Nong hàm niềng răng để làm gì?? Nong hàm đối với niềng răng trẻ em?? Điểm điểm niềng răng nong hàm an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
Cuối cùng bạn cũng gom đủ quyết tâm hừng hực để quyết định đi niềng răng. Đến ngày tư vấn phác đồ điều trị, nha sĩ của bạn lại bất ngờ thông báo: Trước khi niềng răng, cần thực hiện 1 bước nữa là... Nong Hàm. Lẽ ra chỉ cần đeo niềng mắc cài hoặc Invisalign là đủ giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến chỉnh hình răng chứ?? Thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài thêm 2 - 3 tháng, bạn lại tư vấn liệu có thực sự cần thiết phải nong hàm hay không. Trong bài này, Nha Khoa Tâm Việt xin giới thiệu những thông tin cần thiết về nong hàm, một bước rất quan trọng để đạt được hiệu quả chỉnh hình răng tốt nhất.
1. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH NONG HÀM
a) NONG HÀM LÀ GÌ??
Nong hàm hay cụ thể là nong rộng hàm trên bằng các biện pháp chỉnh nha. Với mục đích làm nới rộng diện tích vòm miệng, nong hàm giúp điều chỉnh lại khớp cắn soa cho phù hợp với cấu trúc khuôn mặt.
Bệnh nhân sẽ đeo khí cụ nong hàm, đẩy các răng hàm trên giãn cách, đồng thời tách dần hai xương khẩu cái. Sau đó, khoảng trống giữa 2 xương sẽ được lấp đầy bằng các mô sụn, đợi xương mới hình thành làm hàm trên rộng ra.
Lưu ý: Một số bệnh nhân sẽ dần xuất hiện khoảng trống giữa hai răng của trên. Điều này không đáng lo vì các biện pháp chỉnh nha có thể dễ dàng khắc phục ở giai đoạn chỉnh răng.
b) NONG HÀM DƯỚI
Phần lớn các ca điều trị là nong hàm trên, do khu vực này có xương khẩu cái có thể tách rời thuận tiện cho việc nong hàm. Tuy vậy, hàm dưới vẫn có thể được nong rộng bằng phương pháp hoàn toàn khác.
Nguyên lý của nong hàm dưới đơn giản là việc dịch chuyển các răng. Cụ thể là khí cụ nong hàm sẽ làm dựng thẳng các răng có xu hướng nghiêng vào bên trong. Để liệu pháp an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần có thành xương hàm vững chắc cùng với phần lợi khoẻ mạnh. Một số trường hợp cũng cần phải nhổ bớt răng.
Một số trường hợp niềng răng cần nong hàm vậy nong hàm là gì, khi nào thì cần nong hàm, nong hàm trong bao lâu và có đau không?? Bài viết dưới đây là tổng hợp tất tần tật những kiến thức về kỹ thuật nong hàm trong niềng răng, để các bạn tham khảo.
3. NONG HÀM TRONG NIỀNG RĂNG ĐỂ LÀ GÌ?? TẠI SAO PHẢI NONG HÀM TRONG KHI NIỀNG RĂNG
Khi niềng răng, trong một số trường hợp nếu trên cung hàm không có đủ khoảng trống để các răng dịch chuyển thì khó có được hiệu quả cao. Nong hàm là một chỉ định có tác tạo khoảng trống trên cung hàm để các răng có được quá trình sắp xếp được thuận lợi hơn.
Tương tự như nhổ răng thì chỉ định nong hàm cũng có tác dụng giúp nới rộng cung hàm có thêm các khoảng trống cho việc xếp đều răng khi niềng. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng trong một vài trường hợp đặc biệt. Thông thường, quá trình nong hàm sẽ diễn ra từ 1 - 3 tháng.
4. KHI NÀO THÌ CẦN NONG HÀM
a) VÒNG HÀM QUÁ HẸP
Nong rộng hàm khi niềng răng sẽ được chỉ định nếu vòm hàm hẹp. Thực tế, vòm hàm hẹo không được xác định bằng một chỉ số cụ thể nào mà dựa trên tương quan giữa vòm hàm với cấu trúc tổng thể của khuôn mặt.
Thông qua kết quả chụp phim và thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ xác định được sự tương quan giữa vòm hàm và cấu trúc tổng thể của cả khuôn mặt, từ đó xác định được vòng hàm của khách hàng có bị hẹp hay không.
Chính vì thế, với trường hợp vòng hàm hẹp khi niềng răng, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng phải kết hợp với nong hàm để tạo sự cần đối cho khuôn mặt. Khi xem xét kỹ về việc nong hàm sẽ giúp tạo đủ khoảng trống để kéo răng thì bác sĩ có thể sẽ không cần thêm chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vòm hàm quá hẹp và không đủ khoảng trống để xếp đều răng thì bác sĩ có thể kết hợp cả việc nong hàm và nhổ răng.
b) VÒM HÀM KHÔNG ĐỦ CHỖ CHO RĂNG SẮP XẾP
Không phải là vòm hàm hẹp mà là vòm hàm không đủ chỗ cho 28 - 32 chiếc răng dịch chuyển. Chỉ định này chỉ áp dụng khi tỷ lệ nong hàm nhỏ, tránh trường hợp nong hàm nhiều vì dễ phá vỡ cấu trúc hài hoà với khuôn mặt. Do đó, nhiều khả năng nên kết hợp nong hàm với nhổ răng. Hoặc chỉ cần nhổ răng mà không cần nong rộng hàm khi niềng răng.
Tuỳ vào tình trạng răng, tỷ lệ cân đối giữa răng, xương hàm và khuôn mặt mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nên lựa chọn phương pháp nào: Nhổ răng hay nong hàm hoặc kết hợp cả hai.
c) HÀM BỊ LỆCH, MÉO
Đây được coi là trường hợp phức tạp hơn so với 2 trường hợp vừa kể trên. Khi một trong hai hàm không được cân đối, bị méo hẳn về một bên người ta gọi đó là khớp cắn lệch lạc. Trường hợp này, yêu cầu bác sĩ phải dùng lực nong rộng một bên hàm để tương xứng với bên còn lại, sao cho tỉ lệ khuôn mặt cân đối hơn.
Nong hàm khi niềng răng là một thủ thuật tác động đến phần xương hàm. Do đó, khi xác định có cần nong hàm hay không bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám, chụp phim toàn cảnh. Từ hình ảnh trên phim bác sĩ mới đưa ra nhận định cụ thể nhất.
Nong hàm có tác dụng nới rộng diện tích cung răng cũng như vòm hàm, tạo sự cân đối, hài hoà trong cấu trúc khuôn mặt. Những trường hợp cần phải nong hàm, do xương hàm trên và hàm dưới hẹp hơn so với hàm còn lại, hoặc cả hai hàm đều hẹp so với tỷ lệ khuôn mặt.
Khí cụ nong hàm được giữ trong miệng khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn tuỳ trường hợp. Giới hạn nới rộng trên ở vùng răng cối nhỏ có thể lên đến 9mm và vùng răng cối là 6mm theo chiều ngang.
Khi nòng hàm, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu vào thời gian đầu. Tuy nhiên, bạn sẽ quen dần theo thời gian. Lời khuyên cho bạn là nên ăn uống thức ăn mềm và uống nhiều nước để quá trình nong hàm diễn ra thuận lợi hơn.
6. ĐỐI TƯỢNG CẦN NONG HÀM KHI NIỀNG RĂNG
Rất may, không phải bệnh nhân nào cũng cần phải nong hàm khi niềng răng. Nong hàm thực sự cần thiết để tăng hiệu quả niềng răng đối với các trường hợp được nêu sau đây.
a) CUNG RĂNG HẸP
Trường hợp này gây khó khăn cho niềng răng vì không có đủ diện tích cho các răng dịch chuyển thay đổi vị trí. Bên cạnh việc nong hàm, biện pháp nhổ bớt răng cũng đáp ứng được yêu cầu tạo khoảng trống. Với ưu tiên là bảo toàn cấu trúc hài hoà khuôn mặt, tuỳ trường hợp có thể kết hợp nhổ răng với nong hàm, hoặc áp dụng một trong hai.
b) KHỚP CẮN CHÉO
Khi 2 hàm cắn lại, răng hàm trên nằm bao ra ngoài hàm dưới được coi là khớp cắn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hàm trên bị hẹp, khi cắn lại một số răng hàm trên nằm bên trong làm sai khớp cắn, gây thiếu cân đối. Trong trường hợp một bên trái, phải bị lệch, chỉ cần nong rộng 1 bên hàm là đạt được hiệu quả.
Nong hàm rất được khuyến khích dành cho đối tượng trẻ em. Đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 15 tuổi, các nha sĩ có thể tận dụng sự hình thành và phát triển tự nhiên của vòm miệng để nong hàm. Điều này giúp quá trình điều trị dễ chịu hơn.
Trẻ lớn lên sẽ có khung hàm cân đối, rộng đủ chỗ các răng vĩnh viễn mọc. Bên cạnh đó nong hàm còn giúp tăng cường hô hấp, nụ cười thêm duyên do cấu trúc khuôn mặt: Vòm hàm, trán, má được cải thiện. Trong trường hợp các em có định niềng răng sau này, nong hàm cũng giúp rút ngắn thời gian niềng răng.
8. CÁC LƯU Ý AN TOÀN KHI ĐIỀU CHỈNH KHÍ CỤ NONG HÀM
Luôn tuân theo chỉ định của nha sĩ khi thực hiện vặn vít tăng áp lực khí cụ nong hàm. Nên thông báo ngay cho nha sĩ nếu gặp lý do bất khả kháng không thể theo kịp lịch nới rộng hàm nong định kỳ.
Dụng cụ để kích hoạt khí cụ nong hàm mở rộng ra có hình dáng giống chiếc chìa khoá. Nên giữ cẩn thận dụng cụ này và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần nới vít nong.
9. CÁC BƯỚC THAO TÁC KHI THỰC HIỆN VẶN VÍT TĂNG ÁP LỰC CHO KHÍ CỤ NONG HÀM
- Khi nhờ người thân vặn chìa hoặc tự mình thực hiện, luôn chọn nơi có đủ ánh sáng thuận tiện cho mắt quan sát.
- Đứng trước gương nếu tự thực hiện vặn vít. Nếu nhờ người thân làm hộ thì hãy nằm thoải mái, miệng há rộng để tránh bị chạm "chìa khoá" vào niêm mạc, hay lưỡi gà gây ra phản xạ nôn.
- Dùng dây hay chỉ nha khoa móc vào "chìa khoá" để tránh chìa khoá rơi vào cổ họng.
- Từ từ đưa "chìa khoá" vào lỗ vít, điều chỉnh chậm rãi để tăng áp lực vít, nới rộng hàm nong.
LƯU Ý: Nên điều chỉnh khí cụ ngay sau khi ăn để tránh các vận động hàm, kéo dài thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cho các mô sụn.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn gỡ bỏ những vướng bận về việc nong hàm và có thể quyết tâm cho kế hoạch niềng răng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Tâm Việt để được giải đáp sớm nhất!!
Như các bạn đã biết, khi chỉnh nha niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ cần thực hiện tỉ mỉ hơn thông thường. Đặc biệt với trường hợp cần phải đeo khí cụ nong hàm.
Thức ăn sau khi được nghiền nất thường dễ dính vào các góc cạnh của khí cụ. Vì thế, sau khi ăn xong, cần chú ý vệ sinh từng ngóc ngách trong miệng nhé.
Nên cắt thực phẩm to ra thành nhiều miếng nhỏ, tránh ăn thức ăn quá cứng, hay có độ dai nhiều. Với trẻ em, có thể vẫn cho các bé ăn các món ăn yêu thích để tránh biếng ăn chẳng hạn như kem, sữa chua, sinh tố...
Đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu tăng sức đề kháng, giúp màu lành thương khi có các vết trầy do khí cụ gây nên.
Dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên cho người chỉnh nha. Chẳng hạn như bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa, máy vệ sinh tăm nước..
Lưu ý: Máy vệ sinh tăm nước là một dụng cụ đắc lực giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả. Với các tia nước được phun ra dưới áp lực phù hợp sẽ đẩy sạch các cặn bám trong kẻ răng, hay ngóc ngách mà không dụng cụ nào với tới.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366