Chăm sóc răng miệng cho bà bầu như thế nào là phù hợp ở từng thời kỳ là vấn đề được nhiều chị em, cũng như ông chồng quan tâm. Nha Khoa Tâm Việt giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
VÌ SAO PHẢI BẢO VỆ RĂNG MIỆNG KHI ĐANG MANG THAI??? VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI DỄ MẮC CÁC BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG??? NHỮNG VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ.
VÌ SAO PHẢI BẢO VỆ RĂNG MIỆNG KHI ĐANG MANG THAI???
Theo một nghiên cứu y học của Hoa Kỳ, những phụ nữ có bệnh về lợi mà không được chữa lành sẽ có nguy cơ cao hơn gấp ba lần so với những người khác trong việc sinh con trước kỳ hạn 35 tuần. Các Bác sĩ xác nhận, viêm lợi nghiêm trọng gây ra việc làm tăng sản xuất một chất có tên gọi là prostaglandinvaf chất gây hoại tử khối u, cùng các hóa chất khác dẫn tới việc kích thích chuyển dạ.
Ngoài ra, nếu bị viêm lợi nặng, hoặc bị chảy máu chân răng,... có thể bạn phải dùng thuốc và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Chính vì vậy, bà bầu nên biết cách chăm sóc răng miệng tốt để bảo vệ răng miệng khi mang thai.
VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI DỄ MẮC CÁC BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG?
Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau.
Trước tiên, răng và lợi của bạn có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hoocmon.
Viêm lợi là bệnh thường gặp với những triệu chứng như: Đau nhức, chảy máu và đôi khi trong một số trường hợp là hở chân răng.
Nguyên nhân thứu hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa, họ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thêm đó, họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa chất gluco hơn bình thường. Chính những điều này đã khiến cho khả năng bị sâu răng tăng cao.
NHỮNG BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ
Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng, nhưng có tới 90% các bà bầu có triệu chứng viêm lợi. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sưng, ngứa ở lợi. Đây không phải là bệnh viêm lợi thực sự mà kết quả của những rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8 của thai kì.
Người ta thấy rằng, một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với các vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu (bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng. Có thể nói phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên). Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng, rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.
Mang thai là quá trình tự nhiên, nhưng phải hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc điều trị, dù cho là bệnh gì. Trong các bệnh răng miệng, nếu bị bệnh người phụ nữ nên đi khám bệnh để nha sĩ có các biện pháp chữa trị phù hợp.
BÀ BẦU MỌC RĂNG KHÔN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHAI
Theo nhiều trường hợp bà bầu đến thăm khám tại Nha Khoa Tâm Việt, có rất nhiều trường hp răng khôn của bệnh nhân mọc ngầm, điều này có thể gây ra các hiện tượng đau nhức, hành sốt, không thể há miệng,.. Khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn. Việc ăn uống kém dinh dưỡng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi khiến thai nhi rất dễ bị còi xương, thiếu cân,..
Nếu răng khôn mọc ngầm không được điều trị dứt điểm người mẹ có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác như viêm lợi trùm răng khô, sâu răng,... Đặc biệt la trong giai đoạn mang thai sức đề kháng của người mẹ rất yếu dễ bị các vi khuẩn răng miệng tấn công gây ra các viêm nhiễm khi mọc răng khôn.
VẬY MỌC RĂNG KHÔN KHI MANG THAI ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO???
Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Vì vậy, việc nhổ răng khôn thường được bác sỹ khuyến cáo là không nên. Bởi việc này, có thể gây ra các nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cưới thai kỳ. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các tia X trong quá trình nhổ răng khôn có thể gây ra cá biến dạng về hình thể khiến thai ni bị dị tật bẩm sinh. Do đó việc điều trị bằng phương pháp nhổ răng khôn khi mang thai là điều bạn cần nhắc thật kỹ.
Mọc răng khôn khi mang thai không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vò có thể khiến cho cơn đau trở nên nặng hơn, thậm chí còn bị sưng viêm phù nề, nóng đỏ. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ, thậm chí gây ra các dị tật cho thai nhi.
Vì vậy, nếu thấy có triệu chứng mọc răng khôn khi mang thai bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đối với trường hợp mọc răng khôn khi mang thai nếu ở giai đoạn sớm các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau dành cho phụ nữ mang thai nên rất an toàn cho cả mẹ và bé bạn có thể an tâm khi sử dụng.
Nếu bạn cẩn thận hơn, trước khi có ý định mang bầu, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng trước, lấy cao răng sạch sẽ nhằm phát hiện các vấn đề về răng miệng để có biện pháp điều tri kịp thời trước khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, bà bầu mọc răng khôn cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, fluor và một số vi lượng như photpho, vitamin D, chất xơ,... Có trong các loại rau, củ quả, thủy hải sản, sữa,... Điều này giúp củng cố và cấu tạo lại men răng rất tốt cho cả mẹ và bé sau này.
Ngoài ra, Khi bà bầu mọc răng khôn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng mỗi khi thức dậy ( đặc biệt là sau bữa ăn). Súc miệng nước muối ngày 2-3 lần sẽ giúp cơn đau nhức của bạn được hạn chế không những vậy nước muối còn loại bỏ đi các tác nhân gây bệnh răng miệng rất hiệu quả khi bà bầu mọc răng khôn.
Nên uống nước thường xuyên, uống thật nhiều và nên súc miệng ngay sau mỗi bữa ăn điều này sẽ giúp bạn có thể loại bỏ các mảng bám thức ăn còn dính trên răng một cách hiệu quả nhất.
CÓ NÊN NIỀNG RĂNG KHI MANG THAI???
Trong quá trình người phụ nữ mang thai, cơ thể có khá nhiều sự thay đổi hoocmon, đây cũng là thời kỳ gia tăng nhiều bệnh răng miệng. Đang mang thai, theo khuyến cáo từ Bác sĩ, các thai phụ cần thường xuyên đến Nha Khoa Uy Tín để được Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng miệng, tránh việc các bệnh nha khoa phát triển mạnh trong thời gian này. Vậy có nên niềng răng khi mang thai không?
Trước khi niềng răng, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X quang, việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nên hoãn đến sau sinh thực hiện niềng răng để đảm bảo thẩm mỹ cho thai phụ và sức khỏe cho bé. Thời gian tốt nhất để các phụ nữ mang thai có thể thực hiện niềng răng là 6 tháng sau khi sinh.
TRÁM RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾ THAI NHI CỦA BÀ BẦU HAY KHÔNG??
Theo số liệu thống kê được thì phụ nữ đang mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao nhất. Điều này là bởi vì các bà mẹ ngại đánh răng trong thời kỳ thai nghén do mùi kem đánh răng khiến cho họ thấy khó chịu và nôn mửa. Việc vệ sinh qua loa trong giai đoạn này đã vô tình khiến cho họ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhờ những mảng bám cao răng.
Không dừng lại ở đó, lượng hoocmon Estrogen và Progestorome cũng tăng rất mạnh trong thời gian mang thai nên làm cho lợi bị sưng đau và cao răng cũng dễ hình thành từ những mảng bám. Hơn nữa, lượng canxi lúc này của bà bầu cũng không đủ vì phải cung cấp cho cả thai nhi. Chính vì vậy mà nền răng bà bầu trở nên yếu hơn và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Và một số khác, những bà bầu nghén đồ ngọt cũng dẫn đến tình trạng sâu răng. Đường chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý sâu răng. Sâu răng không những ảnh hưởng đến người mẹ gây đau nhức, hạn chế khả năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thậm chí đã có những trường hợp phải đẻ non. Như vậy, chữa sâu răng là việc bạn cần nhanh chóng xử lý.
TRÁM RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN THAI NHI KHÔNG
Nha Khoa Tâm Việt chúng tôi xin được khẳng định rằng hàn răng không hề ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì việc này không cần phải chụp Xquang cũng không cần phải dùng thuốc. Bạn vẫn có thể thực hiện niềng răng bình thường việc hàn răng, bạn chi cần lưu ý chút về thời gian điều trị mà thôi.
Khi bạn đã mang thai đến tháng thứ 4 ( giai đoạn 4-6 tháng) là khoảng thời gian thích hợp nhất để thực hiện điều trị do lúc này thai nhi đã bám chắc vào dạ con và chưa quá lớn, chưa khiến mẹ bầu khó khăn trong việc đi lại.
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÀ BẦU SAU KHI MANG THAI
Trong thời gian mang thai, sự thay đổi về nội tiết, lượng canxi từ cơ thể người mẹ cung cấp cho thai nhi, cùng với đó lượng nước bọt cũng giảm dần... Là những nguyên nhân giải thích tại sao bà bầu hay gặp phải những bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Quá trình mang thai là khoảng thời gian mà cơ thể của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi nhất, trong đó nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng cũng cao hơn người bình thường.
Vì thế, chăm sóc răng miệng cho bà bầu như thế nào là phù hợp ở từng thời kỳ là vấn đề được nhiều chị em, cũng như ông chồng quan tâm.
Trong thời gian mang thai, sự thay đổi về nội tiết, lượng canxi từ cơ thể người mẹ cung cấp cho thai nhi, cùng với đó lượng nước bọt cũng giảm dần… là những nguyên nhân giải thích tại sao bà bầu hay gặp phải những bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
DƯỚI ĐÂY CHÚNG TÔI SẼ HƯỚNG DẪN ĐẾN BẠN CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÀ BẦU Ở 5 THỜI KỲ QUAN TRỌNG
1. Chăm sóc răng miệng cho bà bầu trước khi sinh
2. Nếu trước khi mang thai bạn đang mắc phải các bệnh về răng miệng thì nguy cơ mắc các bệnh này trong thời gian mang thai là rất cao. Vì thế bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang bầu.
3. Hãy luôn duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách.
4. Chải răng tối thiểu ngày 2 lần, hoặc sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
5. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và loại kem đánh răng có chứa fluor nhằm làm chắc răng nướu.
6.Bên cạnh đó, kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Điều quan trọng, chị em nên kiểm tra răng miệng định kỳ, đặc biệt trước khi có ý định mang thai bạn nên đi thăm khám để được điều trị các bệnh lý đang gặp phải.
- Chăm sóc răng miệng cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian khá nhạy cảm và khó khăn cho bà bầu. Bởi lúc này những cơn ốm nghé khiến bạn mệt mỏi và lơ là đến việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Vì thế, đây cũng là giai đoạn mà bà bầu hay mắc phải những cơn đau nhức răng, viêm nướu… Vì thế, cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu ở giai đoạn này, chị em nên:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, bằng kem đánh răng chứa flouride để phòng các bệnh về răng miệng và chữa hôi miệng hiệu quả.
- Sau khi ăn, các mẹ nên có thói quen dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng.
- Từ bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng bởi chúng có thể gây tổn thương nướu.
- Dùng nước súc miệng có bổ sung hoạt chất tái tạo men răng là loại bỏ các mảng bám trên răng hiệu quả. Chú ý chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp với phụ nữ mang thai.
- Bạn không nên chải răng sau khi nôn.
-Chăm sóc răng miệng trong 3 tháng giữa của thai kỳ
Bước qua giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, bà bầu bắt đầu thèm ăn và ăn nhiều trở lại, đặc biệt là các món ăn vặt nhiều đường, giàu tinh bột… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những bệnh răng miệng. Vì thế, cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu trong thời kỳ này, tốt nhất nên:
+ Tránh xa những đồ ăn vặt nhiều đường, . tinh bột
+ Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, bổ sung nhiều Vitamin C, canxi và vitamin B12 nhằm giúp răng chắc khỏe, có khả năng phản ứng và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước để miệng không bị khô.
+ Đây là giai đoạn bạn có thể tiến hành cạo vôi răng, trám răng bình thường, nhưng cần tuân theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
+ Nha sỹ thường khuyên bạn không nên thực hiện tẩy trắng răng trong giai đoạn này
+ Chăm sóc răng miệng cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Đây là thời điểm quan trọng, bà mẹ thường có tâm lý lo lắng khi gần đến ngày về đích. Cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi bụng lớn dần lên. Vì thế, ở giai đoạn này bác sĩ thường khuyên thai phụ nên:
1. Tránh các tác động đến răng miệng, điều trị nha khoa trong 6 tuần cuối của thai kỳ.
2. Chải răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn. Sử dụng nước muối ấm để súc miệng là một cách rất hay để loại trừ vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng.
3. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, tốt cho thai nhi và bảo vệ răng chắc khỏe.
4. Chăm sóc răng miệng sau khi sinh
Hiện nay, với những quan niệm tiến bộ về chế độ dinh dưỡng nên sau khi sinh các sản phụ không phải kiêng khem quá nhiều như trước. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ này cũng không nên chủ quan:
- Bạn không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dễ làm răng bị tê buốt.
- Luôn luôn giữ răng miệng sạch sẽ, đánh răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Người mẹ nên uống nhiều sữa, thường xuyên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi nhằm bổ sung canxi cho răng chắc khỏe, cũng như cung cấp cho bé yêu phát triển.
- Duy trì chế độ thăm khám răng miệng định kỳ. Cạo vôi răng 6 tháng/1 lần nhằm ngăn vi khuẩn hình thành gây sâu răng, viêm nướu.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366