Như vậy, trám răng là gì đã có lời giải đáp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng không phải trường hợp nào có thể sử dụng phương án trám răng?
Sâu răng là một trong những lý do chính cần thực hiện trám răng. Đây là một bệnh lý xảy ra do vi khuẩn kết hợp cùng bột đường, lên men tạo thành axit và tấn công vào răng, tạo thành những lỗ đen.
Nếu không trám kịp thời, sâu răng sẽ ăn sâu vào trong tủy và chân răng, khiến răng trở nên đau nhức và thậm chí là phải nhổ bỏ.
Răng thưa có trám được không? Câu trả lời là hoàn toàn trám được. Răng thưa nhẹ khiến cho hàm răng mất thẩm mỹ, đồng thời dễ bị kẹt thức ăn vào đó. Trám răng hoặc niềng răng, bọc răng sứ là những phương án tối ưu nhất để khắc phục.
Có thể bạn sẽ gặp một vài tai nạn khiến cho răng mình bị chấn thương như nứt, vỡ nhẹ. Do vậy, để tái tạo lại hình dạng ban đầu cũng như tránh làm cho răng mẻ nặng hơn thì nên sử dụng phương pháp trám răng.
Răng bị mòn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiều nhất là do mọi người chăm sóc răng sai cách.
Theo thói quen, bạn sẽ chải răng nằm ngang hoặc quá mạnh khiến tình trạng mòn cổ răng diễn ra nhanh chóng.
Không những vậy, sử dụng bàn chải cứng cũng dẫn đến hiện tượng này, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị ê buốt hơn.
Một lý do khác khiến răng bị mòn là vì nghiến răng. Nghiến răng là bệnh lý răng miệng thuộc về khớp cắn, về lâu dài sẽ làm mòn răng.
Tốt nhất trong trường hợp này bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Các bé có răng sữa đã mọc xong nhưng phần răng hàm có những rãnh sâu, khiến thức ăn dễ dàng bị bám lại.
Ở độ tuổi này, ý thức vệ sinh răng miệng của bé chưa cao nên khả năng cao sẽ bị sâu răng.
Lúc này, trám răng vào các rãnh sâu ấy nhằm ngăn ngừa tình trạng sâu răng có thể xảy ra cho bé.
Trám răng uy tín Gò Vấp
Dù trám răng là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao, thế nhưng có một số trường hợp không thể trám răng mà cần phải sử dụng phương án khác.
Trường hợp răng sứ bị mẻ có trám được không thì câu trả lời là không thể thực hiện được.
Các vật liệu trám răng trên răng thật không tương tích được trên răng sứ, do đó khó liên kết và dễ dàng bị rơi ra ngoài.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu như vậy thì có thể dùng sứ khác để đắp lên, tuy nhiên các răng sứ đều chế tác từ sứ nguyên khối, do đó không thể dùng loại sứ khác để trám vào được.
Nứt, vỡ, sâu răng quá nặng thì trám răng không thể nào khôi phục lại bình thường được. Do đó, tùy theo tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xử lý phù hợp. Trong đó, sâu răng nặng có thể phải bắt buộc nhổ bỏ răng và trồng lại răng mới để không ảnh hưởng đến các răng kế cận.
Nhiều khách hàng đến Nha khoa Tâm Việt và hỏi rằng mẻ răng cửa có trám được không? Có thể thấy, trường hợp răng cửa bị gãy, vỡ quá nặng thì không thể trám răng được nữa. Lúc này, bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer là phương án tối ưu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
Trám răng sâu không đau.
3. Lợi ích của trám răng
Trám răng mang lại nhiều lợi ích khác nhau như:
Chắc hẳn, qua những thông tin trên bạn đã hiểu trám răng là gì rồi phải không nào? Để tránh bị hư thêm các răng khác, khi có các dấu hiệu của sâu răng, nứt vỡ nhẹ,... thì bạn cần đi trám răng ngay nhằm phục hình lại răng.
Nếu như tình trạng quá nặng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những phương án khắc phục tốt hơn.
Chuyên trám răng giá tốt
Hiện nay, nỗi lo của những người đi trám răng là gặp phải những cơ sở không uy tín. Bởi nhiều người sau khi đi trám răng ở những nơi không uy tín thì đều cảm thấy khá sợ hãi. Có thể họ đã gặp những nha sĩ có kỹ thuật không thực sự được tốt. Khiến cho miếng trám bị thay đổi kích thước và tác động vào răng, khiến cho răng có cảm giác ê buốt.
Xem thêm:
Thông dụng hiện nay là trám răng compostite thẩm mỹ, trám amalgam, trám bít hố rãnh và trám inlay, onlay
Trám bít hố rãnh răng sâu.
Đây là kỹ thuật dành cho các răng có nguy cơ bị sâu nhưng hiện tại vẫn chưa có lỗ sâu. Loại trám phòng ngừa này có hiệu quả hạn chế khả năng bị sâu răng rõ rệt.
Các răng cối nhỏ và răng cối lớn của một số người có thể có các rãnh rất sâu và hẹp, đầu lông bàn chải đánh răng không thể nào làm sạch được các rãnh này. Khi đó thức ăn và vôi răng sẽ bám lại trong các hố rãnh trên. Vì vậy nguy cơ bị sâu của những răng này rất cao. Trám bít hố rãnh dùng chất trám lấp đầy các rãnh, giúp cho thức ăn không bị nhét vào nữa, nhờ đó phòng ngừa được sâu răng. Kỹ thuật trám này không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài.
Loại trám này chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng, chứ không phải trám kẽ giữa hai răng kế cận nhau. Trám bít hố rãnh có thể thực hiện trên cả răng cối sữa và răng cối, khi răng vừa mới mọc nếu khám thấy có rãnh sâu và hẹp thì có thể trám ngay, đối với trẻ em thường từ 6 đến 10 tuổi có thể thực hiện trám bít hố rãnh.
Quá trình trám được thực hiện như sau: đầu tiên nha sĩ sẽ làm sạch các rãnh bằng mũi khoan, sau đó bề mặt rãnh sẽ được nhám bằng axit và thổi khô răng. Cuối cùng chất trám được lấp đầy vào các rãnh và đợi đến khi đông cứng, hoặc được chiếu đèn nếu là chất trám quang trùng hợp.Khi nào miếng trám bị mòn thì bệnh nhân sẽ đến nha sĩ để trám lại.
Quy trình trám răng chuẩn y khoa
Trám thẩm mỹ cho răng sâu bằng composite.
Trám răng thẩm mỹ là kỹ thuật sử dụng vật liệu composite có màu trắng ngà giống như màu răng, rất hay sử dụng để trám các răng phía trước vì yêu cầu thẩm mỹ. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cách thực hiện:
Loại trám này sử dụng chủ yếu cho các xoang trám tương đối nhỏ. Nếu phần răng sâu quá nhiều, miếng trám khá lớn, lúc đó nha sĩ có thể phải cắm thêm một chốt kim loại nhỏ để gia cố, giúp miếng trám được chắc hơn. Sau khi lấy hết phần răng bị sâu như đã nói ở trên, nha sĩ sẽ mài vát xung quanh thành của xoang trám để tăng bề mặt dán dính, đồng thời giúp miếng trám và răng dính khít với nhau hơn. Răng sẽ được phết một lớp bảo vệ, sau đó nha sĩ khoan một lỗ nhỏ vào răng và vặn vào lỗ một chốt kim loại nhỏ. Tiếp theo composite sẽ được đắp tiếp vào xung quanh chốt và miếng trám được hoàn tất.
Trám Amalgam cho răng sâu.
Đây là loại trám với vật liệu amalgam có màu đen được sử dụng từ lâu mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc, tuy nhiên hiện nay được bộ y tế khuyến cáo không nên sử dụng do chúng chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn, có thể gây độc hại đến không chỉ người được hàn răng mà còn cả các nhân viên y tế đang làm việc trong lĩnh vực nha khoa; không những vậy, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gián tiếp ảnh hưởng tới toàn cộng đồng do thủy ngân đi từ môi trường vào chuỗi thức ăn
Trám răng sâu bằng phương pháp inlay, onlay (trám đúc).
Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít, thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Miếng trám này thường được làm bằng vàng hoặc sứ nung, và được đúc cứng trước khi lắp vào răng. Loại trám này không chỉ lắp đầy phần răng bị mất do sâu, mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại.
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại https://nhakhoatamviet.com/lien-he.html
Cơ sở 1: 366 Quang Trung, P10, quận Gò Vấp, Tp HCM
Cơ sở 2: 29A Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, Quận 12
Cơ sở 3: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Khóm 4, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp