• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MEN RĂNG BẠN YẾU
Thứ 6 | 04/11/2022 - Lượt xem: 745

1. Men răng là gì?

-Men răng là lớp ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng. Đây là thành phần cứng nhất trong cơ thể con người. Men tạo màu cho răng, giúp răng chắc hơn và bảo vệ ngà, tuỷ răng. Men răng có màu vàng nhạt, trắng xám. Và đôi khi nó có màu hơi xanh ở viền răng.

-Men răng chứa hàm lượng khoangd chất cao nhất trong cơ thể con người. Lớp men chứa tới 96% là muối khoáng. Phần còn lại là một ít chất hữu cơ và nước, men răng là sự sắp xếp của các tinh thể canxi photphat mỏng dài. Lớp men này rất khó bị vỡ hoặc cọ xát. Điểm yếu lớn nhất của lớp men đó là bị bào mòn dần trong môi trường acid. Nếu phần men răng bị bào mòn thì không thể tái tạo lại được.
 


Dấu hiệu men răng yếu

2. Nguyên nhân khiến men răng bị yếu.

-Men răng yếu do nhiều nguyên nhân tác động, kể cả nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong:

+Nguyên nhân bên ngoài;

-Không vệ sinh, chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ phá huỷ men răng, ăn mòn dần men răng theo thời gian.

-Dùng bàn chải không phù hợp, lông bàn chải quá cứng hay đánh răng sai cách, dùng lực qúa mạnh khiến cho men răng và cổ răng bị mòn.

-Thói quen hay tật nghiến răng cũng là nguyên nhân khiến cho răng sứt mẻ hoặc tác động cơ học khác cũng làm men răng bị mòn và yếu dần đi.

-Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa axit, đường, carbohydrate trong chế độ không chỉ không tốt cho sức khoẻ mà còn ảnh hưởng tiêu cực cho sức khở răng miệng.

+Do yếu tố bên trong

-Tuyến nước bọt hoạt động kém dẫn đến nước bọt tiết ra ít gây nên tình trạng khô miệng hay bã thức ăn tiết ra axit khiến cho miệng khô cũng là yếu tố làm men răng yếu đi.

-Mắc một số bệnh lý liên quan đến răng miệng như; viên nha chu, sâu răng,… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công men răng và làm hỏng dần men răng.

-Mắc một số bệnh lý về đường tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh thiếu canxi, thiếu chất dinh dường, suy dinh dưỡng,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến men răng yếu.
 


Khắc phục tình trạng men răng yếu như thế nào?

 

Xem thêm:

3. Dấu hiệu nhận biết men răng yếu

-Để nhận biết men răng yếu mà có cách khắc phục, có thể quan sát một số dấu hiệu sau:

3.1. Trên răng có đốm trắng đục

Mảng bám tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chuyển hoá axit. Từ đó, chất trong men bị đảo ngược gây ra các đốm trắng trên bề mặt răng. Nếu quan sát thấy các đốm trắng đục này nên đến nha khoa điều trị vì nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tạo ra những đốm trắng ngày càng nghiêm trọng hơn. Về lâu dài gây ra các bệnh lý như sâu răng, ảnh hưởng đến nướu hoặc viêm mô.

3.2. Ê buốt răng

-Men răng yếu làm răng trở nên rất nhaỵ cảm khiến răng xuất hiện các cơn ê buốt, đau nhức tuỳ mức độ. Tình trạng này có thể các bệnh lý về răng miệng tác động đến men răng hay do chế độ vệ sinh chăm sóc răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Có những trường hợp men răng bị hư hỏng do va đập hay tai nạn gây ra. Lúc này, ngà răng lộ ra ngoài, gây nên kích ứng khi ăn uống do đó dẫn đến đau nhức, ê buốt khó chịu.

3.3. Răng bị bong ra khi đồ ăn cứng

-Khi ăn nhai những thực phẩm cứng dễ làm mòn và mỏng men răng. Lúc này, lớp bap phủ răng bên ngoài sẽ bị bong ra là dấu hiệu cho thất men răng đang bị tổn thương và suy yếu. Nếu như gặp phải tác động nhẹ cũng khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng.
 


Làm gì  khi men răng bạn yếu

4. Cách khắc phục tình trạng men răng yếu

-Tránh thực phẩm khử khoáng men răng: Carbohydrate lên men có trong kẹo, bánh quy, nước ngọt, bánh mì, chuối và các loại ngũ cốc ăn sáng có đường cùng với vi khuẩn trong miệng để tạo ra axit có hại, những axit này phá vỡ cấu trúc của men răng.

-Sử dụng sản phẩm bù khoáng bổ sung: Đây là một trong những cách phòng tránh men răng yếu tốt nhất bạn nên áp dụng, hãy dùng nhiều các sản phẩm có chứa chất khoáng bổ sung. Bổ sung fluor như uống nước có fluor và hỏi ý kiến nha sĩ về fluor có trong kem đánh răng, nước súc miệng và phương pháp điều trị bổ sung fluor.

-Đánh răng đúng cách: Nước bọt tiết ra sau khi đánh răng có thể bù đắp và điều chỉnh quá trình khử khoáng. Nước bọt chứa các khoáng chất và protein giúp bảo vệ men răng khỏi sâu răng, nước bọt liên tục rửa sạch vi trùng khỏi răng ngay cả khi bạn không chú ý.

+Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, đánh răng ít nhất 2 phút mỗi lần.

+Đặt bàn chải ở một góc 45 độ khi chải, di chuyển bàn chải ngắn và dứt khoát.

+Làm sạch tất cả các khu vực trong miệng của bạn, bao gồm cả lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn thường tồn tại ở đây.

-Xây dựng một chế độ ăn uống giàu khoáng chất bù đắp: Tình trạng sâu răng có thể xảy ra nếu men răng bị suy yếu trong một thời gian dài, điều này do chế độ ăn uống của người hiện đại. Nhưng cũng có một loại thực phẩm như vậy để giúp men răng của bạn chắc khoẻ hơn. Nhóm thực phẩm sau để có sức khoẻ răng miệng tuyệt vời gồm: hạt, hoa quả, rau, thực phẩm giàu đạm và các sản phẩm từ sữa ít béo.

-Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần: Việc đến nha khoa để thăm khám và vệ sinh răng miệng định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Khám và vệ sinh răng miệng định kỳ sẽ bảo vệ men răng giúp bạn luôn có hàm răng chắc khoẻ.
 

 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NHỔ RĂNG SỐ 8 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Nhổ răng số 8 là một quá trình khiến nhiều người cảm thấy lo sợ vì không biết liệu nhổ răng số 8 có nguy hiểm không. Thực tế, nếu được thực hiện đúng quy trình bởi bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng thiết bị hiện đại thì quy trình này là hoàn toàn an toàn và không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

  •  

    ĐEO HÀM DUY TRÌ SAU NIỀNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý

    Dù bạn có niềng răng bằng bất kỳ phương pháp nào thì bạn vẫn cần phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc giai đoạn đầu niềng răng. Đối với những trường hợp răng đặc biệt, thời gian đeo hàm duy trì sẽ lâu hơn so với các trường hợp thông thường.
  •  

    NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ THẨM MỸ

    Niềng răng mắc cài sứ dây trong là gì?? Phương pháp niềng răng mắc cài sứ có tốt không??? Niềng răng mắc cài sứ có hiệu quả không??? Địa điểm niềng răng mắc cài sứ uy tín chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM
  •  

    DÁN SỨ VENEER PHƯƠNG PHÁP DÁN SỨ THẨM MỸ

    Dán sứ Veneer có bền không, miếng dán sứ Veneer có những vật liệu nào?? Răng sứ Veneer có tốt không?? Địa điểm thực hiện mặt dán sứ Veneer an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM