2.1. Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
-Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ chính là mắc cài và dây cung bằng kim loại và thun buộc cố định để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, xếp đều răng và cân đối khớp cắn, đảm bảo tính thẩm mỹ của nụ cười và gương mặt. Mắc cài được làm bằng hợp kim không gỉ, có độ bền và cứng chắc cao, đồng thời khá an toàn và không gây kích ứng đối với cơ thể.
-Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng hay còn gọi với tên gọi khác là niềng răng mắc cài kim loại tự buộc. Đây là phương pháp chỉnh nha được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Chính vì thế phương pháp nay giữ lại những đặc điểm cơ bản của niềng răng mắc cài kim loại thông thường.
-Điểm khác biệt duy nhất của phương pháp này so với kỹ thuật niềng răng trước đó chính là khoá tự đóng được tích hợp trên mắc cài. Nếu như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống ở trên, bác sĩ phải dùng thun để cố định dây cung trên mắc cài, niềng răng mắc cài kim loại tự khoá có chốt cố định dây cung mà không cần nhờ đến thun. Nắp trượt thay thế thun giúp dây cung được cố định chặt chẽ hơn, hạn chế những vấn đề giãn thun, ma sát của thun vào má làm đau, vướng víu,…
-Niềng răng mắc cai kim loại mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài kim loại mặt lưỡi, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất của phương pháp này so với phương pháp niềng răng ở trên chính là vị trí đặt mắc cài. Thay vì gắn mắc cài mặt ngoài răng, thì phương pháp này bác sĩ sẽ dời mắc cài vào mặt trong của răng giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
-Niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với hầ hết các trường hợp răng có khiếm khuyết như: Răng móm, răng hô, răng lệch lạc, khấp khểm, răng thưa nhiều,….Việc niềng răng không chỉ khắc phục những khiếm khuyết này mà còn cải thiện chức năng nhai của răng.
-Răng móm là tình trạng khớp cắn của hai hàm răng bị sai lệch. Cung răng hàm trên hướng nhiều vào phía trong, khi khép miệng thì cung răng hàm dưới phủ lên cung răng hàm trên.
-Hàm trên nhô ra quá nhiều so với mức bình thường được gọi là tình trạng răng hô. Răng hô tuy không gây hại cho sức khoẻ nhưng lại khiến bạn mất thẩm mỹ răng miệng.
-Răng khấp khểnh là những răng mọc không theo đúng hàng lối, răng chen chúc lẫn nhau và lộn xộn. tình trạng răng khấp khểnh gây ảnh hưởng xấu rất nhiều đến ngoại hình của bạn.
-Các răng mọc cách xa nhau, khoảng cách giữa các răng quá rộng chính là răng thưa. Răng thưa vừa gây mất thẩm mỹ vừa gây ra tình trạng vụn thức ăn dính vào kẽ răng.
Dịch vụ niềng răng mắc cài kim loại truyền thống uy tín.
Xem thêm:
4. Ưu - nhược điểm của niềng nrăng mắc cài kim loại
-Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những kỹ thuật chỉnh nha phổ biến tại nhiều địa chỉ nha khoa. Tuy nhiên, phương pháp thẩm mỹ răng miệng này cũng mang đến những ưu - nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
-Những ưu điểm mà phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mang đến cho khách hàng bao gồm:
+Niềng răng mắc cài kim loại có mức giá khiêm tốn: Thông thường, phương pháo này chỉ yêu cầu chi phí điều trị từ 27 triệu đến 35 triệu tuỳ vào tình trạng răng miệng khách hàng. Đây là mức giá khá rẻ so với các loại niềng răng khác.
+Hiệu quả chỉnh nha cực tốt: Lực siết lên răng đều và mạnh nên răng sẽ sớm dịch chuyển về vị trí đúng.
-Ngoài những ưu điểm nổi bật vừa nêy thì phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như:
+Tính thẩm mỹ thấp: màu sắc của mắc cài và kim loại qúa khác biệt với răng thật nên chắc chắn sẽ bị lộ niềng. Không chỉ vậy, mắc cài gồ cộm trên răng khiến hàm răng như đang đeo một chiếc giáp sắt, mất đi vẻ đẹp tự nhiên .
+Cảm giác khó chịu trong thời gian đầu: Mắc cài có thể cọ xát vào môi, má, lưỡi khiến người niềng bị tổn thương các vùng đó. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm thấy cấn, cộm trong miệng vào khoảng thời gian mới niềng.
Chăm sóc răng sau niềng như thế nào?
-Trước khi niềng răng mắc cài kim loại
+Kiểm tra xem mình có bị dị ứng với kim loại hay không
+Thử máu, kiểm tra sức khoẻ xem có bị các bệnh lý về máu như: Máu khó đông, ung thư máu, tiểu đường,.. Vì niềng răng đôi khi cần phải nhổ răng, nếu bị các bệnh lý về maud có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm máu hoặc nguy hiểm,…
+Chụp X-Quang trước khi niềng để bác sĩ thăm khám, xác định mức độ lệch lạc và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Chăm sóc răng miệng, điều trị tổng quát để có hàm răng khoẻ mạnh trước khi niềng.
-Trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại
+Chú ý vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật kỹ, làm sạch các kẽ răng giữa mắc cài và răng, dây cung,…bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước.
+Tái khám định kỳ và đúng lịch để bác sĩ xác định mức độ di chuyển của răng, siết răng, thay thun,…
+Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai, hạn chế những đồ cứng, dùng lực nhai mạnh ảnh hưởng đến mắc cài, làm đau răng và cản trở quá trình chỉnh nha. Hạn chế các món ăn ngọt dễ dẫn đến sâu răng, hoặc các bệnh lý về răng.
-Sau khi niềng răng mắc cài kim loại
+Tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi mức độ ổn định của răng, nếu phát hiện những xu hướng lệch lạc, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, hỗ trợ gắn mắc cài một vài răng để duy trì kết quả sau niềng.
-Đeo hàm duy trì theo 4 nguyên tắc sau để bảo vệ hàm răng đều đẹp và tự tin:
+Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì
+Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
+Vệ sinh hàm duy trì
+Tái khám đúng hẹn.
-Chú ý vấn đề sức khoẻ và vệ sinh răng miệng: Hàm răng sau khi tháo niềng khá nhạy cảm, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng để có hàm răng khoẻ mạnh, đều đẹp và tự tin. Không nên tẩy trắng răng ngay sau khi tháo niềng để hạn chế ê buốt và khó chịu cho răng.