• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ê BUỐT RĂNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG Ê BUỐT
Thứ 6 | 15/07/2022 - Lượt xem: 678

1. Ê buốt răng là gì? Triệu chứng khi răng bị ê buốt?

Ê buốt răng hay còn được gọi là răng nhạy cảm là tình trạng răng miệng tương đối phổ biến thường xuất hiện ở nhiều người gây ra cảm giác khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ quá cứng.Thông thường, một chiếc răng khỏe sẽ được bao bọc bởi lớp men răng cứng chắc bên ngoài. Nó có vai trò bảo vệ lớp ngà răng – nơi chứa hàng ngàn những ống ngà dẫn đến các dây thần kinh xung quanh răng, còn chân răng sẽ được nướu bao bọc và bảo vệ.Khi men răng bị bào mòn hoặc đã bị sứt mẻ, đường viền nướu bị tụt,… làm cho lớp ngà bị lộ ra ngoài. Lúc này, nếu phải tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh, có tính acid qua thức ăn sẽ khiến cho dây thần kinh bị kích thích và gây ra hiện tượng bị ê buốt răng.

Nếu tình trạng ê buốt răng không được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp có thể khiến cảm giác ê buốt ngày càng trở nên trầm trọng dẫn đến tình trạng bị viêm tủy. Bên cạnh đó, những cơn ê buốt kéo dài cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thường xuyên phải kiêng nhiều loại đồ ăn và có tâm lý ám ảnh về tình trạng ê buốt đang gặp phải.
 


Ê buốt khi niềng răng và cách xử trí - Nha Khoa Tâm Sài Gòn
Răng bị ê buốt mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh

 

2. Tại sao bạn bị ê buốt răng?

Ngà răng bị lộ được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm. Bình thường ngà răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi lớp men răng. Tuy nhiên khi ngà răng bị lộ thì chúng sẽ tiếp xúc với với thức ăn cũng như các đồ uống khiến cho răng có cảm giác ê buốt và lung lay, thậm chí có những cơn đau nhức đến tận chân răng. Việc bị tổn thương cũng như sự mòn răng có thể khiến cho lớp men răng bị giảm đi phần nào cùng với đó là ngà răng mang theo các ống thần kinh bị nhô ra phía ngoài. Đó chính là lý do mà khi tiếp xúc với từng mức nhiệt trong lúc ăn hay uống sẽ gây kích thích các dây thần kinh gây cảm giác đau cũng như là khó chịu.

Bên cạnh đó thì chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây nên răng nhạy cảm. Chẳng hạn như:

Tình trạng sâu răng: Sâu răng có thể coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng và biến chứng khác. Chính các lỗ sâu trên răng đã làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Ngoài ra chúng còn gây tụt lợi, dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm khác.

Tụt lợi cũng có thể làm lộ phần ngà ở phía dây thần kinh ở chân răng, làm cho răng trở nên ê buốt cho dù nguyên nhân là do sâu răng hay do mòn răng đi chăng nữa.

Thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm: Đánh răng sai cách cũng như việc không xỉa răng đầy đủ đều có thể là nguyên nhân. Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao có thể dẫn đến tổn thương lợi và nhạy cảm răng.

Răng nhạy cảm có thể xảy ra ở những người có thói quen ăn uống không khoa học: Ăn những thức ăn chứa nhiều axit như dưa chua hay các loại thức ăn chế biến sẵn, qua thời gian chúng sẽ gây mòn răng dẫn tới lộ ngà răng và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu

Nhiều phụ nữ thường có xu hướng sử dụng các phương pháp thẩm mỹ cho răng, nhưng họ đâu có thể ngờ được rằng chính những sản phẩm được sử dụng để tẩy trắng răng lại có thể gây nên cảm giác nhạy cảm cho răng.

Ngoài ra tình trạng nghiến răng hoặc cắn răng trong lúc ngủ của nhiều người cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm.
 

Chảy máu chân răng và đau buốt khi uống nước lạnh, bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng
 

3. Làm thế nào để phòng tránh răng nhạy cảm?

Để làm giảm các nguy cơ răng bị ê buốt thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bị lộ ngà cũng như là các bệnh nha chu.

Chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp nhằm làm giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Chải răng bằng nước ấm khoảng 30-40 độ C có thể hạn chế ê buốt răng. Bên cạnh đó một chế độ ăn hạn chế chứa axit cũng giúp phòng ngừa hiện tượng răng ê buốt.

Để chẩn đoán cũng như được định hướng cách điều trị tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ. Thông thường nha sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên về việc sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp cộng thêm các loại kem có chứa fluor để bảo vệ răng chống lại sâu răng. Bên cạnh đó nha sĩ cũng như là các chuyên viên có thể thực hiện một số phương pháp điều trị răng ê buốt tại phòng nha. Bao gồm việc thoa fluor và sử dụng keo dán lên răng. Nếu tình trạng răng của bạn bị hư hại nhiều thì biện pháp chiếu laser có thể được sử dụng.
 


làm sao để hết ê buốt răng ?

Phòng tránh răng ê buốt

4. Bị ê buốt răng cảnh báo bệnh gì?

Tuy tình trạng răng bị ê buốt chưa phải là vấn đề nha khoa nghiêm trọng nhưng trong số những trường hợp dưới đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý răng miệng, cụ thể như sau:

4.1 Teo rút nướu tự nhiên

Những người ở độ tuổi ngoài 40, nướu thường có dấu hiệu bị teo rút và để lộ ra phần chân răng. Đây là phần răng không được men răng bảo vệ nên thường khá nhạy cảm dễ bị ê buốt nếu tiếp xúc với những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn khô cứng.Chính vì vậy, nếu tình trạng ê buốt răng xuất hiện và phần chân răng có khoảng trống bất thường cần phải đến ngay nha khoa để được sự tư vấn trám cổ chân răng. Việc sử dụng biện pháp này khi nướu bắt đầu bị teo, tụt giúp bảo vệ răng được lâu dài và tránh nguy cơ bị rụng răng

4.2 Mắc bệnh nướu răng

Những mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày do việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn không được kỹ lưỡng. Lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của người bệnh. Khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng, có thể dẫn đến phá hủy ổ răng.

Trong đó, người bệnh sẽ thường gặp phải tình trạng viêm nướu răng khi các mô mềm quanh ổ xương răng bị sưng đỏ, tạ mảng bám và gây chảy máu. Bệnh lý này tăng nguy cơ mắc những bệnh nha chu, tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và thậm chí gây mất răng.

Xem thêm:

4.3 Viêm nha chu

Nếu vẫn chưa biết răng ê buốt là vì sao thì viêm nha chu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đây là bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải đặc biệt là người già, người trung niên gây đe dọa nguy cơ bị mất răng cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu chủ yếu là sự phát triển của vi khuẩn trong những mảng bám trên răng. Nếu người bệnh không thường xuyên răng miệng kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, sau đó khoáng hóa trở thành cao răng với lượng vi khuẩn lớn. Những vi khuẩn này không ngừng phát triển có thể gây ra tình trạng viêm lợi, phá hủy mô răng,… khiến bệnh nhân bị chảy máu chân răng, lợi sưng và dẫn đến hôi miệng.

4.4 Sâu răng

Sâu răng là một trong những tình trạng có thể dẫn đến ê buốt răng khi các mô cứng của răng bị tổn thương do sự phá hủy khoáng gây nên. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình bào mòn, làm hỏng men răng này là do sự tấn công của vi khuẩn tồn tại ở những mảng bám.

Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn

Theo các nha sĩ cho biết, đây là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn. Nếu tình trạng sâu răng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lớp bên trong của răng gây ra nhiễm trùng nặng và có nguy cơ bị mất răng.

4.5 Nứt răng hoặc nứt do vết trám cũ

Các vết nứt do tổn thương răng kéo dài tới tận chân răng và gây ra cảm giác bị ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nếu nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu này thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể các điều trị phù hợp.Trong một số trường hợp, trước đó người bệnh thực hiện thủ thuật trám răng hoặc trám cổ chân răng thất bại, chưa đạt đủ tiêu chuẩn khiến răng bị nứt vết trám sau thời gian ngắn. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng bị ê buốt gây khó chịu và khiến nhiều người bệnh lầm tưởng đây là bệnh lý về răng miệng.
 


Răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh dù đã trám, liệu có bị viêm tủy?

Ảnh hưởng của răng khi bị ê buốt đến cuộc sống

5. Ê buốt răng gây ra ảnh hưởng gì?

Trên thực tế cho thấy, ê buốt răng là triệu chứng không phải là bệnh lý răng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà tình trạng này xảy ra ít nhiều đều gây phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhất là không thể ăn những món ăn yêu thích và làm ảnh hưởng đến tâm lý.Tuy nhiên, nếu ê buốt răng là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan bởi khi sâu răng, viêm nha chu, eo nướu, viêm nướu,… không được điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Mất ngủ khiến cơ thể bị suy nhược: Những cơn đau răng gây ê buốt kéo dài khiến người bệnh cảm thấy bị mệt mỏi, kém ăn, gây mất ngủ đặc biệt là về đêm. Lâu dần, cơ thể sẽ cảm thấy bị uể oải, tinh thần giảm sút, kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe.
  • Mất tự tin khi giao tiếp: Nếu tình trạng ê buốt do các bệnh lý về răng gây nên có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu, vùng nướu bị chảy máu, sưng đỏ,… những triệu chứng này khiến người bệnh cảm giác tự ti mỗi khi giao tiếp hàng ngày.
  • Tăng nguy cơ mất răng cao: Khi ê buốt răng do sâu răng, tụt nướu, viêm nướu hoặc do các bệnh lý khác gây nên có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng nếu không được điều trị sớm. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải trồng răng giả, mất đi hàm răng tự nhiên.
BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NIỀNG RĂNG CHỈNH NHA LẤY LẠI CHO BẠN MỘT HÀM RĂNG ĐỀU ĐẶN VÀ ĐẦY TỰ TIN

    Đeo niềng răng có đau không?? Niềng răng có tác dụng gì?? Niềng răng mang lại lợi ích gì?? Người trưởng thành có nên niềng răng không?? Địa điểm niềng răng - chỉnh nha uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP.HCM 

  •  

    NIỀNG RĂNG MẮC CÀI MẶT LƯỠI PHÙ HỢP VỚI NHỮNG AI?

    Niềng răng đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến một hàm răng đầy dây cung và mắc cài, trông rất mất thẩm mỹ. Thật may mắn với công nghệ chỉnh nha ngày càng phát triển và niềng răng mặt lưỡi đã ra đời. Niềng răng mặt lưỡi hay còn gọi là niềng răng mặt trong, với cấu tạo tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, tuy nhiên hệ thống khí cụ  sẽ được gắn vào mặt trong của răng.

  •  

    NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG

    Nhổ răng nói chung và nhổ răng hàm nói riêng không phải thủ thuật quá phức tạp.Dù vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc nhổ răng hàm có nguy hiểm không?.Hiện nay, nhổ răng hàm dưới hoặc nhổ răng hàm trên rất an toàn nhờ có sự giúp đỡ của các loại máy móc hiện đại
  •  

    GẮN IMPLANT LÀ GÌ? PHƯƠNG PHÁP GẮN IMPLANT CÓ TỐT KHÔNG?

    Với sự tiến bộ vượt bậc của nha khoa hiện đại, những người mất răng lâu năm không còn phải sống trong sự mất tự tin và hạn chế về nụ cười của mình. Công nghệ gắn Implant đã mở ra một cánh cửa mới, mang lại hy vọng và niềm tự tin cho hàng triệu người trên khắp thế giới.