• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
HÔI MIỆNG VÀ NHỮNG LÝ DO DẪN ĐẾN BỆNH HÔI MIỆNG
Thứ 7 | 11/05/2019 - Lượt xem: 1099

Dấu hiệu nhận biết của bệnh hôi miệng như thế nào?? Những nguyên nhân nào gây ra bệnh hôi miệng?? Địa điểm điều trị bệnh hôi miệng an toàn, chất lượng, uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 


NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ TRIỆT ĐỂ


Chứng hôi miệng làm cho chúng ta gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây hôi miệng và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả để có được hơi thở thơm mát khi giao tiếp.

 
HÔI MIỆNG LÀ BỆNH GÌ?


Hôi miệng là một bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ em ai cũng có thể mắc phải. Nhất là khi bạn không chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên thì tình trạng này sẽ tồi tệ hơn. Đừng chủ quan khi bị hôi miệng mà không chữa vì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh nha khoa nghiêm trọng khác.

 
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY HÔI MIỆNG


Nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ 2 nguồn bên trong và bên ngoài miệng:

 
NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI
 
BỆNH PHÔI


Các bệnh viêm phổi, viêm khí quản, thậm chí ung thư phổi cũng dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau. Những mùi hôi này do khí tích tụ trong phổi gây ra.

 
BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP


Khi bị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan hay viêm họng,... các chất này chảy xuống họng từ mũi và đóng lại nơi cuối họng hoặc cuốn lưỡi gây nên mùi tanh hôi khó chịu.

 
BỆNH DẠ DÀY


Khi mắc các bệnh dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày,.. thường tạo ra mùi hôi khó chịu do axit trào ngược từ dạ dày lên họng làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển gây nên hơi thở có mùi hôi.

 
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu đi đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả nướu răng. Khi không nhận đủ lượng máu thích hợp thì nướu và răng trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bên cạnh đó bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nồng đọ đường trong miệng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, từ đó gây ra hôi miệng.


 
BỆNH SUY GAN


Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có chức năng trao đổi chất và thanh lọc độc tố trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, chức năng của gan bị suy giảm sẽ khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ lại khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.


 


 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÔI MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?


Vấn đề đáng nói hiện nay là đa số người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hơi thở có mùi hôi bắt nguồn từ sâu bên trong miệng và chỉ toát ra khi bạn nói chuyện.

Trường hợp của bạn là một ví dụ điển hình. Hơi thở có mùi nhưng bạn không hề hay biết. Bạn thật sự may mắn khi những người thân của bạn nói ra thực tế này trước khi bạn tiếp xúc với nhiều người hơn.

Nếu bạn đến thăm khám tại nha khoa, các bác sĩ sẽ sử dụng 3 phương pháp chính để xác định xem người bệnh có bị hôi miệng hay không.

Phương pháp 1: Ngửi hơi thở của người bệnh trong khoảng cách 5cm từ miệng bệnh nhân.

Phương pháp 2: Cạo nhẹ phần lưỡi của bệnh nhân bằng 1 chiếc thìa và xét nghiệm.

Phương pháp 3: Cọ chỉ nha khoa sau chân răng bệnh nhân và xét nghiệm thành phần.


 
BỊ HÔI MIỆNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng, trong đó 90% xuất phát từ các vấn đề răng miệng, 10% còn lại đến từ các bệnh lý và thói quen không tốt hằng ngày.

Do đó, hôi miệng có thể là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể là căn bệnh mãn tính, báo hiệu cơ thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Nhưng cho dù gặp trường hợp nào thì chúng ta cũng không nên coi thường, cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác và điều trị nhanh chóng.


 
KHÔNG VỆ SINH LƯỠI


Mặc dù, đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng có thể giúp bạn loại bỏ được các mảng bám thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng, nướu. Tuy nhiên, thực tế có gần một nửa số vi khuẩn đang ẩn nấp trong lớp nước nhầy trên mặt lưỡi.

Bạn không vệ sinh lưỡi và rất nhiều người cũng đang như vậy. Đây là một thói quen không tốt. Do đó, nhớ làm sạch lưỡi sau khi chải răng nhé.



 


 
BỊ KHÔ MIỆNG


Dùng thuốc tây (hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt), thói quen thở bằng miệng khi ngủ, nghiện cafe, uống nhiều rượu, bỏ bữa sáng... là những hoạt động khiến miệng bạn bị khô.

Khi miệng bị khô, tuyến nước bọt sẽ giảm sinh tiết. Lượng nước bọt ít đi đồng nghĩa với việc không tiêu diệt được vi khuẩn và nuôi dưỡng tế bào. Vi khuẩn tăng sinh còn tế bào lại chết đi tạo ra hơi thở có mùi.


 
THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG


Thức ăn có chứa nhiều đạm, gia vị co mùi nặng (hành, tỏi, rau mùi...) khi chúng ta ăn vào sẽ sản sinh nhiều sulfur có mùi thối, gây tình trạng hôi miệng.

Hãy ngẫm lại xem dạo gần đây bạn có thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này không. Nếu có, hãy loại nó ra khỏi thực đơn và thay thế bằng thực phẩm chứa nhiều chất xơ để giúp làm sạch răng, loại bỏ các mảng bám gây mùi.


 
VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG


Khi bạn chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, các mảng bám thức ăn bám đầy trên cổ răng, nướu, lâu ngày sẽ hình thành cao răng.


Theo thời gian, nó sẽ gây kích ứng, tích tụ vi khuẩn làm răng ố vàng, có khả năng gây viêm nhiễm gây ra các bệnh lý khác như sâu răng và khi vi khuẩn kết hợp với các loại axit trong nước bọt tạo nên những phản ứng gây mùi khó chịu khi giao tiếp với mọi người.


 
CÁC BỆNH LÍ TRONG CƠ THỂ


Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên thì rất có thể hôi miệng là dấu hiệu của bệnh lý trong cơ thể, như: đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, ung thư phổi...), đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày...), suy gan, thận, tiểu đường...

Nếu là dấu hiệu của những bệnh này sẽ có các triệu chứng khác như đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu, nước tiếu có màu vàng mùi khó chịu... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết các bệnh qua mùi hôi miệng.


+ Mùi tanh hôi - ung thư phổi

+ Mùi mục nát - bệnh viêm đường hô hấp trên

+ Mùi chua - bệnh dạ dày

+ Mùi quả táo thối - ngộ độc axit pyruvic bệnh tiểu đường

+ Mùi khai nước tiểu - nhiễm độc niệu

+ Mùi thối của chất đào thải - suy gan



 


 
NGUYÊN NHÂN TỪ KHOANG MIỆNG


Bạn cần một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học theo quy tắc: Đánh răng sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại, sử dụng nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn và vệ sinh lưỡi.

Lưu ý rằng, phần lớn nước súc miệng hiện nay có thành phần cồn, gây khô miệng. Vì thế, bạn nên lựa chọn loại nước súc miệng có chứa chlorine clioxide (CLO2) có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.

Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hôi miệng, nói không với thuốc lá, cafe, bia rượu và uống nhiều nước để không gây nên tình trạng khô miệng.


 
CÁC BỆNH LÝ TRONG CƠ THỂ


Nếu hôi miệng là dấu hiệu của những bệnh lí thì cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và xác định tình trạng cụ thể.

Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan,... các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa...

Chỉ khi điều trị dứt điểm thì từ đó hôi miệng mới khỏi dần


 
CÁC BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG


Các nha sĩ luôn khuyết cáo bạn nên khám răng định kì 6 tháng/ lần mặc dù bạn không nhận thấy các vấn đề về răng miệng.

Đến nha khoa bạn sẽ được thăm khám để phát hiện sớm bệnh lí. Điển hình như sâu răng là một bệnh phát triển âm thầm, nếu để đến khi bạn phát hiện, sâu răng đã ở trong tình trạng nghiêm trọng. Không nên để có vôi răng mới lấy vì khi hình thành nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Cạo vôi răng, trám răng sâu là những phương pháp được sử dụng nhiều để khắc phục hôi miệng.

Cạo vôi răng: Bác sĩ sẽ loại bỏ những mảng bám là ổ vi khuẩn gây bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó kết hợp với các bước vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi trong miệng, tránh viêm nhiễm.

Trám răng sâu: Răng sâu nhiều có chỗ vỡ trơ tủy răng hoặc có lỗ hỏng sâu răng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh. Bằng cách trám răng sâu, bác sĩ sẽ loại bỏ ổ vi khuẩn rồi tiến hành hàn trám lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng nhằm không cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi gây hôi miệng.

Ở trên là những thông tin giải đáp về thắc mắc bị hôi miệng có nguy hiểm không và khắc phục bằng cách nào. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà bạn có thể điều trị tại nhà hoặc đến nha khoa thăm khám. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên có sự hỗ trợ của bác sĩ.



 


 
KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?


Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

 
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH HÔI MIỆNG?


Bên cạnh việc vệ sinh, những nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm:

- Khô miệng: ít nước bọt

- Nhiễm khuẩn: Sâu răng, bệnh về nướu, bệnh về miệng, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng

- Tình trạng sức khỏe: ung thu hoặc hội chứng chuyển hóa, ví dụ như bệnh trào ngược dịch dạ dày.


 
NGUY CƠ MẮC PHẢI
 
NHỮNG YẾU TỐ NÀO LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH HÔI MIỆNG?


Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm hút thuốc, thức ăn và khô miệng.

 
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ


Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

 
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔI MIỆNG?


Thông thường, rất khó để có thể tự biết hơi thở của mình hôi như thế nào. Vì vậy, bạn sẽ cần hỏi một ai đó để đánh giá tình trạng hơi thở của mình.

 
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔI MIỆNG?


Trong phần lớn các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng thường xuyên hơn, đặc biệt là ở nướu và lưỡi, dùng chỉ nha khoa và uống nhiều nước hơn. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn hãy đến gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân sâu xa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu hôi miệng do tình trạng sức khỏe khác gây ra, bạn chỉ cần điều trị nguyên nhân để hết hôi miệng. Nha sĩ sẽ chỉ định nước súc miệng và kem đánh răng kháng khuẩn để làm giảm vấn đề hôi miệng.


 
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÙ HỢP
 
NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT NÀO GIÚP BẠN HẠN CHẾ DIỄN TIẾN CỦA BỆNH HÔI MIỆNG?


Để tránh hôi miệng, bạn nên áp dụng thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn lấy hết những mảnh thức ăn dính trong các kẽ răng mà mình không thể loại bỏ bằng đánh răng. Bạn cũng đừng quên vệ sinh lưỡi khi chải răng vì đây là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện hơi thở cũng như sức khỏe nói chung:

- Không hút thuốc

- Uống nhiều nước

- Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt

- Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa đường

- Tránh một số thức ăn gây mùi như hành tỏi.

- Thay bàn chải lông mềm 3 hoặc 4 tháng một lần sau khi sử dụng



Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm