• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
BỆNH HÔI MIÊNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Chủ nhật | 20/01/2019 - Lượt xem: 1642

Tại sao lại bị hôi miệng do thực phẩm?? Hôi miệng do nguyên nhân nào gây ra?? Địa điểm điều trị bệnh hôi miệng uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt Quận Gò Vấp TP. HCM


BỆNH HÔI MIỆNG LÀ BỆNH LÝ GÌ


Triệu chứng hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như: Thực phẩm, bệnh lý cơ thể, răng miệng... Trong đó bệnh lý răng miệng chiếm đến 90% nguyên nhân gây hôi miệng. Cùng tìm hiểu những bệnh lý gây hôi miệng và cách điều trị dứt điểm cho từng nguyên nhân.

 
1/ NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG DO RĂNG MIỆNG


- Sâu răng chiếm đến 35%

- Viêm nha chu 24%

- Do cao răng 31%


 
2/ NGUYÊN NHÂN HÔI MIỆNG TỪ BỆNH LÝ TOÀN THÂN


- Bệnh lý như: Viêm họng, ho, ngạt mũi...

- Đường tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: Bệnh trào ngược dạ dày sẽ khiến mùi hôi thoát ra trực tiếp từ cuống họng và đường miệng.

- Sử dụng các loại thuốc trong một thời gian dài.

- Bệnh lý về hô hấp như nhiễm trùng phổi kinh niên, viêm xoang kinh niên, ung thu phổi,...


 
3/ TẠI SAO LẠI BỊ HÔI MIỆNG DO THỰC PHẨM


- Củ kiệu muối, các móm xào có tỏi, nộm, và các gia vị có mùi nồng.

 
4/ NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RA SAO?


Phần lớn, trong các trường hợp nguyên nhân gây hôi miệng do răng miệng đều có thể chữa khỏi dứt điểm khi được điều trị bằng các biện pháp nha khoa thích hợp


 


 
HÔI MIỆNG LÀ BỆNH GÌ??


Hôi miệng là một bệnh lý liên quan các loại vi khuẩn hình thành trong miệng khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân hủy của protein thành các axit amin.
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng miệng bị hôi.

Biểu hiện rõ nhất của hôi miệng chính là hỏi thở luôn kèm theo mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày. Chứng hôi miệng có thể xuất hiện với nhiều đối tượng, ở nhiều độ tuổi khác nhau.


 
TRIỆU CHỨNG HÔI MIỆNG LÀ GÌ??


Bệnh hôi miệng rất dễ nhận biết, triệu chứng hôi miệng thường là hơi thở có mùi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chứng hôi miệng nhẹ sẽ không cảm thấy gì. Vì vậy, để biết chính xác được mình có bị hôi miệng hay không, bạn có thể làm thử một vài cách sau:

- Ngửi mùi nước bọt, dùng nước bọt ở đầu lưỡi chấm vào tay và đợi khô.

- Trực tiếp ngửi mùi hôi miệng bằng cách úp bàn tay vào mũi và miệng, thở ra từ từ - bạn có thể dễ dàng nhận biết.

- Thở ra bằng miệng vào một chiếc cốc nhựa, sau đó nhanh chóng hít vào bằng mũi, bạn sẽ có thể dễ dàng ngửi được mùi hơi thở của bạn.

- Cách tối ưu nhất là bạn hỏi người xung quanh (lưu ý, bạn nên áp dụng cách này đối với người thân mà bạn tin tưởng)

Như vậy, hôi miệng vừa là nguyên nhân cũng là triệu chứng của khá nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm, nếu phát hiện thấy những bất thường này, bạn nên đi thăm khám nha sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.



 


 
NGUYÊN NHÂN TẠI SAO BỊ HÔI MIỆNG??


Thật ra, hiểu được tại sao hôi miệng thì sẽ trả lời được hôi miệng là bệnh gì. Trên thực tế, bệnh hôi miệng thường có 2 nguyên nhân chính:

 
NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ BÊN NGOÀI


- Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: Ung thu phổi, viêm cuống họng mũi bị viêm mũi hoặc viêm xoang. Các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày. Đặc biệt là hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.

- Thói quen ăn uống: Các thực phẫm như: Hành, tỏi, ớt cũng như việc sử dụng các loại thuốc (chứa nitrat, cồn, iodin, chloralhydrat) cũng là nguyên nhân khiến có mùi hôi miệng. Tuy nhiên các mùi này thường biến mất nhanh chóng.

- Hút thuốc lá: Mùi hôi miệng này rất đặc trưng và dễ nhận biết nhất. Mùi thuốc lá có thể kéo dài trong hơn 1 ngày sau khi ngừng hút.

- Do tâm lý: Hôi miệng do tâm lý là rất hiếm. Người bệnh có cảm tưởng mình bị hôi miệng trầm trọng nên họ thường tự cô lập và xa lánh mọi người. Hôi miệng do tâm lý thường thấy ở nữ, hoặc bệnh nhân bị bệnh tâm thần như: Trầm cảm, thần kinh phân liệt.



 


 
NHÓM NGUYÊN NHÂN TỪ KHOANG MIỆNG


- Cao răng: Các mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch, lâu dần tích tụ thành cao răng - trở thành nơi chứa nhiều vi khuẩn gây mùi khó chịu.

- Các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng... Đều là các nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

- Khô miệng: Khi lượng nước bọt giảm xuống 50% thì sẽ gây ra hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, các vi khuẩn bắt đầu hoạt động gây ra tình trạng hôi miệng.

- Chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách: Các mảnh vụ thức ăn không được làm sạch là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống.

Nguyên nhân gây hôi miệng bắt nguồn từ các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm amidan, hở van dạ dày, bề mặt lưỡi đóng bợn... Hoặc từ thói quen thường xuyên sử dụng thực phẩm nặng mùi và không làm sạch răng miệng kỹ càng sau khi ăn. Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết và xem cách điều trị dứt điểm nhé!!!



 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG DO RĂNG MIỆNG


Nhiều người cho rằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa là có thể lấy được hết các mảng bám và thức ăn dư thừa còn sót lại. Khi này, mảng bám sẽ tích tụ vi khuẩn, tạo ra axit trên bề mặt và tấn công men răng. Tủy răng bị tổn thương là nguyên nhân gây hôi miệng.

Có tới trên 50% nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng như:

- Sâu răng chiếm đến 35%

- Viêm nha chu 24%

- Do cao răng 31%


- Nguyên nhân hôi miệng khác chiếm 5%: khô miệng, do mão sứ không khí viền nướu tạo cơ hội vi khuẩn xâm lấn, hàm giả bị bong, bật, xê dịch tạo thành nơi các mảng bám tích tụ và gây mùi hôi khó chịu.


 
NGUYÊN NHÂN HÔI MIỆNG TỪ BỆNH LÝ TOÀN THÂN


- Thời tiết thay đổi về cuối năm có thể cũng khiến cơ thể và đề kháng của bạn yếu đi, lúc này những bệnh lý như: Viêm họng, ho, ngạt mũi... Sẽ kèm là nguyên nhân gây hôi miệng khó chịu. Nước bọt tiết ra không đủ để làm tiết chế khí sunfua - Khí sinh ra khi thức ăn và vi khuẩn phân hủy.

- Đường tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: Bệnh trào ngược dạ dày sẽ khiến mùi hôi thoái ra trực tiếp từ cuống họng và đường miệng của bạn, là nguyên nhân gây hôi miệng kinh niên. Ngoài ra, chứng đầy hơi, ợ tiêu cũng có thể khiến bạn trở nên ngại ngùng hơn trong giao tiếp.

- Sử dụng các loại thuốc trong một thời gian dài: Không phải thuốc nào cũng có mùi hương dễ chịu, nếu bạn mắc các chứng bệnh toàn thân về gan, thận, dạ dày... Qúa trình uống thuốc dài và liên tục khiến đường miệng luôn có mùi hôi khó chịu. Bạn có thể tham khảo một loại thuốc đặc trị hôi miệng tốt nhất.

- Bệnh lý về hô hấp như nhiễm trùng phổi kinh niên, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, rối loạn co bóp bao tử, yếu gan, tiểu đường cũng dẫn đến hôi miệng.



 


 
TẠI SAO LẠI BỊ HÔI MIỆNG DO THỰC PHẨM


Tết đến xuân về cũng là khoảng thời gian sẽ dung nạp một lượng thực phẩm lớn. Bên cạnh đó, xét về yếu tố truyền thống thì không thể thiếu một số loại món ăn đặc trưng như củ kiệu muối, các món xào có tỏi, nộm, và các gia vị có mùi nồng khác. Cách chữa hôi miệng do thực phẩn rất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.

Hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia trong khoảng thời gian này cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, mùi hôi sẽ đeo bám bạn lâu hơn, và dù dụng nước xịt thơm cũng khó lòng cải thiện được hơi thở.


 
NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RA SAO??


Phần lớn, trong các trườn hợp nguyên nhân bị hôi miệng do răng miệng đều có thể chữa khỏi dứt điểm khi được điều trị bằng các biện pháp nha khoa thích hợp.

Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất trước khi điều trị hôi miệng tại các cơ sở nha khoa

- Sâu răng: Răng sâu dù nặng hay nhẹ đều có thể được xử lý dứt điểm và hạn chế tái phát bằng công nghệ hiện đại. Một số phương pháp chữa răng sâu hiệu quả đó là hàn trám, bọc răng sứ... Tuy từng mức độ mong muốn về thẩm mỹ và điều kiện kinh tế của từng người để đưa ra lựa chọn hợp lý.

