Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
Đối với nhiều trẻ nhỏ, việc được chẩn đoán và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình sau này.
Niềng răng mang đến cho bạn nụ cười thẩm mỹ
Vì giọng nói của con người bị chi phối bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng và rất khó sửa. Nhưng niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại hàm răng của bạn, trở nên đều đặn hơn và từ đó thì khả năng phát âm của bạn trở nên chuẩn xác, âm thanh phát ra dễ nghe hơn, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể.
Một số điều bạn nên lưu ý trước và sau khi niềng răng để đạt được kết quả tốt nhất nhé:
Trước khi niềng răng
Có vô số những điều bạn cần tìm hiểu và lưu ý những điều nên làm trước và sau khi niềng răng để đảm bảo sự thuận lợi cũng như đạt kết quả tốt nhất sau khi tháo niềng. Đầu tiên, để bắt đầu cho kế hoạch niềng răng trong khoảng thời gian dài bạn cần chuẩn bị kỹ 2 yếu tố: Xác định tình trạng răng và lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín.
Những trường hợp nào nên răng
Xem thêm:
Xác định tình trạng răng miệng
Việc đầu tiên bạn cần làm trong danh sách những điều nên làm trước và sau khi niềng răng đó chính là bạn cần đến nha khoa để các bác sĩ trực tiếp thăm khám xác định tình trạng răng cũng như mức độ sai lệch của răng. Để xác định tình trạng răng các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng để xác định cấu trúc xương hàm, thế mọc răng.
Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt để phân tích mức độ sai lệch của răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nụ cười từ đó có thể dự đoán được sự cải thiện thẩm mỹ sau khi niềng, đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm bằng cách đổ mẫu hàm bằng thạch cao, mô phỏng hàm răng của bệnh nhân trên thực tế để quan sát và có cái nhìn tổng thể.
Từ những cơ sở dữ liệu thu thập được qua phim X-quang, ảnh chụp hình trong miệng ngoài mặt, dấu mẫu hàm thạch cao, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng bạn thuộc trường hợp nào và mức độ phức tạp ra sao từ đó có thể lập phác đồ, cũng như những chỉ định trong kế hoạch điều trị phù hợp và tốt nhất.
Có 4 tình trạng răng thường gặp và cần phải niềng răng để cải thiện là:
Bạn cũng có thể xác định tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc với mắt thường bằng cách soi gương hoặc chụp ảnh ở góc chính diện và góc nghiêng: Trường hợp răng hàm trên nhô ra nhiều hơn so với răng hàm dưới là tình trạng răng hô, ngược lại hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với hàm trên thì thuộc và tình trạng răng móm. Đối với răng thưa là khoảng cách giữa các răng bị hở hay cách xa nhau, răng lệch lạc là tình trạng các răng mọc không đều đặn thò ra thụt vào hay mọc chồng lên nhau.
Với mỗi tình trạng răng ở một mức độ khác nhau sẽ có phương pháp cũng như cách điều trị khác nhau. Đối với trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thoải mái niềng răng với các phương pháp niềng răng thẩm mỹ các loại mắc cài trong suốt. Nhưng đối với các trường hợp răng ở mức độ khó hay phức tạp thì phương pháp niềng thường được bác sĩ chỉ định là niềng răng kim loại và thời gian niềng cũng sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
dịch vụ niềng răng uy tín
Mắc bệnh nha chu quá nặng:
Khi mắc các bệnh nha chu, răng của bạn sẽ không được bảo vệ tốt và dần trở nên yếu đi, có xu hướng bị tụt lợi, tiêu xương.
Do đó, không thể áp dụng phương pháp niềng răng mắc cài bởi đây là kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng mắc cài, dây cung và lực điều chỉnh từ nha sĩ trong 1 thời gian giúp răng di chuyển vào đúng vị trí đúng. Việc răng yếu, tiêu xương có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của phương pháp này mang lại.
Răng giả, răng bọc sứ:
Do răng sứ, răng giả có một độ bóng và trơn nhất định ở mặt ngoài nên không thể bám dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng sẽ khó có thể thực hiện được.
Trong một số trường hợp, bọc răng sứ kém chất lượng, phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, không thể di chuyển về vị trí như mong muốn.
Trường hợp nào bạn không nên niềng răng?
Mắc một số bệnh lý:
Một số bệnh nhân mắc các bệnh động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu… thì không thể niềng răng.
Khi bệnh nhân mắc ung thư, tiểu đường, khả năng chống lây nhiễm đã rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, rất dễ gây nhiễm trùng nặng.