● Chỉ định tại chỗ:
Khi tiến hành kiểm tra, phát hiện răng gặp một trong các vấn đề sau đây, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng:
- Phần thân và chân răng bị phá hủy nhiều, mất hết các chức năng và không thể điều trị hay tái tạo được nữa.
- Răng bị viêm nhiễm mãn tính, răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát, có các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Răng mắc các bệnh lý răng miệng nặng gây các biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết…
- Răng mọc ngầm, mọc lệch, răng thừa dị dạng gây biến chứng nhiều lần.
- Răng có chân gãy do sang chấn.
- Răng sữa đã đến tuổi thay răng để không gây cản trở cho việc mọc răng vĩnh viễn.
● Chỉ định theo yêu cầu chỉnh hình và phục hình răng:
- Trong quá trình niềng răng cho những trường hợp răng hô, vẩu, răng mọc chen chúc sẽ được chỉ định nhổ răng, sau đó mới đeo niềng kéo chân răng.
- Răng bị lung lay, sẽ tiến hành nhổ bỏ để trồng lại.
● Chỉ định tổng quát:
- Răng có ổ nhiễm khuẩn nghi gây viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc và bắt buộc nhổ theo yêu cầu của bác sĩ nội khoa.
- Trong quá trình điều trị một khối u nào đó ở vùng hàm mặt, những răng nằm trên đường đi của tia xạ trong việc điều trị cũng sẽ được nhổ bỏ.
Trong trường hợp nào nên nhổ răng?
1.2 Trường hợp chống chỉ định nhổ răng
● Chống chỉ định tại chỗ:
Bệnh nhân mắc các bệnh viêm cấp tính phải đợi qua giai đoạn cấp tính mới nhổ bỏ vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng:
- Viêm lợi, viêm miệng cấp tính
- Viêm khớp răng cấp tính
- Viêm xoang cấp tính sẽ không nhổ được các răng cối trên
- Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn về máu, tim mạch, tiểu đường, bệnh dị ứng cần uống thuốc ổn định bệnh lý và có chỉ định của bác sĩ mới tiến hành nhổ.
- Bệnh nhân bị bệnh động kinh và tâm thần phải dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng.
● Chống chỉ định vĩnh viễn:
- Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nhổ răng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu.
- Bệnh nhân đã điều trị tia X vùng hàm mặt, nếu nhổ răng sẽ dễ bị hoại tử vùng xương hàm.
Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng
Xem thêm:
CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN? BIẾN CHỨN THƯỜNG GẶP KHI RĂNG KHÔN MỌC LỆCH - MỌC NGẦM
RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG CÁCH
NHỔ RĂNG KHÔN VÀ QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
Nhổ răng nói chung và nhổ răng hàm nói riêng không phải thủ thuật quá phức tạp. Dù vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc “Nhổ răng hàm có nguy hiểm hay không?”. Hiện nay, nhổ răng hàm dưới hoặc nhổ răng hàm trên rất an toàn nhờ có sự trợ giúp của các loại máy móc hiện đại. Thêm vào đó, việc lấy răng ra khỏi xương hàm sẽ không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, đau đớn hay viêm nhiễm sau này.
Tuy nhiên, nhổ răng hàm trên hay nhổ răng hàm dưới có phần khác biệt so với những chiếc răng còn lại. Răng hàm nằm ở vị trí đặc biệt, sâu trong khung hàm nên yêu cầu sự khéo léo đặc biệt của bác sĩ thực hiện. Thêm vào đó, răng hàm thường có 3 đến 4 chân, không giống như răng cửa. Đặc biệt, nhổ răng số 8 mọc ngầm hay mọc lệch, biện pháp được nhiều người lựa chọn thực hiện cũng không đơn giản.
Mặt khác, trên thực tế không thiếu những trường hợp người bệnh phải chịu biến chứng từ việc nhổ răng hàm. Một số nguyên nhân nổi bật ảnh hưởng đến chất lượng của việc nhổ răng hàm có thể kể đến như:
Như vậy, nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không đảm bảo, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như sau:
3. Các vấn đề thường gặp sau nhổ răng
Sau phẫu thuật trong miệng, sưng là bình thường và nó tỷ lệ thuận với mức độ thao tác và chấn thương. Vào ngày đầu tiên nên chườm lạnh bằng túi đá (hoặc túi nhựa chứa đậu hoặc ngô đông lạnh mà có thể uốn theo hình dạng mặt). Chườm lạnh trong 25 phút mỗi giờ hoặc 2 giờ. Nếu sưng không giảm vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, có thể bệnh nhân đã bị nhiễm trùng và có thể phải dùng kháng sinh (ví dụ penicillin VK 500 mg đường uống mỗi 6 giờ hoặc clindamycin 300 mg đường uống mỗi 6 giờ) đến 72 giờ sau khi các triệu chứng giảm.
Dịch vụ nhổ răng uy tín
Viêm huyệt ổ răng sau nhổ răng là đau phát sinh từ xương nếu cục máu đông trong huyệt ổ răng bị phân giải. Mặc dù tình trạng này có thể tự hết nhưng nó là khá đau đớn và thường đòi hỏi một sự can thiệp nào đó. Nó xảy ra phổ biến hơn ở những người hút thuốc, sử dụng thuốc tránh thai đường uống và chủ yếu xảy ra khi nhổ răng hàm lớn hàm dưới, thường là răng khôn. Điển hình, cơn đau bắt đầu vào ngày thứ 2 hoặc 3 sau phẫu thuật, đau lan đến tai, và kéo dài từ vài ngày đến nhiều tuần.
Nên bơm rửa lỗ chân răng bằng nước muối hoặc chlohexidine 0,12% và đặt một số loại thuốc có thể giảm đau. Một lựa chọn lâu dài là một miếng gạc kích cỡ từ 1 đến 2 cm tẩm idoform bão hòa trong eugenol (thuốc giảm đau) hoặc được bọc bằng thuốc tê bôi, như lidocaine 2,5% hoặc tetracaine 0,5%, đặt trong lõ chân răng. Miếng gạc được thay mỗi 1 đến 3 ngày cho đến khi các triệu chứng không trở lại sau khi bỏ gạc vài giờ. Gần đây, hỗn hợp thương mại của amben (thuốc tê), eugenol và iodoform (kháng khuẩn) đã trở nên phổ biến hơn. Mặc dù không tiêu nhưng hỗn hợp này sẽ tự động thoát ra khỏi huyệt ổ răng sau vài ngày. Những thủ thuật này thường loại bỏ được nhu cầu dùng thuốc giảm đau hệ thống, mặc dù thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể dùng nếu cần giảm đau thêm. Bệnh nhân nên được theo dõi bởi nha sĩ trong 24 giờ.
Chảy máu sau nhổ răng thường do các mạch máu nhỏ. Bất kỳ cục máu đông nào trồi ra khỏi lỗ chân răng đều được lấy đi bằng gạc, và một miếng gạc 4 cm (gấp lại) hoặc một túi trà (có chứa axit tannic) được đặt trên huyệt ổ răng. Sau đó bệnh nhân được hướng dẫn tạo áp lực liên tục bằng cách cắn trong 1 giờ. Việc này có thể phải lặp lại 2 hoặc 3 lần. Bệnh nhân phải đợi ít nhất 1 giờ trước khi kiểm tra để tránh làm gián đoạn sự hình thành cục máu đông. Họ cũng được thông báo rằng một vài giọt máu pha loãng với nước bọt trong miệng làm họ cảm thấy có nhiều máu hơn.
Nếu tiếp tục chảy máu, có thể gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ với 2% lidocaine chứa 1:100.000 epinephrine. Sau đó nạo huyệt ổ răng để loại bỏ cục máu hiện có và làm mới xương rồi bơm rửa bằng dung dịch nước muối. Sau đó khâu lại với mũi chỉ căng nhẹ. Thuốc làm đông máu tại chỗ, như xenluloza oxy hoá, thrombin tẩm trong gelatin bọt biển, hoặc collagen vi sợi, có thể được đặt trong ổ răng trước khi khâu.
Nếu có thể, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu (ví dụ như aspirin, clopidogrel, warfarin) nên ngưng điều trị từ 3 đến 4 ngày trước khi phẫu thuật. Có thể tiếp tục sử dụng thuốc vào tối hôm đó. Nếu những biện pháp này thất bại, cần tìm ra một nguyên nhân hệ thống (ví dụ như tạng chảy máu).