Nguyên nhân hôi miệng khi niềng răng?? Tại sao chăm sóc răng miệng trong giai đoạn niềng răng lại đặc biệt quan trọng?? Địa điểm niềng răng an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
HÔI MIỆNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NIỀNG RĂNG
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha khá phổ biến. Tuy nhiên, để có kết quả thực hiện tốt bệnh nhân cần tuân thủ khá nhiều quy tắc. Trong đó, chăm sóc răng miệng trong thời kỳ niềng răng là yêu cầu đặc biệt quan trọng cần thực hiện hằng ngày.
Niềng răng là một thủ thuật trong nha khoa dùng để sắp xếp lại răng hàm mặt trong các trường hợp răng mọc lộn xộn không đều, răng thưa hoặc hô, chìa... bằng cách dùng các khí cụ như mắc cài, thun, lò xo... nhằm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ trên gương mặt người được điều chỉnh. Tuy nhiên, trong suốt thời gian mang niềng bạn cần phải chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, bệnh nha chu hoặc một số bệnh lý răng miệng khác.
TẠI SAO CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRONG GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG LẠI ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG??
Vệ sinh răng miệng trong giai đoạn niềng răng. Đặc biệt cần phải lưu ý nhiều hơn nữa, răng miệng trong giai đoạn bình thường nếu chăm sóc không kỹ thì vẫn không thể làm sạch được hoàn toàn. Trường hợp khi mang mắc cài niềng răng thì càng khó khăn hơn nữa.
Với hầu hết mọi người thì chải răng và dùng chỉ tơ đúng cách đã có thể giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, với bệnh nhân đang niềng răng thì như thế vẫn chưa đủ. Thức ăn rất dễ bị mắc lại bên dưới dây cung, xung quanh các chun tại chỗ và vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám.
Nếu mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn khỏi bề mặt răng và xung quanh mắc cài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị viêm lợi, sâu răng và hôi miệng nặng hơn là nha chu tiến triển có thể dẫn đến abces răng rất nguy hiểm.
Vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường và chuyển hóa thành axit. Axit có thể kích thích lợi, gây sâu răng và hôi miệng. Do vậy, việc lấy sạch mảng bám thường xuyên là rất quan trọng để có được hàm răng sạch đẹp sau khi niềng răng.
CÓ HAY KHÔNG VIỆC NIỀNG RĂNG BỊ HÔI MIỆNG
Về cơ bản bộ niềng răng (mắc cài, dây cung, vít...) không gây ra hôi miệng và an toàn cho cơ thể. Nhưng khi niềng răng thì khi ăn uống, thức ăn rất dễ bị mắc lại bên dưới dây cung, mắc cài vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám gây hôi miệng.
Hầu hết mọi người đều nghĩ chải răng và dùng chỉ nha khoa đã có thể đảm bảo được vệ sinh răng miệng mà không hề biết rằng với bệnh nhân đang niềng răng chừng đó vẫn chưa đủ.
NGUYÊN NHÂN HÔI MIỆNG KHI NIỀNG RĂNG
Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng sau khi đeo mắc cài có thể xuất phát từ các yếu tố điển hình như sau mà bạn rất có thể gặp phải:
- Đeo niềng răng dẫn đến khó khăn trong việc vệ sinh, thức ăn bị mắc vào, lâu ngày khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hôi miệng.
- Mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,..
- Khô miệng
- Ăn các loại thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, mắm tôm,..
- Mắc các bệnh lý toàn thân khác như viêm họng, dạ dày, hô hấp
- Dụng cụ niềng răng kém chất lượng, dẫn đến dễ bị biến chất trong khoang miệng và tạo ra mùi hôi.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA HÔI MIỆNG KHI NIỀNG RĂNG??
Mặc dù Bệnh hôi miệng có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng với những người đang niềng răng thì nguy cơ mắc bệnh này lại cao hơn. Để phòng tránh, bạn hãy:
CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
Chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm protein trong thực đơn của mình, tránh xa các thức ăn có nhiều đường, những loại gia vị có mùi hăng mạnh và các món ăn nặng mùi. Cụ thể thì rau củ, trái cây, sữa là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp răng, nướu phát triển mạnh khỏe, bạn cần thường xuyên ăn chúng nhưng không nên ăn nhiều hành, tỏi, hoặc uống nhiều cà phê.
UỐNG NHIỀU NƯỚC, TRÁNH ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG
Khi cơ thể thiếu nước, vi khuẩn hôi miệng rất dễ nảy sinh và phát triển. Vì vậy, cần bổ sung đủ nước để tuyến nước bọt luôn làm việc hiệu quả, tránh trường hợp khô miệng làm hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, chỉ nên uống nước không đường tốt nhất là nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, tránh xa cà phê, trà và nước ngọt các loại. Cà phê và nước ngọt sẽ gây hôi miệng trong khi trà thường làm bạn xỉn màu răng.
THƯỜNG XUYÊN VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Hãy đánh răng, cạo lưỡi vào buổi sáng, sau mỗi bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ và cả buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng bàn chải mềm hoặc bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng đểm làm sạch sâu và tránh làm tổn thương đến nướu. Ngoài ra, đừng dùng tăm xỉa răng mà hãy dùng chỉ nha khoa thay thế. Tuy việc dùng chỉ nha khoa đối với người niềng răng vẫn có chút khó khăn nhưng nếu khó chịu, nó sẽ giúp bạn làm sạch kẽ răng, tránh hình thành mảng bám.
SỬ DỤNG NƯỚC SÚC MIỆNG
Bạn có thể chọn lấy 1 loại nước súc miệng để tin dùng dựa vào sự tư vấn từ nha sĩ hoặc bạn có thể pha nước muối loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày. Nên súc miệng trong 30s trước khi nhổ bỏ để làm sạch răng miệng tối ưu.
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG HỢP LÝ TRONG GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG
CHẢI RĂNG
Nên sử dụng bàn chải với lông bàn chải mềm vì như vậy sẽ dễ dàng làm các góc và kẽ cũng như không gây tổn thương lợi. Không cần thiết phải dùng bàn chải máy nhưng nếu bạn có thì vẫn có thể sử dụng nó để chải trên mắc cài.
Lưu ý không đập phần nhựa ở phía sau bàn chải vào phần cánh mắc cài vì nó có thể gây hại cho mắc cài. Ngoài ra, nên dùng ở tốc độ đánh răng vừa phải để tránh làm hỏng hay rơi mắc cài.
Chải răng ít nhất 3 lần một ngày. Tốt nhất là chải răng sau tất cả các bữa ăn để đảm bảo không có thức ăn mắc lại xung quanh mắc cài. Nếu không có điều kiện chải răng sau bữa trưa thì ít nhất cũng phải súc miệng thật kỹ với nước.
Vào buổi tối, hay bất cứ lú nào có thời gian, bạn nên bỏ ra ít nhất 5 phút để chải răng thật kỹ. Bắt đầu với bàn chải kẽ răng, rất hiệu quả để lấy đi một lượng lớn mảnh vụn thức ăn, dụng cụ này cũng cần dùng hằng ngày để lấy đi mảng bám trên răng và nướu. Bàn chải đánh răng của bạn sẽ hư nhanh chóng vì mắc cài. Do đó, bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.
DÙNG CHỈ NHA KHOA
Sử dụng chỉ tơ ít nhất một lần một ngày, tốt nhất là dùng chỉ tơ sau tất cả các bữa ăn. Khi bạn mang mắc cài thì sẽ khó để luồn được chỉ dưới dây cung nhưng đã có các dụng cụ đặc biệt để hỗ trợ, đó là cây luồn chỉ và một loại chỉ tơ đặc biệt.
DÙNG KEM ĐÁNH RĂNG CÓ CHỨA FLUORIDE:
Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride rất tốt cho sức khỏe răng miệng (không dùng cho trẻ em). Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thêm các nước súc miệng có chứa fluoride thông thường, chúng sẽ cung cấp fluoride để bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha.
Sau khi chải răng, súc sạch kem đánh răng, ngậm 5 - 10 ml dung dịch Fluor khoảng 30 giây. Sau đó nhả thuốc, để lại phần thuốc còn bám lại ít nhất 30 phút. Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ để fluoride tiếp tục tác dụng suốt cả đêm.