- Viêm tủy, vôi răng: Nguyên nhân gây hôi miệng sẽ không còn là lo lắng nếu nha chu được chăm sóc toàn diện qua tác động kép vừa làm sạch và vừa bù khoáng răng thêm chắc khỏe và rạng ngời.



 


 
HÔI MIỆNG VÁ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Hôi miệng thực chất là một chứng bệnh nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ hiệu quả giúp bạn phòng hơn chống.

1. Uống nhiều nước


" Thủ phạm " gây hôi miệng, chính là do vi khuẩn kỵ khí phân hủy protein và đường trong răng miệng thành các hợp chất lưu huỳnh có mùi khó chịu. Các vi khuẩn này hoạt động mạnh trong điều kiện khô. Chính vì vậy khi uống nước thường xuyên tạo không khí ẩm ướt, hạn chế môi trường phát triển của loại vi khuẩn trên. Ngoài ra, nước còn có tác dụng pha loãng nồng độ các hợp chất lưu huỳnh, làm giảm mùi hôi. Vì thế, hãy thường xuyên mang chai nước khoáng bên mình.


2. Vệ sinh răng miệng


Đó là điều không thể thiếu. Nhiều chuyên gia khuyên răng bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày ngay sau bữa ăn để vi khuẩn không có cơ hội tấn công thực phẩm dính vào kẽ răng. Hơn nữa, hãy nhớ làm sạch lưỡi vì chỗ đó là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn.


3. Điều trị các bệnh về miệng


Các bệnh về nướu hay nhiễm trùng... Cũng là những tác nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Vì vậy, cần điều trị dứt điểm và phòng ngừa bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, béo, hoặc thuốc lá, rượu, bia.


4. Không nên dùng nước xúc miệng


Bạn sẽ ngặc nhiên khi khám phá ra điều này. Nhưng phải nhớ rằng nước xúc miệng chứa rất nhiều cồn, làm cho miệng khô nhanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thậm chí nếu dùng liên tục, bạn dễ mắc bệnh hôi miệng kinh niên, rất khó chữa.


5. Dùng thuốc kháng sinh tự nhiên


Thiên nhiên cung cấp cho con người một lượng lớn các chất kháng sinh thông qua thảo dược, giúp bạn hạn chế mùi hôi khó chịu, chẳng hạn như mùi tàu tươi, cây lô hội. Khi ăn rau mùi tàu sống, nó sẽ giúp bạn khử độc miệng, kích thích tăng tiết nước bọt tránh hiện tượng khô miệng và làm ngọt hơi thở nhờ chứa chất diệp lục. Nếu không bạn cũng có thể lấy một vài cọng bạc hà hoặc lô hội tươi xay thật nhuyễn để làm nước súc miệng, cũng rất hiệu quả.



 



6. Ăn rau và hoa quả tươi


Khi ăn các loại rau quả tươi như: Táo, cần tây, dưa leo, cà rốt cũng sẽ làm sạch miệng vì trong quá trình nhai nhũng dạng thực phẩm đó sẽ loại bỏ được các thực phẩm còn dắt lại nơi kẽ răng. Hơn nữa khi ăn thực phẩm tươi cũng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.


7. Tự làm kem đánh răng


Giống như nước súc miệng, kem đánh răng cũng chứa những thành phần có hại cho men răng và miệng. Thông thường kem đánh răng được làm từ baking soda và muối để cân bằng acid hỗ trợ tan loãng các hợp chất lưu huỳnh, tránh hôi miệng. Do đó, bạn cũng có thể chế kem đánh răng của riêng mình: Trộn bột baking soda và muối theo tỷ lệ 3:1 rồi rắc hỗ trợ lên bàn chải đánh răng ẩm và đánh như thường. Hãy dùng đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài ngày. Không những đánh tan hôi miệng mà còn làm cho răng trắng bóng.


8. Thường xuyên uống nước che


Như thế sẽ rất có hại cho răng miệng vì cà phể thường tạo ra một lớp bựa lưỡi, không cho oxy lưu chuyển qua lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa cà phê còn dễ gây vàng răng.


9. Nhai kẹo cao su không đường


Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt, làm cho răng miệng ẩm ướt. Chắc bạn cũng biết, đường là nguyên nhân chính thu hút vi khuẩn, nên cần hạn chế đồ ngọt.


10. Tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị


Đến bác sĩ chuyên khoa nếu mức độ bệnh đã trở nên trầm trọng. Tốt hơn hết là hãy tập thói quen sống khỏe, vệ sinh răng miệng thật tốt.



 


 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm