Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến cho người mắc phải khó chịu hoặc đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng hoặc lạnh. Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Ở một chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng cứng chắc ngoài cùng sẽ bảo vệ lớp ngà răng bên trong mềm hơn và chân răng sẽ được nướu bảo vệ. Khi men răng bị mòn hoặc tổn thương (nứt, mẻ) hoặc đường viền nướu bị tụt sẽ khiến lớp ngà răng lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng ngàn ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong răng (tủy răng). Khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chất có tính axit… sẽ khiến các dây thần kinh bên trong răng bị kích thích gây đau và ê buốt.
Ê buốt răng bởi tác nhân bên ngoài
Khi bạn chưa bị ê buốt răng nhưng thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày… là những nguyên nhân gây mòn men răng, dẫn đến các phần tử từ các thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày tiếp xúc vào tủy răng (nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng) và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
Một số loại nước súc miệng có chứa axit nên nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Từ đó, răng càng trở nên nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương thêm.
Thói quen xấu này khiến men răng mòn dần theo thời gian, kéo theo hệ lụy là ê buốt răng. Chứng nghiến răng (bruxism) là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ (sleep bruxism).
XEM THÊM:
Các thực phẩm có tính axit gây hại đến lớp men răng, dẫn đến ê buốt răng. Một số loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: ngũ cốc, đường, cá, một số chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein, soda và các đồ uống ngọt khác. Nếu bạn không bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm tích tụ trên răng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… khiến men răng bị bào mòn dẫn đến ê buốt răng.
Răng sẽ nhạy cảm hơn sau khi cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay các quy trình phục hình răng khác. Thông thường, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ biến mất sau 4–6 tuần. Trong thời gian này, bạn nên xin tư vấn của các nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Ê buốt răng mang đến cho bạn những khó chịu nào?
Có những cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng nhằm giảm cảm giác ê răng cửa như:
Tuy nhiên, những cách trên chỉ giúp bạn hạn chế được tình trạng ê răng cửa trong thời gian ngắn. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân thường dẫn đến ê răng mà ít người quan tâm đến đó là do các vi khuẩn trú ngụ lâu trong các mảng thức ăn, cao răng tấn công men răng. Về lâu dài, răng có nhiều mảng bám có nguy cơ bị yếu dần đi.
Thông thường, những trường hợp có nhiều cao răng thường đi kèm với tình trạng viêm nướu, viêm nha chu. Nếu thực hiện lấy cao răng truyền thống thì bạn sẽ cảm thấy vùng chân răng bị đau nhức và chảy máu nhiều.
Vì vậy, phương pháp lấy cao răng công nghệ mới tại Nha Khoa Tâm Việt sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn. Công nghệ này sẽ giúp đánh bật cao răng, không cần tách nướu vô cùng nhẹ nhàng và sạch sẽ.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để không bị ê buốt
Muốn răng không bị ê buốt, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: