Căn nguyên tình trạng nghiến răng khi ngủ ở người lớn?? Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn?? Địa điểm điều trị nghiến răng khi ngủ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ |
|
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Chứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính.
Chứng nghiến răng khi ngủ tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn tới một số biến chứng khó lường về răng miệng. Nha Khoa Tâm Việt sẽ cung cấp những kiến thức đầy đủ về chứng nghiến răng khi ngủ để bạn có thể nhận biết, phòng tránh hoặc chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Nghiến răng là một thói quen không hiếm nhưng nếu bạn nghiến răng thường xuyên, đặc biệt là khi ngủ, thì đây là một chứng bệnh gọi là chứng nghiến răng khi ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì không những gây khó chịu cho người ngủ cùng mà răng và hàm của bạn còn có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Nếu bạn bị chứng nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ.
Chứng nghiến răng khi ngủ được coi là chứng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Những người nghiến răng khi ngủ thường dễ bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ khác như ngáy hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Chứng nghiến răng khi ngủ ở dạng nhẹ thường không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người bị nghiến răng khi ngủ thường xuyên và ở mức nghiêm trọng có thể bị biến chứng như rối loạn chức năng hàm, đau đầu, tổn thương răng và các vấn đề khác. Bạn hãy tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để phòng trường hợp mình mắc chứng này mà không biết.
Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:
- Tổn thường răng hoặc hàm
- Căng đầu, đau, nhức đầu
- Đau mặt hoặc hàm nặng
- Biến dạng khuôn mặt
- Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng
- Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Chứng nghiến răng khi ngủ có thể làm bệnh này nặng hơn.
+ Răng xiết hoặc nghiến vào nhau, có thể phát ra âm thanh đủ to để khiến người ngủ bên cạnh thức giấc.
+ Răng bị mòn, nứt, sứt mẻ hoặc lung lay
+ Mất men răng, để lộ các lớp răng nằm sâu bên trong
+ Răng đau và nhạy cảm hơn
+ Mỏi hàm, cơ hàm kém linh hoạt hoặc hàm bị chặt khiến khó mở ra và đóng lại hoàn toàn.
+ Đau hoặc đau nhức hàm, cổ hoặc mặt
+ Có cảm giác đau tai mặc dù tai vẫn bình thường
+ Đau đầu ê ẩm
+ Bị tổn thương trong má do nhai
+ Giấc ngủ bi gián đoạn
- Những cảm xúc như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng.
- Thói quen nghiến răng khi quá tập trung
- Nhai kích động khi ngủ
- Những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ
Stress: Tình trạng quá lo lắng stress, tức giận hoặc thất vọng có thể dẫn tới nghiến răng.
Tuổi tác: Chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành
Tính cách: Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.
Thuốc và các chất kích thích: Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffeine, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.
Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khu ngủ có nguy cơ cao bị chứng này.
Các hội chứng rối loạn khác: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động thiếu tập trung.
Bác sĩ thường xác định nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ bằng cách hỏi các câu hỏi về sức khỏe răng miệng nói chung, các loại thuốc người đó sử dụng, sinh hoạt hàng ngày và thói quen ngủ. Để xác định chứng nghiến răng khi ngủ ở mức đô nào, bác sĩ có thể kiểm tra.
+ Mức đau nhức ở các cơ hàm
+ Những bất thường về răng miệng như vỡ răng hoặc bị mất răng
+ Các tổn thương răng miệng, tổn thương xương bên dưới và bên trong má thông qua chụp Xquang.
Khám nha khoa có thể giúp phát hiện các rối loạn khác có thể gây ra chứng đau hàm hoặc đau tai tương tự, chẳng hạn như hội chứng rối loạn thái dương hàm và các vấn đề về răng hoặc tình trạng sức khỏe khác.
Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.
Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp cố định.
Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng...
Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thuốc tầng dưới mặt. Do đó, trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.
Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ...
