• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC PHẢI NIỀNG RĂNG
Thứ 5 | 20/10/2022 - Lượt xem: 546

1. Niềng răng là gì?

-Niềng răng chỉnh nha là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa, giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn hàm răng cân đối và đều đặn.

-Thông thường, quá trình niềng răng của một người có thể kéo dài tong 1-3 năm, thậm chí lâu hơn tuỳ theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
 


Dịch vụ niềng răng Gò Vấp

 

2. Các trường hợp nào bắt buộc phải niềng răng

2.1. Răng khấp khểnh, chen chúc

-Đặc điểm nhận dạng: răng khấp khểnh hoặc chìa ra, thụt vào, các răng mọc chồng lên nhau gây mất thẩm mỹ.

-Ảnh hưởng sức khoẻ: răng mọc lộn xộn nhiều khe kẽ giắt thức ăn sẽ khiến bạn khó chăm sóc răng miệng.

-Hậu quả: Răng ố vàng, hay sâu răng.

2.2. Răng thưa, hở kẽ

-Đặc điểm nhận dạng: Có khe hở giữa các răng cửa.

-Ảnh hưởng sức khoẻ: Răng yếu lung lay, thức ăn giắt kẽ, nụ cười kém duyên. Ngoài ra, các lỗ hổng giữ các răng cũng ảnh hưởng đến việc phát âm, đặc biệt là khi bạn nói ngoại ngũ.

-Khắc phục trường hợp răng thưa rất đơn gianr, ít chi phí, không tốn thời gian như những trường hợp niềng răng khác. Đa số các ca răng thưa, hở kẽ thường không cần phải nhổ răng khi niềng và có thể khỏi hoàn toàn chỉ trong vòng 6-12 tháng.

2.3. Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau

-Đặc điểm nhận dạng; Hai hàm không cắn được vào nhau.

-Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém, hôi miệng và nhiều hậu quả khác.

-Khớp cắn hở hình thành là do các thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng và việc chữa trị cần nhiều công sức. Các bố mẹ cần để ý đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín nếu bé có những thói quen trên để được khắc phục.

2.4. Răng hô, vẩu

-Đặc điểm nhận dạng: hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi.

-Ảnh hưởng sức khoẻ: Răng hô thực chất là một bệnh lý về khớp cắn, các răng không nằm đúng vị trí chịu lực tốt nhất nên mỗi khi ăn nhai bị hao mòn nhiều hơn hẳn so với răng khớp cắn chuẩn.

-Răng hô thường có xu hướng nặng dần theo thời gian. Đặc biệt khi bệnh nhân già đi hoặc gầy đi thì dấu hiệu hô vẩu sẽ càng ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt nhiều hơn.
 


Khi nào thì cần niềng răng?

2.5. Răng móm

-Đặc điểm nhận dạng: Hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra gây tình trạng mặt lưỡi cày hết sức kém duyên.

-Ảnh hưởng sức khoẻ: Ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém. Răng móm cũng là một bệnh lý khớp cắn gây giảm tuổi thọ răng ( đặc biệt là móm hàm trên).

-Các bệnh nhân móm mà không được chữa trị bằng niềng răng sẽ có nguy cơ bị hỏng, rụng nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.

-Trong các trường hợp chỉnh nha thì sau khi chữa trị, bệnh nhân móm có sự thay đổi ngoạn mục nhất về thẩm mỹ gương mặt. Chỉ thay đổi hàm răng nhưng bạn có thể đẹp lên rất nhiều đấy.

2.6. Khớp cắn sâu, cắn ngắn

-Đặc điểm nhận dạng: Khi cắn hàm trên che phủ hàm dưới khiến cằm bạn bị ngắn đi đáng kể, gương mặt thiếu cân đôi hài hoà.

-Ảnh hưởng sức khoẻ: Cử động hàm thiếu nhịp nhàng do tiếp xúc mặt nhai không chuẩn. Khớp nhai, khớp thái dương hàm có tthể bị ảnh hưởng, nhức mỏi nhiều.

-Trong đa số trường hợp, khắc phục khớp căn sâu sẽ cho bạn gương mặt trái xoan và chiếc cằm V-line mơ ước mà không cần phải phẫu thuật thẩm mỹ.
 


Có nên niềng răng không?

 

Xem  thêm:

3. Lợi ích của việc niềng răng

-Nếu suy nghĩ niềng răng chỉ vì mục đích trở nên đẹp hơn, thì bạn đã sai lầm. Không ai nói rằng đây là cách cải thiện nụ cười, khắc phục những khuyết điểm và giúp hàm răng trở nên hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó phương pháp nà còn mang lại nhiều lợi ích khác về sức khoẻ như:

+Cải thiện khớp cắn: Sai lệch khớp cắn không ăn nhập với nhau.Lệch khớp cắn về lâu dài khiến lực phân bổ lên các răng không đều nhau, khiến răng phát triển lệch lẹc và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc toàn bộ khuôn mặt. Niềng răng là cách tốt nhất để cải thiện vấn đề này.

+Cải thiện phát âm: vấn đề về nói ngọng, nói lịu một phần lớn nguyên nhân đến từ những lệch lạc trong cấu trúc bẩm sinh của hàm răng. Đặc biệt những bé răng thưa răng cửa, việc phát âm sẽ bị chi phối khá nhiều và rất khó để chỉnh sửa về sau.

+Phòng tránh các bệnh lý răng miệng: Niềng răng giúp các sai lệch về hàm nhai được cải thiện một cách đáng kể, việc vệ sinh răng miệng khi niềng cũng sẽ cần tỉ mỉ và chăm chút hơn nên có thể giúp phòng tránh ccas bệnh lý viêm lợi, đau răng, sâu răng,… khá hiệu quả.

+Lấp đầy các khoảng trống do mất răng: Nếu trồng răng giả chỉ có chức năng thay thế răng bị mất và phục hồi chức năng nhai thì niềng răng sẽ giúp bạn khắc phục cùng lúc nhiều vấn đê khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp cào còn phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người.
 


Có những phương pháp niềng răng nào?

4. Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

-Lựa chọn phương pháp nào cũng là nỗi trăn trở của những ai đã và đang có ý định niềng răng. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng và cân nhắc trước khi lựa chọn bởi mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

4.1. Niềng răng sử dụng mắc cài

-Niềng răng sử dụng mắc cài là phương pháp được sử  dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa bao gồm mắc cài, dây cung, dây thun,.. và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác được gắn vào các răng. 

-Niềng răng sử dụng mắc cài được phân thành nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào chất liệu, cấu tạo và hình thức từng loại:

a. Mắc cài kim loại: Kim loại là chất liệu chính được sử dụng hiện nay, chính xác là tháp không gỉ. Mắc cài kim loại có độc chắc chắn cực kỳ tốt, mang lại hiệu quả kéo chỉnh cao. Đây cũng là loại mắc cài có mức giá rẻ nhất, tuy nhiên lại không có tính thẩm mỹ cao nên nhiều người khá e ngại khi sử dụng. Một nhược điểm nhỏ khác của mắc cài kim loại đó là dễ bị xước nướu má, môi, nướu.

b. Mắc cài sứ: Mắc cài bằng sứ được gia công rất tỉ mỉ, với các đường nét mềm mại nên không gây nên tình trạng vướng víu hay cọ xát vào môi. So với mắc cài kim loại thì mắc cài sứ được đánh giá là khả năng chịu lực kém hơn, dễ bị vữ nếu chịu tác động mạnh. Ngoài ra, men sứ cũng có thể bị ố màu thức ăn nếu không được vệ sinh một cách tỉ mỉ.

c. Mắc cài pha lê: Chất liệu pha lê trong suốt là một loại mắc cài niềng răng thẩm mỹ được phát triển lên từ mắc cài kim loại truyền thống. Do tính chất trong suốt nên nếu nhìn từ xa sẽ rất khó để phân biệt được bạn đang niềng răng, đặc biệt loại mắc cài này cũng không gây ố vàng răng.

4.2. Niềng răng không mắc cài

-Niềng răng không mắc cài là hình thức niềng răng tiên tiến được phát triển nhằm mang lại tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng, vấn đề hầu hết người đeo niềng đều quan tâm. Thay vì sử dụng mắc cài, phương pháp này sử dụng các khay trong suốt được thiết kế theo khuôn răng của mỗi người.

-Với khay niềng này, dường như bạn sẽ không có cảm giác đang đeo niềng, người khác nhìn vào cũng khó nhận ra. Mỗi ngày, bạn sẽ cần đeo khay tối thiểu 20-22 tiếng và chỉ tháo ra khi vệ sinh răng và khi ăn. Đổi lại, chi phí cho các khay niềng trong suốt khá cao, thường chỉ phù hợp với những người có điều kiện kinh tế dư dả.
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
Chat với NhaKhoaTamViet