• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG VÀ THỜI GIAN NIỀNG RĂNG CHO MỌI ĐỘ TUỔI
Thứ 6 | 15/07/2022 - Lượt xem: 756

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, là phương pháp điều chỉnh răng hô, móm, lệch lạc, thưa kẽ… về vị trí thẳng hàng và đều đặn. Bác sĩ sẽ dùng các khí cụ chỉnh nha giúp răng dịch chuyển đến đúng vị trí, khắc phục hô, móm, thưa và lệch lạc. Phương pháp này giúp bảo tồn răng thật nên an toàn hơn các phương pháp điều điều chỉnh răng khác.

Các khí cụ nha khoa bao gồm mắc cài và dây cung. Chúng tạo lực siết và kết nối răng di chuyển. Thông thường, cứ 1 – 2 tháng, bạn lại tới để Bác sĩ kiểm tra và tạo lực cho răng. 

Niềng răng thích hợp với trẻ em từ 12 tuổi đến 18 tuổi vì lúc này xương hàm còn chưa phát triển hết, sẽ đạt  hiệu quả và ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn trưởng thành bạn vẫn có thể niềng răng với kết quả đáng ngạc nhiên. Niềng răng chỉ hạn chế với đối tượng người lớn khi bước vào quá trình lão hóa từ 40 – 50 tuổi trở đi.

 

Niềng răng – Giải pháp tối ưu cho hàm răng đều, nụ cười đẹp
Niềng răng thẩm mỹ
 

2. Trường hợp nào thì phải niềng răng

Niềng răng thích hợp trong nhiều trường hợp, mang lại cho bạn nụ cười duyên dáng và gương mặt cân đối. 4 trường hợp được Bác sĩ khuyên nên niềng răng:

  • Niềng răng hô: Răng hô là trường hợp niềng răng khá phổ biến. Niềng răng hô giúp hàm trên dàn đều và lùi vào trong. Từ đó, giúp giảm hô một cách hiệu quả.
  • Niềng răng móm: Niềng răng móm là phương pháp nhiều người tin chọn để lấy lại khớp cắn hài hòa. Sự kết hợp thu răng hàm dưới và đẩy răng hàm trên khi niềng răng giúp 2 khớp cắn trên và dưới đạt tỉ lệ chuẩn, gương mặt hết móm, góc nghiên cân đối.
  • Niềng răng lệch lạc: Niềng răng là cách dàn đều, sắp xếp răng và giúp răng dời đến đúng vị trí, từ đó xóa bỏ răng lệch lạc dễ dàng, nhanh chóng.
  • Niềng răng thưa: Lực siết của dây cung sẽ giúp các răng thưa di chuyển gần lại với nhau, khắc phục thưa kẽ, để bạn có được nụ cười sát khít và tự tin hơn.

Xem thêm:

3. Thời gian niềng răng nhanh nhất là bao lâu?

Thông thường, thời gian niềng răng tối thiểu được chia làm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I (2-6 tháng): sắp xếp vị trí các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn;
  • Giai đoạn II (3-6 tháng): điều chỉnh trục các răng;
  • Giai đoạn III (6-9 tháng): điều chỉnh khớp cắn, chuyển dịch các răng về vị trí cân bằng;
  • Giai đoạn IV (3-6 tháng): Duy trì răng ổn định, giữ khớp cắn ở vị trí chuẩn và cố định.

Như vậy, để có thể niềng răng trong thời gian tối thiểu là 14 tháng, người bệnh cần phải đáp ứng đồng thời những điều kiện cơ bản sau:

  • Độ tuổi (khoảng 12-15 tuổi);
  • Tỉ lệ sai lệch khớp cắn thấp, răng lệch lạc ít;
  • Tình trạng hô, móm, răng thưa không nghiêm trọng;
  • Không phải nhổ răng.
 
Trước khi niềng răng nên biết: Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người  lớn | Medlatec
Độ tuổi niềng răng thích hợp
 

Trong đó, thời gian niềng răng tối thiểu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lứa tuổi tiến hành niềng răng:

3.1. Trẻ em

  • Giai đoạn từ 8-10 tuổi: Đây là thời kỳ thay răng sữa, lúc này trẻ sẽ được nha sĩ chỉnh sửa các răng sữa lệch lạc và tạo khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Trong giai đoạn này răng không có quá nhiều vướng bận, xương hàm đang trong quá trình hình thành, vì vậy rất thích hợp để điều chỉnh sai lệch, chuẩn bị và tạo tiền đề cho việc điều trị sau này trở nên đơn giản và nhanh hơn. Ở giai đoạn này, trẻ cần đeo hàm cố định răng chứ không cần đeo mắc cài.
  • Giai đoạn dậy thì từ 10-12 tuổi: Đến giai đoạn dậy thì, xương hàm của trẻ sẽ phát triển mạnh, tuy nhiên hệ xương răng và cơ nhai vẫn còn có thể thay đổi và bù đắp một cách nhanh nhất. Sau tuổi dậy thì, việc niềng răng cũng sẽ mang lại hiệu quả nhưng cần nhiều thời gian hơn. Trong giai đoạn 10 - 12 tuổi, nha sĩ thường dựa vào sự phát triển của trẻ để điều chỉnh răng theo tỷ lệ chuẩn phù hợp với khuôn mặt.

3.2. Người trưởng thành

Thông thường một ca niềng răng mức độ khó trung bình của người lớn sẽ dao động từ 1 tháng đến 1,5 năm. Đối với trường hợp niềng răng phức tạp hơn như: hô, móm, răng khấp khểnh nhiều... thì thời gian có thể kéo dài hơn từ 2–3 năm.

Mặc dù niềng răng tốt nhất chính là ở lứa tuổi trẻ em, tuy nhiên việc niềng răng ở giai đoạn trưởng thành không khó với sự phát triển của công nghệ trang thiết bị hiện đại.
 

CHỈNH NHA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT – Nha khoa Home
Niềng răng hiệu quả ở người trưởng thành
 

 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện niềng răng

4.1. Độ tuổi

Độ tuổi “vàng” niềng răng là khoảng 15-25 tuổi. Niềng răng muộn thì việc di chuyển răng sẽ khó khăn hơn và cần nhiều thời gian niềng răng hơn. Nếu để tình trạng sai khớp cắn quá lâu sẽ gây ra các tổn thương như tiêu xương, tụt lợi, sứt mẻ răng, tiêu cổ răng...

Vì vậy việc niềng răng sớm sẽ rút ngắn thời gian niềng răng và hạn chế những tổn thương do lệch khớp cắn, đồng thời niềng răng ở độ tuổi này sẽ hạn chế đau nhức.

4.2. Sự phức tạp của răng

Tình trạng răng mọc lệch phức tạp hay đơn giản cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Thời gian niềng răng trung bình dao động từ 1.5-2 năm, nhưng nếu sai lệch răng nặng sẽ mất nhiều thời gian niềng hơn.

Ví dụ với các ca niềng răng đơn giản, răng chỉ khểnh nhẹ, không cần phải nhổ răng hoặc chỉ niêng các khe răng thưa thì thời gian niềng răng sẽ rất ngắn, chỉ tầm 1 năm. Nhưng với các ca lệch lạc nặng, răng hô hoặc móm nặng, cần phải nhổ răng thì thời gian niềng răng tối thiểu thường kéo dài hơn 2 năm.
 

5 điều cần tránh khi niềng răng
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng

4.3. Tay nghề của nha sĩ

Thời gian niềng răng tối thiểu còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của nha sĩ, nha sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian niềng răng.

Nha sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ có những kỹ thuật đặc biệt giúp tăng tốc độ di chuyển răng, việc lên kế hoạch điều trị chuẩn xác cũng giúp bệnh nhân không phát sinh thời gian chết, từ đó rút ngắn thời gian niềng răng.

4.4. Hệ mắc cài

Loại mắc cài sử dụng cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Ví dụ mắc cài tự buộc giúp răng di chuyển liên tục và trơn tru hơn, mắc cài kim loại cũng giúp di chuyển răng nhanh hơn so với mắc cài sứ...

Hiện nay, các phương pháp chỉnh nha chủ yếu là sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi và mắc cài trong suốt, từng loại mắc cài khác nhau sẽ có thời gian niềng răng khác nhau.

4.5. Thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng

Trong thời gian niềng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, người niềng răng ăn các loại thức ăn cứng, thức ăn dai sẽ dễ gây tác động lên răng, khiến cho tình trạng răng sai lệch nặng hơn.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TRÁM RĂNG PHỔ BIẾN

    Trám răng là giải pháp tối ưu giúp phục hồi hình dáng cả răng. Với màu sắc giống với màu răng thật giúp che khuyết điểm. Giúp trả lại cho bạn nụ cười rạng ngời.

  •  

    NIỀNG RĂNG THẨM MỸ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN NÊN BIẾT

    Niềng răng lệch lạc mất bao lâu?? Răng lệch lạc nên niềng hay bọc sứ?? Địa điểm niềng răng lệch lạc an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    NIỀNG RĂNG MÓM CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG? VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG MÓM HIỆU QUẢ

    Răng móm, hay còn gọi là sai khớp cắn, là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Tình trạng răng móm không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Để cải thiện tình trạng răng móm, nhiều bệnh nhân đã xem xét phương pháp niềng răng móm. Tuy nhiên, câu hỏi có nên niềng răng hay không đang gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng nha khoa. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng răng móm và xem xét hiệu quả của việc niềng răng móm.
  •  

    CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ MỌC RĂNG

    Sốt mọc răng ở trẻ là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hay nhầm lẫn giữa sốt do bệnh lý dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.