giai đoạn niềng răng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám nhằm kiểm tra độ dịch chuyển răng và thay thun định hình, dây cung môi để tăng lực kéo.
Kết thúc quá trình điều trị như kế hoạch ban đầu, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Một số trường hợp phải sử dụng thêm hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng.