Cha mẹ có nên lo lắng khi không thấy bé mọc răng?? Dấu hiệu mọc răng và cách giảm đau cho trẻ?? Địa điểm điều trị răng cho bé an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI TRẺ MỌC RĂNG HÀM
Trẻ mọc răng hàm là chuyện bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng bé có thể bị sốt. Vì vậy, chắc chắn sẽ quấy khóc. Đâu là cách chăm sóc đúng khi trẻ mọc răng hàm, những thông tin hữu ích sau đây các mẹ cần phải nắm được.
Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Phát hiện được các dấu hiệu trẻ mọc răng sẽ giúp mẹ chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn.
TRÌNH TỰ MỌC RĂNG CỦA BÉ
Thông thường, trẻ khi bước sáng tháng thứ 6 sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới. Dĩ nhiên trình tự mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào, có bé mọc sớm có bé mọc muộn tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.
Trong quy trình mọc răng của trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé là răng hàm sữa. Vì vậy chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
DẤU HIỆU TRẺ MỌC RĂNG HÀM
Một vài dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dễ nhận biết các mẹ cần nắm được để từ đó phát hiện sớm, có cách chăm sóc con em mình sao cho phù hợp bao gồm:
- Chảy nước dãi nhiều
- Sốt nhẹ
- Quấy khóc
- Thích nhai, thích cắn, thấy bất cứ vật dụng nào trong tầm tay trẻ đều cho vào miệng cắn
- Nướu sưng to, đỏ
- Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân
- Thức đêm không ngủ
- Tiêu chảy.
DẤU HIỆU MỌC RĂNG VÀ CÁCH GIẢM ĐAU CHO TRẺ
Dấu hiệu mọc răng, cách giảm đau cho trẻ, giải đáp về lý do trẻ mọc răng chậm... Tất cả thông tin sẽ được "update" tại đây!!
Mọc răng là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ năm đầu tiên, cũng là thời điểm rất nhiều bà mẹ chờ mong. Một số hồi hộp vì được ngắm nụ cười con yên với những chiếc răng bé xinh, nhưng đa số lại lo lắng và căng thẳng vì sợ bé sẽ bị sốt, chán ăn, quấy khóc trong thời gian mọc răng.
Mọc răng là quá trình bình thường khi răng đẩy lợi nhú lên. Khi răng chuẩn bị mọc bé sẽ có những biểu hiện như lượng nước bọt tăng, nước dãi chảy nhiều, bé muốn nhai, có biểu hiện nhay nhay hai lợi với nhau và nướu lợi của bé hơi sưng lên một chút. Bé cũng có thể thay đổi khẩu vị, không muốn uống loại sữa yêu thích nữa và có khi bị sốt nhẹ. Để giải tỏa những thắc mắc của mẹ quanh chuyện răng và mọc răng của bé, xin "bật mí" mẹ những thông tin hữu ích sau:
BIỂU HIỆN CỦA MỌC RĂNG THEO TRUYỀN THUYẾT LÀ CHẢY NƯỚC DÃI, SỐT CAO VÀ TIÊU CHẢY??
Chảy nước dãi chính xác là một biểu hiện của mọc răng. Khi trẻ mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi hơn để làm mát và làm dịu nướu đàn hơi sưng lên của bé. Vì thế mẹ không cần phải lo lắng khi bé chảy dãi nhiều mà hãy chú ý lau dãi thường xuyên cho bé để bé có cảm giác sạch sẽ.
Tuy nhiên, sốt cao và tiêu chảy thì không chính xác. Khi bé mọc răng thường chỉ có biểu hiện là sốt rất nhẹ không quá 38 độ C. Vì thế nếu bé bị sốt cao và chảy nước mũi là do bệnh lý khác. Mẹ nên cho bé đi bác sỹ để kiểm tra cụ thể.
Mặt khác, cũng chưa một nghiên cứu khoa học nào tìm thấy điểm liên quan giữa chứng tiêu chảy với quá trình mọc răng của bé. Ngày nay có rất nhiều chứng bệnh được các mẹ nghiễm nhiên đổ lỗi do mọc răng của bé và điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bé yêu khó chịu, sốt cao hơn 38 độ và bị tiêu chảy hãy đưa con đi khám ngay nhé.
DẠY CON ĂN THÔ LÚC ĐANG MỌC RĂNG
Trẻ mọc răng sẽ lười ăn điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Lợi của bé sẽ bị nhức và hơi đau trong khi răng đang nhú lên nên bé sẽ không còn cảm thấy ngon miệng nữa. Nếu trong giai đoạn này bé có biếng ăn hơn thì mẹ cũng đừng lo lắng mà bổ sung cho bé uống nhiều sữa hơn là được.
