• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐEO HÀM DUY TRÌ SAU NIỀNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý
Thứ 4 | 13/07/2022 - Lượt xem: 1055

1. Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ được bác sỹ cho người niềng răng sử dụng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất (đã tháo mắc cài và dây cung). Hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng được ổn định nhanh chóng hơn, đảm bảo kết quả niềng răng hiệu quả cao nhất.

Hàm duy trì thường có 2 dạng là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Giống như mắc cài khi lựa chọn để niềng răng, hàm duy trì cũng có nhiều loại khác nhau để lựa chọn sử dụng, như hàm duy trì có dạng khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là loại khung cố định.

Nhiều người có suy nghĩ sau khi tháo niềng răng là xong thường chủ quan, không có thói quen đeo hàm duy trì như bác sỹ quy định dẫn đến tình trạng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát trở về như vị trí ban đầu. Có thể nói, đeo hàm duy trì là hành trình thử thách cuối cùng để có một hàm răng đẹp.
 

Hàm duy trì sau niềng răng - Những điều bạn cần phải biết
Tác dụng của hàm duy trì sau niềng
 

2. Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Theo cấu tạo, răng con người đặt trong xương hàm, xung quanh là các dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu này có “một kí ức”. Sau khi tháo mắc cài ra, răng sẽ cần 1 khoảng thời gian để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc cho ổn định. Nếu thời gian này không đeo hàm duy trì, trí nhớ về vị trí cũ của dây chằng nha chu sẽ khiến răng lại di chuyển trở lại vị trí ban đầu của nó.

Hàm răng sau 1 khoảng thời gian dài niềng răng chịu lực xiết, cả răng và xương hàm đều vẫn nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Thêm vào đó, trong quá trình ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Do đó, răng dễ có xu hướng về lại vị trí mọc ban đầu. chính vì vậy, hàm duy trì sẽ là dụng cu giúp đảm bảo kết quả niềng răng, giữ cho các răng được ổn định ở nguyên vị trị mới, không bị xô lệch hay sai lệch và chiều răng cho đến khi xương, răng và nướu đã thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng.

Hàm duy trì cũng giúp giữ cố định răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng khi nằm vị trí mới. Quá trình để giữ răng cố định “nằm yên” ở đó có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Đó cũng là lý do vì sao bác sỹ thường khuyên những ai sau khi tháo mắc cài kết thúc chỉnh nha lại cần đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài.
 

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không | Nha Khoa Hàn Quốc
Đeo hàm duy trì sau niềng giúp cố định răng không dịch chuyển
 

3. Loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay

Cũng như các phương pháp niềng răng, hàm duy trì cũng có các sự lựa chọn cho bạn. Hiện nay, có 3 loại hàm duy trì sau niềng răng hiện nay:

3.1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định: được làm từ thép không gỉ, có hình dạng giống như dây cung được gắn cố định mặt trong của răng bằng keo y khoa. Giúp răng được cố định không xê dịch trong quá trình đeo hàm duy trì.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ: Với tính chất gắn mặt trong của răng, giúp bạn thoải mái trong quá trình giao tiếp mà không sợ lộ hàm duy trì.
  • Tính hiệu quả: Được cố định trên răng, đồng thời làm từ nguyên liệu kim loại do đó lực tác động sẽ ổn định cao, giúp răng được cố định một cách chắc chắn hơn.
  • Thời gian đeo hàm duy trì được rút ngắn: khi được cố định trên răng 24/24 giúp khoảng thời gian “gắn kết” răng và nướu được tối ưu hoàn toàn. Vì vậy, thời gian đeo hàm duy trì sẽ có thể được rút ngắn hơn.

Nhược điểm:

  • Vệ sinh răng mất thời gian: dù đeo hàm duy trì hay không, việc vệ sinh răng miệng là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, hàm duy trì được gắn vào mặt trong vì vậy việc vệ sinh cần chú ý và cẩn thận đảm bảo loại bỏ được lượng thức ăn còn mắc trên răng và hàm duy trì.
  • Cảm giác cộm: khi vừa đeo hàm duy trì bên trong bề mặt trong của răng, sẽ làm bạn cảm thấy cộm và khó chịu. Tuy nhiên, sau 5 - 7 ngày đầu tiên bạn sẽ thoát khỏi cảm giác này.
 
Tại Sao Phải Đeo Hàm Duy Trì Sau Khi Niềng Răng | VNCARE
Các loại hàm duy trì phổ biến
 
Xem thêm:

3.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại cũng được làm từ vật liệu thép không gỉ, hàm duy trì tháo lắp kim loại được trang bị tháo lắp tiện lợi, với nguyên lý gắn vào giữa vị trí răng số 3 và 4 để cố định giúp răng không dịch chuyển.

Ưu điểm: 

  • Hiệu quả cao: cùng với hàm duy trì cố định đều có điểm chung là làm từ kim loại, vì vậy hiệu quả của hàm duy trì tháo lắp kim loại cũng mang lại sự ổn định cho răng không xê dịch.
  • Tiện lợi: Do được thiết kế có thể tháo lắp nên có thể tiện lợi tháo ra khi ăn uống hoặc chơi thể thao.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp: do được thiết kế khá “cồng kềnh”, nên đeo hàm duy trì loại này khó mang vào ban ngày nên thường xuyên được khuyến khích đeo vào buổi tối.
  • Thời gian đeo hàm duy trì: do không có thẩm mỹ cao nên khó để bạn đeo vào ban ngày nếu cần giao tiếp. Vì vậy đôi khi thời gian đeo hàm duy trì trong ngày khá ít, làm khả năng răng di chuyển lệch lạc khá cao. 

3.3. Hàm duy trì tháo lắp nhựa

Hàm duy trì tháo lắp nhựa là loại hàm duy trì được ưa chuộng nhất hiện nay, được làm từ nhựa trong suốt, an toàn với người dùng. Khi lựa chọn phương pháp này, bạn sẽ được lấy dấu răng để làm nên khay riêng cho bạn. Vì vậy, khay duy trì này sẽ ôm sát với răng hiện tại của bạn.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: khác với hàm duy trì tháo lắp kim loại, hàm duy trì tháo lắp nhựa được ưa chuộng hơn với sự trong suốt giúp đảm bảo thẩm mỹ khi cười nói của bạn.
  • Dễ dàng vệ sinh: với sự chủ động trong tháo lắp, giúp bạn tháo ra được khi ăn uống giúp bạn dễ dàng vệ sinh hơn.

Nhược điểm:

  • Cũng ưu điểm và cũng là nhược điểm vì sự tiện lợi, dễ dàng tháo lắp làm bản thân người đeo thường quên mang, làm thời gian đeo hàm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến quá trình đảm bảo kết quả niềng răng.

4. Thời gian phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Thời gian đeo hàm tùy vào sự lệch lạc của răng trước chỉnh nha và vấn đề khớp cắn, phần lớn các trường hợp cần đeo hàm duy trì.

Thời gian đeo cụ thể: tháng đầu tiên sau tháo mắc cài sẽ đeo liên tục cả ngày lẫn đêm, sau đó đeo buổi tối, vài năm sau có thể đeo thưa hơn như tuần đeo 2 – 3 buổi. Đeo cho đến khi về già.
 

Hàm Duy Trì Là Gì? Hàm Duy Trì Có Mấy Loại Và Giá Bao Nhiêu? - Nha khoa  Delia
Cần đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng?
 

5. Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

Vệ sinh răng

Vấn đề vệ sinh răng luôn là vấn đề quan trọng để có thể có được một hàm răng chắc khỏe. Vì vậy, dù có trong khoảng thời gian niềng răng hay khoảng thời gian đeo hàm duy trì bạn cũng nên giữ các thói quen vệ sinh răng một cách sạch sẽ.

Những ngày đầu, khi đeo hàm duy trì đôi khi bạn sẽ cảm thấy cộm, khó chịu và việc vệ sinh cũng cần chú ý:

  • Đối với hàm duy trì cố định: bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và đánh răng chú ý do hàm duy trì được gắn bên trong nên đôi khi bạn bị để quên “thức ăn” trên hàm thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nha chu.
  • Đối với hàm duy trì tháo lắp: Hàm tháo lắp kim loại được tháo ra khi ăn nên khi làm vệ sinh bạn chỉ cần dùng bàn chải, vệ sinh nhẹ nhàng cho hàm rồi đeo lại. Còn riêng đối với hàm duy trì nhựa cần chú ý không để khay trong nước nóng hoặc các dung dịch tẩy rửa. Quá trình chải khay cũng cần sử dụng lực nhẹ nhàng, để không làm hư hại và gãy khay.

Chế độ ăn uống

  • Trong tuần đầu tiên vừa đeo hàm duy trì, khu vực trong khoang miệng chưa kịp thích nghi với “bộ linh kiện” mới. Nên việc ăn nhai cũng trở nên bất tiện. Đồng thời, những ngày vừa tháo niềng đầu tiên cũng rất quan trọng, răng có khả năng dịch chuyển cao. Vì vậy, bạn nên ăn uống các thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, uống sinh tố,... để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn các món ăn cứng, dai làm ảnh hưởng, làm răng bị lung lay và dễ dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Chú ý thời gian đeo hàm duy trì

Ngoài những vấn đề ăn uống và vệ sinh răng, bạn cần quan tâm đến thời gian đeo hàm duy trì sau tháo niềng. Trong 06 tháng đầu tiên, là giai đoạn quan trọng nhất. Lúc này, hàm duy trì phát huy tối đa tác dụng để giúp đảm bảo được kết quả niềng răng. Vì vậy, thời điểm này hãy đảm bảo đeo ít nhất 12h/ngày để duy trì được tối ưu nhất. 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NGUYÊN NHÂN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA RĂNG SÂU NẶNG

    Sâu răng là một vấn đề nghiêm trọng, và nếu không được chăm sóc đúng cách, nó có thể dẫn đến hậu quả đáng kể. Không chỉ dừng lại ở việc gây đau đớn mà còn có thể phát triển thành những khe hở lớn, những lỗ sâu đen kinh hoàng trên bề mặt răng. Những lỗ sâu này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên mà còn gây tổn thương cho cấu trúc răng.

  •  

    PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG RĂNG CỬA BỊ THƯA

    Răng cửa thưa hoàn toàn có thể khắc phục. Tuy nhiên, bạn không thể thực hiện bằng các phương pháp tự chế tại nhà mà cần đến nha khoa uy tín để được kiểm tra, thăm khám nếu muốn mang lại hiệu quả.
  •  

    TÁC HẠI CỦA VÔI RĂNG VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÔI RĂNG?

    Vôi răng hay còn gọi là cao răng thường tích tụ ở trên hoặc dưới lợi, có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm, chúng bám ở kẽ răng và quanh chân răng mà việc vệ sinh hàng ngày như đánh răng hay dùng chỉ nha khoa cũng không thể làm sạch được.

  •  

    NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIÊU TRỊ TUỘT NƯỚU RĂNG

    Theo y khoa, hiện tượng bị tụt lợi chân răng là tình trạng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng phía sâu bên dưới, làm hở phần chân răng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một vài răng, ở một hàm hoặc cả hai hàm trên và dưới, kèm theo đó là các biểu hiện như chảy máu lợi, sưng lợi, hôi miệng…