-Đau răng là cơn đau xuất hiện bên trong hoặ bên cạnh răng bạn.Đây là tình trạng xuất hiện do các vấn đề về răng miệng và các vấn đề sức khoẻ khác, thường không phục hồi và cần có sự hỗ trợ từ chuyên gia nha khoa để chẩn đoán điều trị.
-Tại sao đau răng mang lại cơn đau dữ dội như vậy? lớp cứng ngoài răng bảo vệ phần tuỷ mềm bên trong răng chứa đầy các dây thần kinh và các mô khác. Khi các dây thần kinh này bị kích thích, chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và cơn đau dữ dội.
-Các triệu chứng đau răng có thể bao gồm:
+Đau buốt, đau nhói hoặc đau liên tục khi cắn hoặc nhai.
+Đau đầu hoặc sốt
+Sưng trong miệng.
Vì sao bạn bị đau răng?
-Đau răng có thể có nhiều nguyên nhân và khó tự chẩn đoán. Nguyên nhân phổ biến nhấ từ tổn thương răng hoặc miệng cà các vấn đề khác đi kèm do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc chế độ ăn uống chưa lành mạnh.
-Nói một cách dễ hiểu, cơn đau của bạn phải là ưu tiên hàng đầu và cần được điều trị tận gốc. Tình trạng răng nghiêm trọng sẽ cần các biện pháp điều trị của chuyên gia nha khoa.
-Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhấ dẫn tới đau răng. Sâu răng là các lỗ nhỏ vĩnh viễn trong lớp ngoài cứng của răng gây ra bởi vi khuẩn do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc các nhân tố khác.
-Răng bạn có thể nhạy cảm với nhiệt độ, đánh răng, ăn hoặc uống. Nếu độ nhạy cảm không quá nghiêm trọng, bạn có thế sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm không kê đơn để giảm thiểu tình trạng này.
-Nếu răng của bạn bị hư hại do tổn thương hoặc nhai đồ cứng, điều đó sẽ dẫn đến việc răng bị đau, khó chịu hoặc ê buốt. Việc khắc phục tình trạng hư tổn đó cho răng là điều vô cùng cần thiết để gíup điều trị cơn đau răng và phòng ngừa nhiễm trùng hoặc bất kỳ vấn đề nha khoa nào khác. hãy đảm bảo rằng bạn luôn nhẹ nhàng với chiếc răng bị tổn thương cho đến khi nhân được sự chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp
-Nhiễm trùng trong răng của bạn có thể do sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị hư tổn gây ra. chuyên gia nha khoa của bạn có thể đề nghị thực hiện các phương pháp điều trị bằng thuốc khánh sinh, thuốc khử trùng hoặc điề trị tuỷ răng.
-Khi răng mới mọc, chúng phải nhú ra khỏi nướu, gây đau nhức khó chịu. Tình trạng này xảy ra đối với răng sữa và răng vĩnh viễn ở trẻ em và răng khôn ở người lớn.
-Vi khuẩn trong miệng bạn gây ra viêm nướu, và nếu không được điều trị nó có thể diễn biến hành viêm nha chu. Tình trạng này có thể gây đau và ê buốt cho răng và nướu của bạn.
-Những thói quen này có thể khiến bạn bị mòn men răng, dẫn đến đau răng hoặc ê buốt răng.
-Các vấn đề sức khoẻ khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau răng cho bạn:
+Cơn đau bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể gọi chung là đau do nhiễm trùng xoang, đau nữa đầu hoặ vấn đề sức khoẻ khác.
+Thiếu vitamin
+Nhiễm virus, bao gồm bệnh zona thần kinh
+Bệnh tiểu đường hoặc các loại bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh
+Lạm dụng thuốc hoặc rượu.
-Mẹo hữu ích: Chúng tôi khuyên bạn nên đặt lịch hẹn khám với chuyên gia sức khoẻ răng miệng để họ có thể giúp bạn chẩn đoán và điều trị tận gốc các cơn đau của bạn. Các phương pháp điều trị nha khoa có thể khá áp lực cho một số người, nhưng bạn sẽ thấy mừng vì đã có một lựa chọn lành mạnh về lâu dài cho bản thân.
Đau răng có nguy hiểm không?
Xem thêm:
-Phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng đau răng của bạn còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau đó. Hầu hết các nguyên nhân gây ta đau răng đều yêu cầu sự điều trị của nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Nếu chuyên gia sức khoẻ nha khoa của bạn không thể xử lý được cơn đau đó, họ có thể sẽ đề nghị bạn đặt lịch hẹn khám với một chuyên gia y khoa khác.
-Để phòng ngừa đau răng trong tương lai, tốt nhấ bạn nên thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách:
+Đánh răng 2 lần một ngày và vệ sinh kẽ răng mỗi ngày một lần.
+Dùng kem đánh răng có chứa Fluỏide hoặc uống nước có chứa Fluoride
+Ăn uống theo chế độ lành mạnh, cân đối
+Tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá
+Hãy đến gặp chuyên gia nha khoa để được chăm sóc vệ sinh răng miệngt hường xuyên.
Ngừa đau răng như thế nào?
-Các bệnh về nướu thường có biểu hiện như chảy má nướu, sưng nướu, đỏ, sờ mềm, hông săn chắc vì đau răng. Vì vậy, để không muốn tình trạng này diễn ra bạn nên lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần.
-Khi phát hiện sâu răng, phương pháp để cải thiện tình trạng đau nhức răng trong trường hợp này phải nạo bỏ vết sâu răng, điều trị tuỷ nếu cần và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ. trong trường hợp sâu răng qúa nặng, cần phải tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới thay thế răng đã mất.
-Đối với việc đau răng do mọc răng khôn thì nên nhổ bỏ để tránh tình trạng đau nhức. Mọc răng không chỉ gây nên cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác do tình trạng viêm nhiễm.