Bệnh tụt lợi chân răng là một trong những bệnh lý về nướu có thể gây mất răng hàng loạt nhưng mọi người lại thường hay lơ là và ít quan tâm đến. Cho đến khi bệnh có xu hướng trở nặng thì chúng ta mới nghĩ đến việc điều trị, lúc này khả năng hồi phục sẽ không cao so với việc điều trị sớm ngay từ đầu.
Tụt lợi chân răng là tình trạng các mô lợi xung quanh răng mòn đi, hạ thấp xuống, phần xi măng liên kết giữa phần lợi và chân răng, để lộ bề mặt chân răng. Khi lợi bị tụt thì chân răng có cảm giác như dài ra nhưng thực chất là do lợi bị khuyết thiếu.
Bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn nhai, rất khó chịu. Thức ăn dễ dàng bị giắt lại ở kẽ chân răng dễ gây những bệnh lý khác. Sau đó vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ lan đến các răng bên cạnh và nghiêm trọng có thể dẫn tới mất răng.
Không những vậy, khi cổ răng và hân răng không còn được bao bọc và che chắn bởi nướu. Sẽ rất dễ bị mài mòn do tác động của axit trong thức ăn và của bàn chải khi đánh răng.
Nguyên nhân nào dẫn đến tụt lợi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi hở chân răng, bao gồm:
Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng lợi do vi khuẩn phá hủy. Khi bị viêm nha chu, mô lợi và các tổ chức hỗ trợ nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, từ đó khiến chân răng bị tụt lợi.
Di truyền: Trên thực tế, gen và tiền sử gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của mọi người. Theo một số nghiên cứu, 30% dân số có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao hơn phần còn lại.
Đánh răng quá mạnh: Khi Khách hàng đánh răng quá mạnh hoặc sai cách, không chỉ men răng bị mòn mà lợi của Khách hàng cũng dần dần bị tụt.
Thay đổi nội tiết tố: Khi phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố (dậy thì, mang thai và mãn kinh) lợi của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Do đó, thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tụt lợi chân răng xuất hiện ở phụ nữ.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá khiến nhiều vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng hơn. Vì thế không chỉ tụt lợi chân răng, người nghiện thuốc lá là đối tượng dễ mắc các bệnh về răng miệng khác.
Thói quen xấu: Thường xuyên siết chặt hoặc nghiến răng có thể gây quá nhiều lực trên răng, khiến lợi ngày càng bị tụt.
Đeo đồ trang sức ở môi hoặc lưỡi: Ở những vị trí này, đồ trang sức có thể ma sát và kích thích vào lợi, khiến các mô lợi dần dần bị bào mòn.
Răng bị xô lệch: Răng bị xô lệch có thể tác động quá nhiều lực vào lợi và xương của các răng kế cận, khiến các răng kế cận dần bị tụt lợi. Răng bị xô lệch có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do bẩm sinh và là hậu quả của việc mất răng.
Tụt lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng như thế nào?
XEM THÊM:
Hiện nay, việc điều trị tụt lợi dựa vào tình trạng nặng hay nhẹ của người bệnh.
Cách điều trị tụt lợi chân răng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đánh răng đúng cách, lấy cao răng, ngậm gel flour hoặc hàn bằng vật liệu hàn răng...
Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật tụt lợi được chia thành 3 nhóm:
Mỗi cách điều trị tụt lợi đều có ưu nhược điểm riêng, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để tư vấn cho bạn phương pháp thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị tụt lợi như thế nào thì hiêu quả?
Bệnh nhân bị tụt lợi chân răng thường gặp phải các triệu chứng như sau:
Để phòng ngừa nguy cơ bị tụt lợi chân răng, bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
Định kỳ 6 tháng nên đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra răng miệng. Nếu có vấn đề bệnh lý phát sinh sẽ sớm có giải pháp điều trị kịp thời. Đồng thời bác sĩ sẽ cạo vôi răng giúp răng của bạn sạch khỏe để phòng ngừa các bệnh răng nướu tốt hơn.