Trên đây là các nguyên nhân, tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ mà các bạn nên biết, thấy được sự nguy hiểm của bệnh thì mọi người mới chú ý tới nó, và cẩn thận hơn, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để tránh xa, và phát hiện kịp thời nhằm phòng tránh và điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả.
Bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn là vấn đề rất nhiều người gặp phải, không chỉ gây khó chịu mà còn khiến thể trạng suy giảm. Vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của bản thân và người bên cạnh, tình trạng này kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng.
Khi ngủ hai hàm răng siết chặt phát ra tiếng kêu ken két chính là biểu hiện cơ bản của bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn. Một khi nghiến răng đã trở thành một thói quen diễn ra hàng ngày thì mặt nhai của răng sẽ bị bào mòn hoặc mẻ vỡ.
Dần dần, lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong, đây chính là một trong nguyên nhân dẫn tới cảm giác ê buốt khi ăn nhai hoặc có kích thích nóng lạnh. Ngoài ra, khi siết chặt hàm hoặc co cứng các cơ hàm thì đôi khi bạn cũng có thể cảm thấy đau tai vì co mạnh cơ hàm.
Yếu tố tâm lý, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp thái quá, chịu nhiều áp lực trong công việc và trong cuộc sống. Có nhiều sự kiện diễn ra ban ngày khiến bạn quá bất ngờ, gây sốc về tâm lý cũng khiến bạn bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.
Các khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc lệch lạc không đều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng khá nghiêm trọng.
Có một số trường hợp, chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn, những người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng sẽ diễn ra tình trạng nghiến răng khá nhiều vào ban đêm.
Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ như: Thuốc chống, trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,... hoặc bệnh nhân đang mắc một số bệnh có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ: Viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm.
Nghiến răng còn xuất phát từ yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cũng cao hơn.
Khi phát hiện bản thân mắc phải tật nghiến răng khi ngủ, bạn cần xác định nguyên nhân gây nghiến răng cụ thể để từ đó có cách chữa nghiến răng phù hợp. Thông thường, sau khi có sự thăm khám cụ thể của nha sĩ thì việc đưa ra cách điều trị sẽ chính xác và hiệu quả nhất.
Mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm khi ngủ chính là cách phòng tránh gây ra những tổn thương cho răng hiệu quả nhất. Nha sĩ sẽ lấy dấu răng và chế tạo một máng ngậm khít sát với hàm răng, bệnh nhân khi ngủ có thể mang máng ngậm để tránh cho hai hàm cọ xát vào nhau.
Trường hợp nghiến răng xuất phát từ yếu tố cấu trúc của răng như khấp khểnh không đều thì biện pháp bọc răng sứ sẽ là giải pháp hiệu quả chấm dứt tình trạng này. Mão sứ chụp bọc toàn bọi phần thân răng từ mặt nhai cho đến sát khít nướu có thể khắc phục được tình trạng mòn men diễn ra khi nghiến răng quá nhiều.
Việc bổ sung canxi và flour cho răng chắc khỏe mỗi ngày cũng như thư giãn tinh thần, hạn chế stress sẽ giúp thuyên giảm tình trạng nghiến răng khá nhiều. Tuyệt đối không sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá.
Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn, tránh những bất thường trong giấc ngủ. Thường xuyên tắm bằng nước ấm và sử dụng các thực phẩm cho bạn một giấc ngủ ngon, thoải mái. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung hàm lượng canxi cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể ngưng uống thuốc hoặc dùng bổ sung các thuốc khác để giảm tình trạng nghiến răng. Nếu trường hợp nghiến răng diễn ra khá nghiêm trọng thì bác sỹ có thể kê cho bạn toa thuốc để điều trị.
Tốt nhất, khi phát hiện triệu chứng bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn, bạn nên tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám một cách kỹ lưỡng. Việc điều trị càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khắc phục bệnh lý này.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366