Đó là tình trạng bệnh của mô nha chu: Viêm lợi và viêm nha chu phá hủy. Dễ hiểu hơn là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc bên dưới của mô chu, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được hình thành.
Viêm nha chu ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng như thế nào?
2. Tác hại của viêm nha chu đối với răng miệng
- Nướu răng nhạy cảm, dễ bị chảy máu dù là tác động nhỏ nhất
- Nướu bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có sự tổn thương nhẹ.
- Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh thân răng.
- Hiện tượng hôi miệng cũng bắt đầu xuất hiện
- Răng lung lay và thưa dần đi dẫn đến chức năng nhai bị suy giảm dần, để tình trạng kéo dài có thể bị tiêu răng (mất răng)
- Nướu lợi bị tuột thấp gây lộ chân răng
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu nướu khi đánh răng hoặc tự phát
- Cao răng đóng quanh cổ chân răng hình thành ổ vi khuẩn
- Nướu bị sưng đau và chạm vào có cảm giác mềm ra
- Có ổ mủ ngay ở đường chân, viền nướu răng
- Răng có dấu hiệu bị lung lay, không chắc chắn
Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu
Xem thêm:
Do vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách là nguyên nhân tạo cơ hội cho các vi khuẩn cư trú và hình thành những mảng bám trên răng. Chính những kẻ hở giữa lợi và răng là nơi cư trú hoàn hảo của những loại vi khuẩn gây hại.
Những con vi khuẩn trên mảng bám sẽ tiết ra các chất bài tiết có hại thường được gọi là nơi độc tố. Chất độc này sẽ tạo ra sự kháng cự chống lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sự phản ứng của cơ thể trước sự miễn dịch của độc tố trên là nguyên nhân gây viêm, sưng đỏ. Mặc dù vi khuẩn đã bị tiêu diệt, tuy nhiên vẫn còn chảy máu lợi. Nếu hiện tượng này không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn tới những bệnh về răng và cuối cùng ảnh hưởng đến xương quai hàm làm cho mất chỗ bám và dễ bị rụng.
Vệ sinh răng miệng kém, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: Sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, do nội tiết tố làm thay đổi chẳng hạn trong thời kì mang thai hoặc khô miệng.
Khi có dấu hiệu chảy máu chân răng, ban nên lưu ý hơn về vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhiều người thấy đánh răng chảy máu thì lại ngưng việc đánh răng lại. Tuy nhiên, thói quen đó hoàn toàn sai lầm, trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cũng không được dừng việc đánh răng lại. Vệ sinh răng miệng tốt để loại bỏ những mảng bám là nguyên nhân cản trở quá trình hồi phục của lợi.
Không sớm thì muộn, việc ăn nhai của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh liên quan đến nha chu. Những cơn đau nhức răng, sưng đau nướu diễn ra liên miên. Cuối cùng, ngay cả việc giữ lại những chiếc răng trên cung hàm cũng khó, khi tình trạng viêm đã đến mức nặng.
Ngoài những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng được đề cập ở trên. Khi nha chu bị viêm, tủy răng bị hoại tử, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, cũng tìm đến bạn nhanh hơn. Tỷ lệ các bà mẹ sinh non, sinh con bị thiếu cân tăng cao.
Làm thế nào khi bị viêm nha chu?
Chăm sóc nha chu không hề khó, những công đoạn việc làm có thể giúp chúng ta phòng ngừa, hạn chế bệnh răng miệng từ việc vệ sinh răng miệng hằng ngày đến việc gặp bác sĩ nha khoa.
Muốn răng miệng được tốt, chắc và khỏe hơn thì cần phải thực hiện:
- Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày với bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng có chứa fluor
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp răng, khoang miệng sạch sẽ
- Không dùng lực quá mạnh khi chải răng và dùng chỉ nha khoa
Khám răng định kỳ 6 tháng một lần không những là chăm sóc răng, nha chu. Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu hay cao răng bám quanh răng cũng được giảm thiểu. Sự hạn chế các vấn đề như cao răng, răng sâu là một cách nhanh và đơn giản nhất để phòng viêm nha chu.
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại https://nhakhoatamviet.com/:
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Facebook.com/nhakhoatamviet.366