BẢO QUẢN HÀM DUY TRÌ VÀ CÁC KHÍ CỤ CHỈNH NHA THÁO LẮP:
Nếu bạn có hàm duy trì sau chỉnh nha hay bất kỳ khí cụ chỉnh nha tháo ắp nào thì chúng cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Chải sạch khí cụ hằng ngày bằng bàn chải đánh răng và có thể sử dụng thêm kem đánh răng. Đặc biệt, chú ý làm sạch mặt khí cụ tiếp xúc với răng và niêm mạc miệng.
Nên chải khí cụ dưới vòi nước chải và bên dưới có hứng chậu nước. Như vậy, dù bạn có trượt tay là rơi hàm thì chúng cũng không bị gãy. Cũng có thể ngâm hàm trong dung dịch sát khuẩn loại chuyên dùng cho hàm giả. Không được sử dụng nước nóng để ngâm rửa hàm. Nó có thể làm biến dạng nhựa và do đó bạn không thể đeo được khí cụ nữa.
Khi không đeo hàm nên giữ chúng trong một hộp bảo quản. Không nên gói hàm lại vì có thể bị nhầm là rác và vứt đi.
ĐIỀU CHỈNH KHẨU PHẦN ĂN
Tránh xa những thực phẩm quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng... vì chúng dễ có nguy cơ gây vỡ và làm tổn hại tới các khí cụ, mắc cài.
Bạn cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với đồ ăn quá dẻo, dễ gây dính răng và dính vào các mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh...
Không ăn vặt, không ăn các đồ ăn chứa nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng lại.
Bên cạnh việc phải chăm sóc kỹ lưỡng và thường xuyên răng đang niềng, việc khám răng định kỳ là yêu cầu cần thiết để bạn kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng cũng như khắc phục ngay những biện pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng. Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm hiểu thêm những kiến thức nha khoa cơ bản để có chế độ chăm sóc răng miệng cho bản thân và gia đình được tốt hơn.
Chế độ ăn uống cũng liên quan mật thiết đến việc hôi miệng sau khi niềng. Cần tránh các loại thực phẩm sau để ngăn chặn mùi hôi:
- Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường, các loại nước chứa màu nhiều và gas.
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột, sau khi ăn nên chải răng kỹ càng hơn.
- Để tránh tình trạng bong sút mắc cài trong quá trình điều trị thì bạn không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc dai. Không dùng kẹo cao su vì sẽ dính mắc cài khó lấy ra.
Còn nếu như bạn chưa quyết định niềng răng thì có thể chọn giải pháp bọc răng sứ vừa ngăn chặn mùi hôi miệng vừa rút ngắn thời gian nhanh chóng chỉ trong vòng 2 -3 ngày chứ không kéo dài đến 1 - 2 năm. Do đó mà việc vệ sinh chăm sóc không phức tạp và nguy cơ hôi miệng cao.
Niềng răng có khả năng gây hôi miệng do chăm sóc vệ sinh không đúng cách. Giải pháp ngay lúc này đây là bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn vệ sinh của bác sĩ và nên vệ sinh mắc cài, hàm răng của bạn định kì tại nha khoa.
LÊN LỊCH KHÁM RĂNG ĐỀU ĐẶN
Qúa trình niềng răng kéo dài cần được quan tâm theo sát để không xảy ra sai sót. Do đó, hãy đến nha khoa thăm khám răng định kỳ để xác nhận tình trạng răng miệng của bạn từ đó có phương hướng chăm sóc hợp lý. Không nên chủ quan và cần tuân thủ theo những yêu cầu của nha sĩ để ngăn ngừa các bệnh răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng. Nó có thể phá hủy cả tiến trình niềng răng của bạn.
Thực hành vệ sinh răng miệng là điều chúng ta cần làm hằng ngày cho dù có niềng răng hay không. Tuy nhiên, đối với những ai đang niềng răng thì việc này càng trở nên quan trọng. Hãy thăm khám thường xuyên và làm theo lời khuyên của nha sĩ để có kết quả niềng răng tốt nhất.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về bệnh hôi miệng khi niềng răng, hãy đến Nha Khoa Tâm Việt. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và tận tình, chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ bỏ mọi vướng bận xung quanh việc niềng răng làm đẹp.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366