• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ UY TÍN TẠI GÒ VẤP
Thứ 4 | 25/09/2019 - Lượt xem: 2481

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc răng miệng cho trẻ?? Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ?? Địa điểm chăm sóc răng miệng cho trẻ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 

  1. ĐỂ TRẺ TỰ ĐÁNH RĂNG MỘT MÌNH
  2. ĐÁNH RĂNG CHO BÉ NGAY SAU KHI ĂN
  3. KHÔNG CHO BÉ ĐI KHÁM RĂNG SỚM
  4. CHO BÉ UỐNG SỮA VÀ NƯỚC TRÁI CÂY TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
  5. NGHĨ RĂNG SÂU RĂNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN LỚN
  6. KHÔNG CHO BÉ SỬ DỤNG KEM ĐÁNH RĂNG CHỨA FLUORIDE
  7. KHÔNG THAY BÀN CHẢI THƯỜNG XUYÊN
 
 


 

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI



Bé yêu có nụ cười xinh như thiên thần với hàm răng chắc khỏe là mong muốn của bất kì cha mẹ nào. Vì vậy, cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho các bé ngay từ những năm đầu đời.

Thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây cho thấy: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ 4 - 8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. 


Việc đánh răng hàng ngày là thói quen mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng được cha mẹ yêu cầu thực hiện nhằm giúp các bé bảo vệ răng miệng của mình. Tuy nhiên, đánh răng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu và làm mòn lớp men răng. Dưới đây là hướng dẫn mẹ cách đánh răng đúng cách cho trẻ từ 1 - 9 tuổi.

Qúa trình chăm sóc răng miệng cho bé được bắt đầu ngay khi bé chào đời và hình thức thay đổi qua các giai đoạn phát triển của bé và của bộ răng.


 

GIAI ĐOẠN BÉ CHƯA MỌC RĂNG:



Đừng nghĩ răng khi mới chào đời, các bé chưa có răng thì không cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng. Thật ra, những mảng bám răng xuất hiện ngay từ khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên. Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cho bé nên được bắt đầu càng sớm càng tốt.

Ở giai đoạn này, bạn có thể vệ sinh nướu cho bé mỗi ngày, điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng. Bạn có thể dùng một miếng gạc mềm có tẩm nước muối sinh lý để vệ sinh nướu cho bé vài lần trong ngày. Nhớ vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới cho bé.

Ngoài ra, sau khi cho bé bú, nên cho bé uống nước để tráng miệng.



 


 

GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU MỌC RĂNG:



Thông thường khi được khoảng 4 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Trước khi mọc răng sữa vài ngày, các bé thường chảy nước miếng rất nhiều và thích nhai cắn bất cứ vật gì.
Lúc này, để chăm sóc răng miệng cho bé, bạn nên dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch nhúng nước muối để vệ sinh và mát xa nhẹ nhàng ở chỗ mọc răng cho bé. Nên làm việc này trước khi bé đi ngủ và sau bữa ăn sáng để tránh vi khuẩn vỡ bề mặt răng sữa của bé.


 

GIAI ĐOẠN HOÀN CHỈNH BỘ RĂNG 



Từ 15 đến 18 tháng tuổi, bộ răng của bé đã mọc gần như đầy đủ và bắt đầu vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Ngày từ đầu giai đoạn này, bạn đã có thể hướng dẫn cho bé dùng bàn chải đánh răng. Ở độ tuổi 1 đến 1 tuổi rưỡi, các bé rất thích bắt chước các hoạt động của người lớn. Đây là lúc thích hợp để bạn dạy bé tự làm vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn cần mua cho bé loại bàn chải đánh răng có lông bàn chải thật mềm, tay cầm ngắn và kích thước phù hợp với miệng bé. Đồng thời sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ.

Một vấn đề cần lưu ý là bạn không nên sử dụng kem đánh răng cho bé khi bé chưa thực sự biết đánh răng. Bởi chất flour có trong kem đánh răng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương khi bé nuốt phải một lượng lớn flour. Ngoài ra nếu lượng flour quá nhiều sẽ dẫn đến 1 tình trạng gọi là " răng bị nhiễm flour, tạo ra những đốm trắng trên răng vĩnh viễn của bé. Vì vậy, chỉ khi bé thực sự biết súc miệng và nhổ nước súc miệng ra ngoài, bạn mới nên để bé dùng kem đánh răng.

Trong ăn uống hàng ngày, không nên cho bé ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế tối đa những món ăn vặt và đồ uống có nhiều đường. Lưu ý bổ sung thêm hàm lượng canxi cho bé trong thành phần bữa ăn hàng ngày.

Để các bé có một hàm răng trắng, đều và khỏe mạnh thì ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ vệ sinh răng miệng, bạn cũng cần lưu ý giúp bé loại bỏ một số thói quen làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm như:

- Thói quen chống cằm.

- Thói quen mút tay.

- Thói quen chống cằm.

- Thói quen thở bằng miệng. Nếu nguyên nhân của việc này là do bệnh lý khiến bé gặp khó khăn khi thở bằng mũi. Ví dụ như bệnh viêm mũi, bé cần được điều trị y tế.


Ngoài ra, trong chế độ chăm sóc răng miệng của bé, bạn nên cho bé khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, ngay cả khi bộ răng của bé chưa có vấn đề gì.



 


 
 

SỰ CHỦ QUAN CỦA CHA MẸ TRONG VẤN ĐỀ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ



Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho các bé khi trưởng thành. Một nguyên nhân quan trọng là nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về tâm quan trọng của chăm sóc răng miệng ở trẻ, với suy nghĩ con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày.

 

SỰ PHỔ BIẾN CỦA ĐỒ HỘP, THỨC ĂN NHANH



Điều kiện sống được nâng cao đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống của người Việt trong những năm gần đây thay đổi nhiều. Nếu trước đây người Việt Nam ăn uống lành mạnh hơn với các loại thức ăn tươi thì hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có đường ngày càng phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân gây các bệnh răng miệng ở trẻ em.

 

ĐƯỜNG DƯ THỪA TRONG THỨC ĂN VA VI KHUẨN TRONG MIỆNG CỦA TRẺ



Theo nghiến cứu của các chuyên gia về răng hàm mặt thì chính đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ là nguyên nhân gây sâu răng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Nếu không chải răng kỹ lưỡng mỗi ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá hủy men răng và làm sâu răng, đồng thời lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng) gây viêm nướu (đỏ, sưng và chảy máu nướu), bệnh nha chu và thậm chí mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.

 

CÁC NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG 



Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: Sâu răng và viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh khác cho cơ thể khi trẻ trưởng thành như: Bệnh mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, sinh non, thai nhi phát triển chậm..

Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên khi thấy con bị sâu vẫn không điều trị. Trong khi đó, răng sữa có những chức năng rất quan trọng cho trẻ như: Nhai khi ăn, phát âm, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển.

Tuổi của răng sữa kéo dài 6 - 12 năm. Trong quá trình mọc răng, lần lượt từng răng sẽ bị thay chứ không phải thay cùng lúc, nên nếu nhổ răng sữa sớm do sâu răng, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn. Khi bị chèn ép như vậy, răng vĩnh viễn bắt buộc mọc lệch, mọc xiên hoặc cũng có trường hợp không mọc được, phải nắn chỉnh rất tốn kém. Ngoài ra, trẻ mất răng sữa sớm, không ăn nhai thì xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.



 


 

SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ.



Để trẻ đánh răng một mình, không thay bàn chải thường xuyên là những sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc răng miệng cho con.

Ai cũng đều muốn con của mình sở hữu hàm răng khỏe đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ vẫn tin tưởng và làm theo quan niệm thiếu khoa học khi chăm sóc răng miệng cho bé. Rất nhiều thói quen có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà rất nhiều cha mẹ đã mắc phải.


 

ĐỂ TRẺ TỰ ĐÁNH RĂNG MỘT MÌNH



Hầu hết trẻ em không có kỹ năng chải răng hiệu quả cho đến khi 8 tuổi, cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Sau khi trẻ đánh răng xong, cha mẹ cần kiểm tra độ sạch sẽ của mỗi chiếc răng.

 

ĐÁNH RĂNG CHO BÉ NGAY SAU KHI ĂN



Thói quen đánh răng ngay lập tức sau khi ăn khá phổ biến không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn. Khi ăn những thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, nên đợi khoảng 30 phút sau mới được đánh răng. Nếu không, men răng sẽ bị yếu, tăng nguy cơ mòn răng.
Cách tốt nhất là sức miệng cho bé ngay sau khi ăn để loại bỏ cặn thức ăn gây vi khuẩn và chờ ít nhất 30 phút mới đánh răng.


 

KHÔNG CHO BÉ ĐI KHÁM RĂNG SỚM



Các chuyên gia nha khoa thường thấy trẻ em 2 - 3 tuổi tới khám răng lần đầu tiên để điều trị sâu răng và nhiễm trùng. Tuy nhiên, để giữ cho con có hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hoặc vào ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Khám răng định kỳ  6 tháng một lần cũng giúp bé thấy thoải mái và hào hứng khi đi nha sĩ.


 


 

CHO BÉ UỐNG SỮA VÀ NƯỚC TRÁI CÂY TRƯỚC KHI ĐI NGỦ



Đây là thói quen nhanh nhất tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn mắc phải. Sữa và nước trái cây chứa hàm lượng đường nhất định làm tăng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sâu răng. Vì vậy, nếu cho con uống những loại thức uống này trước khi đi ngủ, mẹ nên nhắc bé súc miệng lại ngay.

 

NGHĨ RĂNG SÂU RĂNG KHÔNG PHẢI CHUYỆN LỚN



Nhiều cha mẹ nghĩ rằng sâu răng có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến con của bạn trong suốt cuộc đời.

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ dẫn đến các khiếm khuyết về phát âm, ngủ kém và ảnh hưởng đến khả năng học tập của bé. Thậm chí, nhiều trường hợp sâu răng nặng, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng mới của bé và cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ.


 

KHÔNG CHO BÉ SỬ DỤNG KEM ĐÁNH RĂNG CHỨA FLUORIDE



Mặc dù fluoride gây tranh cãi, các chuyên gia đều đồng ý rằng chất này là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng. Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, những bé dưới 2 tuổi cũng cần sử dụng kem đánh răng có fluoride, chỉ cần một lượng nhỏ và đủ.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, lấy một hạt gạo kem đánh răng với bé 3 - 6 tuổi, một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu là thích hợp nhất.


 

KHÔNG THAY BÀN CHẢI THƯỜNG XUYÊN



Kể cả khi bạn chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận, sử dụng bàn chải trong một thời gian dài mà không đổi sẽ gây hại. Trong quá trình sử dụng, các sợi lông bàn chải sẽ bị mòn và không thể làm sạch răng được như thời gian đầu. Các lông bàn chải bị gãy và giảm hiệu quả tiếp cận đến những vùng khó chạm đến xung quanh răng.

Hiệp hội khuyến cáo cha mẹ không nên dùng bàn chải quá cứng cho trẻ. Vì vậy, hãy nhớ thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần hoặc khi đầu lông bàn chải có dấu hiệu mòn.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    TẨY TRẮNG RĂNG CÓ TỐT KHÔNG? VÀ KHI NÀO THÌ BẠN NÊN TẨY TRẮNG RĂNG

    Tẩy trắng răng là một trong những giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng ố vàng, xạm màu hiệu quả nhất hiện nay được rất nhiều người lựa chọn. Còn bạn, bạn đã biết gì về dịch vụ này chưa, hãy cùng nha khoa Tâm Việ theo dõi những nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

  •  

    NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÍNH ĐÁ LÊN RĂNG BẠN CẦN BIẾT

    Đính đá lên răng có dễ bị bung không?? Có nên đính đá lên răng không?? Đính đá lên răng có ảnh hưởng gì không?? Địa điểm đính đá lên răng uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 
  •  

    THÔNG TIN TRÁM RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    Sau khi trám răng có cần kiêng ăn gì không?? Làm sao để miếng trám được dùng lâu dài?? Địa điểm trám răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    TRỒNG RĂNG SỨ CÓ TỐT KHÔNG? BẢNG GIÁ TRỒNG RĂNG SỨ TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT

    Trồng răng sứ đang trở thành một phương pháp phục hình thẩm mỹ răng khá phổ biến. Đây là một quy trình giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến răng mất, phục hình chức năng răng tạo ra nụ cười hoàn hảo và tự tin. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lo ngại về vấn đề đau và quy trình trồng răng sứ cũng như các phương pháp liên quan. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc thường gặp về trồng răng sứ.