• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁC NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN DẪN ĐẾN ĐAU NHỨC RĂNG
Thứ 2 | 17/10/2022 - Lượt xem: 622

1. Đau nhức răng là gì?

-Đau răng là cơn đau xuất hiện bên trong hoặc bên cạnh răng bạn. Đây là tình trạng xuất hiện do các vấn đề về răng miệng và các vấn đề sức khoẻ khác, thường không  tự phục hồi và cần sự hỗ trợ từ chuyên gia nha khoa để chẩn đoán, điều trị.

-Tại sao răng mang lại cơn đau dữ dội như vậy? Lớp cứng ngoài răng bảo vệ phần tuỷ mềm bên trong răng chứa đầy các dây thần kinh và các mô khác. Khi các dây thần kinh này bị kích thích, chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và có các cơn đau dữ dội.

-Các triệu chứng đau răng có thể bao gồm:

+Đau buốt, đau nhói hoặc đau liên tục khi cắn hoặc nhai

+Đau đầu hoặc sốt

+Sưng trong miệng
 


Tình trạng đau nhức răng phổ biến

 

2. Nguyên nhân gây đau răng

-Đau răng có thể có nhiều  nguyên nhân và khó tự chẩn đón. Nguyên nhân phổ biến nhất đến từ tổn thương răng hoặc miệng và các vấn đề khác đi kèm do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc chế độ ăn uống chuea lành mạnh.

-Nói một cách khác dễ hiểu, cơn đau của bạn phải là ưu tiên hàng đầu và cần được điều trị tận gốc.Tình trạng đau răng nghiêm trọng sẽ cần các biện pháp điều trị của chuyên gia nha khoa.

2.1. Sâu răng

-Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau răng. Sâu răng là các lỗ nhỏ vĩnh viễn trong lớp ngoài cứng của răng gây ra bởi vi khuản do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc các nhân tố khác.

2.2. Răng ê buốt

-Răng bạn có thể nhạy cảm với nhiệt độ, đánh răng, ăn uống. Nếu độ nhạy cảm không qúa nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhaỵ cảm không kê đơnn để giảm thiểu tình trạng này.

2.3. Răng bị hỏng hoặc trám răng

-Nếu răng của bạn bị hư hại do tổn thương hoặc nhai đồ cứng, điều đó sẽ dẫn đến việc răng bị đau, khó chịu hoặc ê buột. Việc khắc phục tình trạng hư tổn đó cho răng là điều vô cùng cần thiết để giúp điều trị cơn đau răng và phòng ngừa nhiễm trùng hoặc bất kỳ vấn đề nha khoa nào khác. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nhẹ nhàng với chiếc răng bị tổn hại đó cho đến khi nhận được sự chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp.
 


Nguyên nhân nào gây răng bị đau nhức

2.3. Nhiễm khuẩn ( Áp xe răng)

-Nhiễm trùng trong răng của bạn có thể do sâu răng, viêm nướu hoặc răng bị hư tổn gây ra. Chuyên gia nha khoa của bạn có thể đề nghị thực hiện các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng hoặc điều trị tuỷ răng.

2.4. Răng mọc khỏi nướu

-Khi răng mới mọc, chúng phải nhú ra khỏi nướu, gây đau nhức khó chịu. Tình trạng này xảy ra đối với răng sữa và răng vĩnh viễn ở trẻ em và răng khôn ở người lớn.

2.5. Bệnh nha chu

-Vi khuẩn trong miệng bạn gây ra viêm nướu và nếu không được điều trị, nó có thể diễn biến thành viêm nha chu. tình trạng này có thể gây đau và ê buốt cho răng và nướu của bạn.

2.6. Nghiến răng hoặc nhai liên tục

-Những thói quen này có thể khiến bạn bị mòn men răng, dẫn đến đau răng hoặc ê buốt răng.

2.7. Các nguyên nhân khác

-Các vấn đề sức khoẻ khác cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng cho bạn:

+cơn đau bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể do nhiễm trùng xoang, đau nữa đầu hoặc vấn đề sức khoẻ khác.

+Thiế Vitamin

+Nhiễm virus bao gồm bệnh zona thần kinh.

+Bệnh tiểu đường hoặc các loại bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh

+Lạm dụng thuốc hoặc rượu
 


Nên làm gì khi bị đau nhức răng

 

Xem thêm:

3. Bện pháp khắc phục tình trạng đau răng

-Đau răng là triệu chứng được tạo thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế muốn giải quyết ta cần xác định nguyên nhân cụ thể để có hưởng xử lý phù hợp:

+Đối với sâu răng, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được các bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng và có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bạn sẽ được nạo bỏ phần ngà mềm bị sâu và trám lại răng.

+Đối với viêm tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tuỷ và trám lại lỗ sâu. Điều trị tuỷ có thể được tiến hành chỉ với 1 lần hoặc cần chia thành 2 lần tuỳ vào mức độ nặng. Trong trường hợp sâu quá nặng, bạn có thể phải nhổ bỏ răng sâu để tránh làm tổn thương thêm những vungf khác.

+Đối với áp xe răng, điều quan trọng là phải giải phóng ổ áp xe. Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ rạch ổ áp xe để giải phongd mủ, sau đó sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau để điều trị cho bạn.

+Đối với chấn thương răng, tuỳ vào mức độ nứt, vỡ răng mà ta có những biện pháp khác nhau. Nếu vết nứt nhỏ, bạn sẽ chỉ cần trám lại để ngăn đường thông thương giữa tuỷ răng ra bên ngoài. Nếu nứt lớn hoặc vỡ mảng lớn, bạn có thể sẽ cần đến các phương pháp phục hình răng.

+Đối với mọc răng khôn, bạn cần nhổ răng khôn cang sớm càng tốt. Nếu để kéo dài không điều trị, nó có thể ảnh hưởng và gây sâu răng kế cận cũng như viêm nhiễm vùng quanh răng.

+Đối với các bệnh lý nướu, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra  và được điều trị. Tuỳ vào mức độ mà bạn có thể chỉ cần điều trị thuốc hoặc phải can thiệp, nhổ rằng,…

-Tóm lại, đau nhức răng là một tình trạng không hề hiếm gặp, việc xác định được chính xác nguyên nhân giúp ta có những biện pháp điều trị đúng và kịp thời, hạn chế thấp nhất những hiến chứng có thể xảy ra.
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm