-Mất một răng là tình trạng nhiều khách hàng phải chịu. Thông thường khi mất một răng( răng không răng cửa), ít nhất có thể nhận thấy ngay tác hại, bởi chúng ta vẫn có thể ăn nhai bằng các răng còn lại, theo đó thẩm mỹ nụ cười cũng không ghi nhận sự khác biệt. Tuy niên, khi mất răng những thay đổi nhỏ vẫn âm thầm diễn ra, có thể kể đến như:
+Thứ nhất: Mất một răng ảnh hưởng đến sự sắp xếp lại của các răng trên cung răng. Các răng xung quanh sẽ đổ về vị trí răng mất, khiến cho chỗ trống mất răng bị thu nhỏ hoặc che lấp. Sau này, nếu khách hàng mong muốn khôi phục lại răng mất bằng cách trồng răng Implant thì buộc phải can thiệp thêm điều trị niềng răng để tạo khoảng trống. Thơi gian điều trị sẽ kéo dài và chi phí cũng gia tăng.
+Thứ hai: Khi răng xô lệch thì khoảng hở giữa các răng sẽ lớn hơn, thức ăn dễ nhét vào và gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng. Nếu để lâu không điều trị có thể tiếp tục dẫn đến tình trạng mất răng. Như vậy từ một răng mất ban đầu lại kéo theo mất nhiều răng khác kế cận.
+Thứ ba: Mất răng lâu năm có thể xảy ra tình trường tiêu xương hàm. Trong 1 năm đầu tiên sau khi mất răng, vùng xương hàm chỗ răng mất có thể tiêu đến 25% và sau khi 3 năm tiếp theo có thể lên đến 45-60%. Xương càng tiêu nhiều thì phục hồi với Impalnt càng khó, bởi trụ Implant muốn vững vàng phải được bao bọc bởi xương xung quanh. Do đó, khi điều trị sẽ cần thêm thủ thuật tăng thể tích xương khiến chi phí gia tăng, phẫu thuật phức tạp hơn.
Mất răng có nguy hiểm không?
-Trồng răng Implant được xem là giải pháp tốt nhất hiện nay để phục hồi răng mất. Ưu điểm của phương pháp này:
+Khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng mất ban đầu đến 95%. Sau khi trồng răng Implant, khách hàng yên tâm ăn uống ngon miệng, thoải mái giao tiếp.
+Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, trụ Implant sau khi được cấy sẽ nhanh chóng tích hợp sinh học với cơ thể và tác động lực vào xương khi ăn nhai, bảo tồn thể tích xương.
+Ngăn ngưà tình trạng răng xô lệch, đảm bảo thẩm mỹ và sức khoẻ nụ cười.
+Phương pháp này giúp bảo tồn răng thật tối đa, vượt trội hơn so với phương pháp cầu răng sứ. Nếu thực hiện làm răng sứ, bác sĩ sẽ mài 2 răng khoẻ mạnh bên cạnh răng đã mất, làm tổn hại răng thật. Theo thời gian, các răng thật này dần yếu đi nên lại tiếp tục mài các răng khoẻ mạnh kế cận làm trụ, như vậy từ mất 1 răng ban đầu sẽ kéo theo mất nhiều răng. Còn đối với cấy ghép Implant đơn lẻ, bác sĩ chỉ tác động tại vị trí răng mất, mà không làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.
Nên làm gì khi mất răng?
Xem thêm:
-Cách làm giảm sưng sau khi cắm trụ Implant như sau: Nếu có tình trạng sưng nhẹ, rỉ máu sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng, vì điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết các ca điều trị. Hiện tượng này có thể xảy ra trong 1-3 ngày đầu tiên sau khi cắm trụ implant.
-Người bệnh cần phải cắn chặt miếng bông gòn sau khi phẫ thuật để cầm máu. Súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch có chứa Chlorhexidine. Có thể chườm đá khoảng hai tiếng sau khi cấy, những ngày sau có thể chườm ấm.
-Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá từ 2-4 tuần sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant. Vì trong thuốc lá có khí Carbon Monoxide đi vào máu làm gioiws hạn số lượng dưỡng khí có sẵn được dùng để nuôi các mô lành xung quanh Implant.
-Để phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật cắm trụ Implant, khách hàng cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
-Chế độ dinh dưỡng sau khi thực hiện cấy ghép Implant
+Để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần tránh để thức ăn rơi vào vùng cấy ghép Implant, cụ thể:
+Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Khi phẫu thuật xong, người bệnh nên hạn chế thắc ăn cứng, quá dẻo hoặc uống chất lỏng nóng cho đến khi hết thuốc tê ngày đầu. Nên ăn các thức ăn mềm, có dinh dưỡng cao.
+Tránh để thức ăn rơi vào vùng trồng răng Implant: Trường hợp lỡ có thức ăn rơi vào vùng cấy Implant, bạn nên nhẹ nhàng sử dụng bông y tế, lấy ra để tránh tổn thuơng vùng phẫu thuật.
+Uống nhiều nước: Trong thời gian này, để giữ vệ sinh răng miệng và làm dịu cảm giác đau sau phẫu thuật, người bệnh nên chú ý uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ hơn và vết thương phục hồi nhanh chóng.
-Tránh vận động mạnh
+Sau khi phẫu thuật, cần tránh vận động quá sức như tập thể dục, chạy bộ trong ngày đầu tiên. Vì những hoạt động này có thể làm tổn thuơng đến vùng cấy ghép, khiến cho Implant bị lung lay.
+Bên cạnh đó, cần tránh những va chạm trực tiếp như sau:
_Tuyệt đối không dùng ngón tay hay bất kỳ vật cứng, nhọn nào khác chạm vào vùng cấy ghép Implant để kiểm tra độ lành thương vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tích hợp xương.
_Không khạc nhổ, đẩy lưỡi hoặc dùng tay chạm vào vết thương.
_Tránh chải răng quá mạnh vào những ngày đầu mới cấy Implant
_Ngay trong tuần lễ đầu sau khi cấy Implant, người bệnh có thể dùng bàn chải mềm chải sạch trụ và niêm mạc xung quanh Implant. Đối với các răng khác, bạn có thể chải bình thường, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận.
-Tái khám cắt chỉ
+Sau 10 ngày sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant, người bệnh cần quay lại phòng khám tiến hành cắt chỉ tuỳ theo tình trạng vùng cấy ghép Implant. Bác sĩ hẹn ngày cắt chỉ chính xác, dồng thời theo dõi và đánh giá tình trạng trụ sau khi được cấy vào xương hàm.
Chăm sóc răng Implant như thế nào là đúng cách?
-Người bệnh cần chú ý, không ăn sau 2 tiếng gắn chụp răng sứ. Trong những ngày đầu khi gắn mão sứ trên Implant, bạn cần chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, sau đó có thể tăng dần độ cứng của thức ăn cho đến khi ăn nhai bình thường. Chú ý ăn nhai chậm rãi, nhẹ ngàng, tránh cắn xé, nghiến mạnh.
-Những ngày sau khi răng Implant hoàn toàn tích hợp và ổn định với cơ thể thì bạn có thể ăn nhai bình thường. Theo dõi các vấn đề của răng, kênh khớp để tái khám nếu cần.
-Ngoài ra, bạn cũng nên tái khám sức khoẻ răng miệng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/ lần.
Việc quyết định có nên nhổ răng khôn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu răng khôn gây ra vấn đề cho sức khỏe răng miệng hoặc không thể vệ sinh được, thì việc nhổ là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng khôn mọc đúng vị trí và không gây đau, không cần thiết phải loại bỏ chúng. Điều quan trọng là duy trì sự theo dõi và chăm sóc định kỳ để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng.