• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
TỤT LỢI CHÂN RĂNG LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Chủ nhật | 26/03/2023 - Lượt xem: 513

1. Như thế nào là tụt lợi

-Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng có xu hướng di chuyển xuống cuống răng, khiến cho thân răng bị lộ ra bên ngoài. Bệnh có thể chỉ xảy ra ở một vài răng nhưng cũng có thể nguyên hàm cả trên và dưới. Hiện tượng này xảy ra sẽ kèm với một số triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.

-Bệnh có thể được chia làm 2 loại khác nhau. Trong đó một là tụt lợi nhìn thấy được, đây là khi phần lợi bị tụt có thể quan sát bằng mắt thường. Còn lại là không nhìn thấy được do lúc này phần tụt được che phủ, chỉ có thể phát hiện bằng máy dò quanh thân răng xem các vị trí bám dính của mô.

-Bệnh nhân mắc bệnh thường có những dấu hiệu dễ nhận biết như lợi sưng đỏ, đau và khó chịu. Chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng miệng hay sau khi sử dụng chỉ nha khoa. Hơi thở có mùi hôi, lợi bị rút lại làm cho răng lung lay.


Tụt lợi chân răng có nguy hiểm không?

2. Tụt lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

-Bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, khi tụt lợi sẽ rút về phía chân răng, lộ ra phần thân răng có màu sắc không đồng đều. Phần chân răng cần được lợi bao phủ và bảo vệ, nếu không chúng rất dễ bị ăn mòn do môi trường bên trong khoang miệng, ảnh hưởng đến mạch quản và dây thần kinh quanh răng.

-Bệnh có thể xảy ra cả hàm trên và hàm dưới, ở bất kỳ vịt rí nào. Nhưng trường hợp được gặp nhiều nhất có thể làm ở hàm dưới và qanh răng nanh, còn vị trí cửa và hàm ít khi bị tụt lợi.

-Tụt lợi thường rất dễ gặp nhưng lại không nhiều người biết cách điều trị hay khắc phục nó từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ răng miệng như:

+Các mảng bám, cao răng, cặn thức ăn ,mắc vào ẽ răng khiến việc vệ sinh vô cùng khó khăn, gây ra hôi miệng từ đó dẫn đến nguy cơ sâu răng.

+Khi nướu bị tụt phần nhạy cảm như chân răng sẽ bị lộ ra ngoài, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công, kéo đến các dấu hiệu như ê buốt, viêm tuỷ răng, chảy máu chân răng, tiêu xương răng,…
+Tụt nướu gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, tạo nên những kẽ hở giữa các răng, khiến răng trông dài hơn màu sắc không đồng nhất.
-Tác nhân chính gây nên tình trạng này là do người bệnh vệ sinh và chăm sóc răng miệng không tốt, khiến cao răng, các mảng bám tích tụ ở phần lợi lâu dần ngày càng nhiều sẽ đẩy nướu tụt xuống. Đa số điều trị tụt lợi không khó nhưng nếu không được chăm sóc thì bệnh rất dễ dàng tái phát.

 


Có những mức độ tụt lợi nào?

3. Cách điều trị bệnh

-Bệnh điều trị còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mức độ càng nặng thì càng mất thời gian điều trị và phương pháp cũng phức tạp hơn.

-Điều trị bệnh ở mức độ nhẹ: Tình trạng nhẹ được biểu thị khi bệnh chỉ xảy ra ở một vài răng, chân răng lộ không quá nhiều, nướu vẫn còn bám vào chân răng, lúc này bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng phương án đơn giản. Trước tiên là lấy sạch cao răng, tiếp đó dùng gel ngậm flour hay thuốc trị viêm. kèm theo đó là đánh răng, vệ sinh đúng cách tránh bệnh tái phát sau điều trị.

-Điều trị bệnh ở mức độ nặng: Bệnh nghiêm trọng khi xảy ra ở rất nhiều răng, chân răng hở nhiều, phần nướu viêm đỏ sưng tấy. Ngoài loại bỏ các cao răng thì phương án điều trị tốt nhất là can thiệp giải phẫu.

4. Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa bênh tái phát

-Đa số những nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên lấy cao răng, loại  bỏ mảng bám. Cách điều trị bệnh khá đơn giản nhưng đẻ ngăn ngừa tái phát thì buộc người bệnh phải vô cùng kiên nhẫn và thực hiện thường xuyên.

+Đánh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ: Lựa chọn những bàn chải đánh răng với đầu cọ mềm tránh gây tổn thương cho nướu, lợi. Đây là cách đơn gianr nhất để vệ sinh răng miệng loại bỏ cặn, thức ăn thừa bám vào kẽ răng và nướu, đồng thời hạn chế được sự tích tụ cao răng.

+Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng cùng với đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa. Đặc biệt là khi bị tụt lợi rất khó làm sạch toàn bộ các kẽ răng.

+Lấy cao răng định kỳ 6 tháng / lần: Mặc dù đánh răng và ngậm nước súc miệng hàng ngày nhưng những cách vệ sinh thông thường này vẫn không thể ngăn cản được sự tích tụ của cao răng bám ở chân răng. Khi cao răng bám quá nhiều, chúng sẽ đẩy nướu để chiếm thêm chỗ bám vào chân răng. Vì thế, mà bạn nên định kỳ 6 tháng lấy cao răng mọt lần, cùng với khám sức khoẻ răng miệng, nhằm khắc phục sớm các vấn đề phát sinh.
 


Điều trị tụt lợi chân răng như thế nào?

5. Biết được nguyên nhân gây ra bệnh tụt lợi để phòng tránh hiệu qủa

-Tình trạng tụt lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó phải kể đến những tác nhân chính sau đây:

+Cách đánh răng: Đánh răng hoạt động giúp làm sạch khoang miệng và tiêu diệt vi khuẩn có hại sau khi ăn uống, tuy nhiên việc đánh răng sai cách không chỉ gây phản tác dụng mà còn khiến lợi bị tổn thuơng nghiêm trọng. Đánh răng với lựa quá mạnh, chải ngang bề mặt là những hành động không hề tốt cho nướu răng.

+Vệ sinh răng miệng: Đánh răng thôi là chưa đủ, nếu chúng ta muốn loại bỏ triệt để vi khuẩn và các mảng bám cứng đầu cần thực hiện thêm động tác súc miệng, cạo lưỡi, dùng chỉ tơ nha khoa kết hợp. Đặc biệt, thói quen xỉa răng bằng tăm, nghiến răng,…là những thói quen xấu, gây hại đến răng miệng mà chúng ta cần phải hạn chế.

+Viêm nha chu: Đây có thể được xem là một nguyên nhân hàng đầu trong những nguyên nhân chính dẫn đến tụt lợi, khi mô nướu bị viêm sẽ trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập khiến lợi dần dần co lại, chân răng lộ nhiều ra. Do đó, khi phát hiện tình trạng viêm nha chu, chúng ta cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng răng bị tụt lợi.

+Di truyền: Theo các con số thống kê, có đến hơn 30% người thường xuyên mắc các bệnh lý răng miệng dù đã chăm chỉ vệ sinh, nguyên nhân gây bệnh lúc này có thể kể đến là do cơ địa răng của họ vốn nhạy cảm và yếu, không đủ sức để kháng chống lại các loại vi khuẩn có hại.

+Rối loạn nội tiết: Nướu lợi và sức khoẻ răng miệng nói chung thường sẽ trở nên nhạy cảm và dễ viêm hơn trong giai đoạn thai kỳ do nội tiết tố thay đổi thất thường.

-Ngoài ra tình trạng răng mọc lệch, sai khớp, khớp cắn sang chấn hoặc phanh má - môi bị căng kéo quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị tụt lợi.

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    TRỒNG RĂNG THÁO LẮP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RĂNG THÁO LẮP HIỆN NAY

    Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp phục hình nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là khi bạn mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm, trồng răng tháo lắp là lựa chọn hàng đầu. Nha Khoa Tâm Việt là một trong những địa chỉ tin cậy có thể giúp bạn thực hiện điều này. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, chúng tôi cam kết mang lại kết quả thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai của răng.
  •  

    QUY TRÌNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG HIỆU QUẢ

    Quy trình chăm sóc răng miệng phải đi kèm với nhiều sản phẩm hỗ trợ khác nhau như bàn chải đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa. Các loại sản phẩm bảo vệ răng miệng này thường chứa nhiều chất có khả năng chống lại sâu răng, mảng bám hôi miệng và làm răng trắng sáng.

  •  

    TRỒNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG? TRỒNG RĂNG Ở ĐÂU UY TÍN TPHCM?

    Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và hệ tiêu hóa mà còn để lại những tác động sâu sắc đến thẩm mỹ và cả trong giao tiếp hàng ngày. Hậu quả lâu dài của bệnh nhân mất răng bao gồm tiêu xương hàm, lão hóa sớm, sai lệch khớp cắn và thậm chí gây ảnh hưởng đến trạng thái chức năng. Trồng răng đã trở thành giải pháp duy nhất để giải quyết tình trạng này, giúp hàng ngàn người trên khắp thế giới điều trị mất răng và khôi phục lại chất lượng cuộc sống của họ. Để hiểu rõ hơn về các loại răng giả và loại lựa chọn phù hợp nhất, hãy đọc bài viết này cùng từ Nha Khoa Tâm Việt.

  •  

    RĂNG SỨ NACERA CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

    Răng toàn sứ Nacera được các chuyên gia răng sứ đánh giá tốt về chất lượng bởi 3 yếu tố: Độ chịu lực cao, tính thẩm mỹ tốt và sự lành tính với cơ thể.

Chat với NhaKhoaTamViet