Tuy nhiên, một thông tin thú vị cho mẹ: Trẻ đang mọc răng thường rất ngứa lợi và muốn nhai cắn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ dạy bé tập nhai hoặc cho con ăn bốc theo phương pháp BLW. Rất nhiều mẹ đã áp dụng vào thời điểm này và thành công với khả năng ăn thô của con.
NHỮNG ĐỒ VẬT AN TOÀN VÀ NHẸ NHÀNG DÀNH CHO TRẺ TRONG THỜI GIAN MỌC RĂNG
Những thứ đồ hơi cứng và lạnh là lựa chọn tốt nhất, như vòng đồ chơi bằng nhựa hay các khối hình được làm bằng chất liệu an toàn cho trẻ nhỏ, khăn lau mặt được ngâm trong nước lạnh, bánh mì tròn đông lạnh hay bánh quế đông lạnh. Nếu bánh tan chảy và nhão ra thì mẹ hãy loại bỏ chúng ngay nhé. Tốt nhất mẹ hãy để những đồ chơi mà bé có thể nhai an toàn trong tầm với của con. Một chiếc vòng đồ chơi được làm mát trong tủ lạnh nhưng không phải đông lạnh được nhiều các chuyên gia cho răng là thứ đồ tốt nhất cho bé trong thời gian này.
CÁCH GIÚP BÉ GIẢM KHÓ CHỊU TRONG THỜI GIAN NÀY
Qúa trình mọc răng không kéo dài nên sự đau đớn và nhức nhối một chút trong lúc này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến thể chất của bé. Vì thế sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng. Cách tốt nhất mẹ có thể làm cho bé là nhẹ nhàng xoa lợi cho bé bằng ngón tay sạch của mẹ hoặc bằng khăn lạnh đã được vò sạch sẽ, như thế giúp bé kiểm soát được cơn đau và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Loại thuốc có chất Acetaminophen có thể giảm cơn đau cho bé nhưng tốt nhất mẹ cần tham khảo tư vấn của các bác sỹ nhi khoa trước khi cho con sử dụng.
CHA MẸ CÓ NÊN LO LẮNG KHI KHÔNG THẤY BÉ MỌC RĂNG
Các chuyên gia đã khẳng định không có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay muộn nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nhé. Chiếc răng đầu tiên có thể nhú vào bất cứ thời điểm nào từ 3 đến 12 tháng tuổi. Một số trẻ đã nhú răng ngay từ lúc mới 3 tháng tuổi nhưng lại có bé đến tận 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Các chuyên gia nhi khoa cho biết việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì thế nếu cha mẹ bé mọc răng từ 3 tháng tuổi thì bé cũng sẽ giống bố mẹ thôi.
Nếu đến 14 tháng bé vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì rất có thể đó là biểu hiện của một vấn đề khác như chứng loạn sản ngoại bì. Đây là chứng biểu hiện sự phát triển bất thường của da, tóc, móng, răng và tuyến mồ hôi, nó có thể ảnh hưởng tới da và hệ thần kinh nên tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám cẩn thận và có thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện chụp tia X quang để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Mọc răng sữa là quá trình rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Răng sữa giữ chỗ trước và hướng dẫn cho răng vĩnh viễn sau này của bé được ở đúng vị trí của nó. Nếu răng sữa của bé bị hư hỏng nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, khả năng nhai và nói của trẻ sau này. Vì thế các mẹ hãy quan tâm và để ý đặc biệt để ý đến con trong khoảng thời gian này.
CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ MỌC RĂNG HÀM
Trẻ mọc răng có cảm giác giống như người lớn chúng ta vậy. Tình trạng đau nhức, sốt khi mọc răng dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn là điều hết sức bình thường dễ hiểu. Chính vì vậy các mẹ hãy nhẹ nhàng quan tâm đến con em mình bằng cách:
+ Đừng bắt ép trẻ phải ăn, hãy chia bữa của trẻ thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường. Mỗi lần con chỉ cần ăn từng chút ít.
+ Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Với hoa quả bạn nên ép lấy nước để hơi mát, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu, với đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
+ Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng hàm cũng là điều hết sức bình thường. Nếu bé sốt 38 độ, 38,5 độ mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu dùng thuốc hạ sốt hãy xin phép ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn.
+ Với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn, nếu không bú hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
+ Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác do đó các bậc phụ huynh nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý khi cần. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
+ Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn.
+ Hãy cho bé dùng các loại đồ vật làm từ các chất liệu không làm hại sức khỏe, đồ vật mềm, có hình tròn bởi giai đoạn mọc răng bé thường bị ngứa lợi và có xu hướng cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai.
Trong trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm là giai đoạn mà cả mẹ và bé đều sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, đây là biểu hiện tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ. Hy vọng những thông tin hữu ích vừa chia sẽ trên đây sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc con hợp lý hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com
Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366