• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
SÂU RĂNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT
Thứ 6 | 21/12/2018 - Lượt xem: 3170

Bệnh sâu răng của trẻ do đâu?? Vì sao tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở trẻ em lại cao?? Những tác hại khi răng của trẻ bị sâu?? Địa điểm điều trị sâu răng cho trẻ uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp TP. HCM 

 
SÂU RĂNG Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA


Bệnh sâu răng ở trẻ em là bệnh lí phổ biến, có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Phụ huynh cần cho con đi khám và điều trị kịp thời, đồng thời có những biện pháp phòng tránh sâu răng cho trẻ hiệu quả.


Bệnh sâu răng ở trẻ em là bệnh lí phổ biến. Theo số liệu thống kê của Nha Khoa Tâm Việt, có hơn 85% số trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng. Vậy bệnh có nguyên nhân xuất phát từ đâu và vì sao tỷ lệ sâu răng ở trẻ lại cao như vậy?? Cách chữa sâu răng cho trẻ nào hiệu quả nhất?? Hãy cùng Nha Khoa Tâm Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!!!


 


 
VÌ SAO TỶ LỆ MẮC BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM LẠI CAO??


Bệnh sâu răng ở trẻ em xuất hiện khi mô răng bị phá hủy bởi quá trình hòa tan chất vô cơ và phân hủy chất vô trong liên kết men và ngà răng tạo nên các lỗ thủng, gọi là sâu răng.

Để quá trình này xảy ra, trước đó cần có sự sinh sản acid của quá trình chuyển hóa đường và tinh bột của các chất polyore, enzyme mà vi khuẩn sản sinh ra. Bởi vậy, sâu răng chỉ xuất hiện khi hội tụ đầy đủ 4 nguyên nhân sau: Thức ăn - vi khuẩn- cách vệ sinh răng không tốt và độ cứng chắc của nền răng yếu.

Ở trẻ, việc giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ, không có mảng bám thực phẩm,không có vi khuẩn trú ngụ là điều rất khó vì trẻ em thường thích ăn vặt và cũng cần ăn nhiều bữa để bổ sung dinh dưỡng. Thêm vào đó, trẻ còn nhỏ, chưa thể tự ý thức việc vệ sinh răng miệng thường xuyên được.

Ngoài ra, men răng của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên thường xuyên yếu hơn, dễ bị tấn công và bào mòn bởi các acid, đặc biệt là răng sữa.

Một nguyên nhân chính khác dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ em, đó là do sự chủ quan của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa sẽ còn thay được nên không cần phải quá quan tâm chăm sóc, dẫn đến ngay cả khi con mình bị sâu răng cũng không cho trẻ đi điều trị sâu răng. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm!!!



 


 
BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG??


Bệnh sâu răng dù ở độ tuổi nào cũng đều nguy hiểm, khiến răng lung lay, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ mất răng hoàn toàn. Ngoài ra, sâu răng gây đau đớn, làm giảm sức nhai. Nếu bị viêm tủy, răng sẽ bị sừng hóa và trở nên rất giòn, dễ vỡ.

Tuy nhiên, bệnh sâu răng ở trẻ em còn nguy hiểm hơn ở người lớn bởi những hệ quả của sâu răng độ tuổi này có thể kéo dài, ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn khi trưởng thành.

Nếu trẻ bị sâu răng sữa mà không được điều trị có thể dẫn đến mất răng sớm. Nếu chiếc răng sữa bị sâu phải nhổ sớm hơn thời điểm thay răng thì khoảng trống mất răng sữa sẽ không được bù đắp kịp thời. Khi đó, các răng sữa kế cận có xu hướng di lệch, đổ nghiêng răng khoảng trống mất răng. Cho đến khi thời điểm thay răng đến, khoảng trống mà răng sữa để lại không đủ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Vì thế, chiếc răng này buộc phải mọc chếch ra ngoài gây sự khấp khểnh cho hàm răng khi trưởng thành, kéo theo sự sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức nhai.


 
CÓ NÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ KHÔNG??


Khi trẻ bị sâu răng hay gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng cũng nên được điều trị sớm. Mục tiêu quan trọng là ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em, nhưng nếu đã bị sâu răng thì cần điều trị càng sớm càng tốt dù là sâu răng sữa.

Chỉ khi răng được điều trị sâu răng triệt để sau đó bảo tồn bằng cách hàn trám răng hoặc bọc răng mới có thể duy trì hàm răng bình ổn, không gặp các vấn đề bất thường trong mọc răng và thay răng vĩnh viễn về sau.


 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG Ở TRẺ EM


Sâu răng thực chất là sự phá hoại cấu trúc canxi của men răng và ngà răng do vi khuẩn gây ra, đầu tiên chỉ là các vệt đen trên mặt nhai, lâu dần sẽ là các lỗ hỏng sâu lớn trên răng và kèm theo đó là cảm giảm đau nhức khó chịu. 

Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em đều do trẻ chưa có ý thức chăm sóc răng miệng sạch sẽ nhất là trẻ tầm 1, 2, 3 tuổi. Trẻ chỉ đánh răng qua quýt mặt ngoài mà bỏ qua mặt trong và rìa cắn. Không biết cách sử dụng chỉ nha khoa, bắt chước bố mẹ xỉa răng bằng tăm khiến răng của trẻ bị thưa dần, thức ăn vừa không được làm sạch mà răng của bé có thể sẽ bị thưa dần. Đây chính là lý do tại sao đứa trẻ nào cũng bị sâu răng ít nhất một lần.

Cha mẹ chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lý với trẻ, để các bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Chất đường dính trên răng rất khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid ăn mòn men răng và ngà răng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân răng bị sứt mẻ, bị lộ ngà răng những chưa được điều trị hay răng trẻ bị yếu bẩm sinh do thiếu hụt khoảng chất canxi và flour cũng khiến răng dễ bị sâu.


 
TÁC HẠI CỦA SÂU RĂNG Ở TRẺ EM


Cha mẹ đừng chủ quan với bất kì dấu hiệu sâu răng nào ở trẻ em, vì những tác hại từ răng sâu như sau:

 
ĐAU NHỨC RĂNG:


Sâu răng hàm ở trẻ gây ra tình trạng đau nhức thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, ảnh hưởng đến học tập, khó khăn trong ăn uống và giấc ngủ.

 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẨM MỸ


Sâu răng nặng gây ra các ổ sâu đen trên răng, khiến bé giao tiếp thiếu tự tin, ngại ngùng trước đám đông.

 
NGUY CƠ PHẢI NHỔ BỎ RĂNG


Nhiều trường hợp bé bị sâu răng quá nặng, vi khuẩn tấn công vào tủy và gây thối tủy. Tủy khi đã bị phá hủy sẽ không thể phục hồi được, để điều trị dứt điểm thì không thể sử dụng các cách chữa sâu răng tại nhà hay các phương pháp khác mà bắt buộc nhổ bỏ răng. Điều này cực kì không tốt, bởi:

- Trường hợp phải nhổ bỏ răng sữa quá sớm. Đặc biệt là nhổ trước kỳ thay răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé (mọc lệch hoặc chậm mọc). Ảnh hưởng đến hướng mọc răng của răng kế cận, răng mọc không đều, xấu nhất có thể tác động xấu đến diện mạo của bé, hô, móm lệch...

- Trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn sẽ không có răng khác mọc lên. Để giữ thẩm mỹ cho bé thì phải trồng răng giả, tốn nhiều phí và đau đớn.







 
BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM DO ĐÂU?


Bệnh sâu răng ở trẻ em có thể là do vi khuẩn có trong khoang miệng, đường trong thức ăn tồn đọng và bám trên bề mặt, kẽ răng lâu dần tạo thành axit gây sâu răng hoặc cũng có thể do trẻ bị thiếu canxi,...

 
BIỂU HIỆN BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM


- Chớm sâu: Thông thường thời gian để vi khuẩn có thể ăn sâu từ bề mặt răng đến lớp ngà răng mất từ 2 - 4 năm, và trong khoảng thời gian bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ trên bề mặt răng. Khi quan sát kỹ bạn sẽ nhận thấy những đốm trắng đục hoặc nâu ở bề mặt nhai, kẽ răng nên rất khó phát hiện.

- Sâu răng nặng: Lúc này trên bề mặt răng của trẻ đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau răng sâu dữ dội, răng có thể bị mẻ, vỡ.

- Sâu răng viêm đến tủy: Khi vết sâu đã lan đến tủy trẻ có thể ôm miệng kêu la vì đau, nhức.


 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM


- Khi răng sâu ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng bằng các chất trong nha khoa trám vào lỗ sâu răng. Biện pháp này thực hiện khá đơn giản, cha mẹ nên đưa đến các địa chỉ nha khoa nhằm điều trị và ngăn chặn kịp thời sự lây lan của vi khuẩn sâu răng. Với trường hợp răng sâu đã, cấu trúc răng bị phá vỡ, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nạo sạch vết sâu nhằm loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn và các mầm móng gây bệnh rồi tiến hành hàn trám lỗ sâu khôi phục hình thể của răng. Đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. 


 
 
 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ EM


Theo khuyến cao của Nha Khoa Tâm Việt, đây là bệnh lý không chỉ thường gặp ở lứa tuổi trẻ em mà người lớn cũng có thể bị mắc phải, nhưng trẻ em thường chưa tự ý thức được về việc phải chăm sóc răng miệng sạch sẽ, cần có bố mẹ nhắc nhở.

Để các bậc phụ huynh hiểu và phân biệt được các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em, trước hết cần biết được bản chất của sâu răng là gì??


Sâu răng chính là hiện tượng phân hủy các cấu trúc hợp chất vô cơ của men răng, ngà răng (tinh thể canxi), từ đó tạo ra những lỗ hổng sâu răng nhỏ li ti trên bề mặt răng.

Những dấu hiệu cụ thể giúp cha mẹ phát hiện bệnh sâu răng ở trẻ em đang diễn biến như thế nào.

- Sâu răng nhẹ: Răng xuất hiện những cục đốm trắng nhỏ trên mặt răng hoặc ở giữa hai kẽ răng, giống với tình trạng thiếu sản men răng (hay răng thiếu canxi). Giai đoạn này chưa xuất hiện các lỗ sâu răng lại thường bị hiểu nhầm với các bệnh lý khác nên cha mẹ rất hay chủ quan. Trẻ ở giai đoạn này chưa bị đau hay ê buốt răng.

- Tiền sâu răng: Những vết đốm trắng có thể bị đục, vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu ăn sâu hơn vào cấu trúc ngà răng. Lúc này, bé có thể cảm nhận thấy một chút ê buốt răng khi ăn đồ chua hoặc ăn lạnh.

- Sâu răng nặng: Những biểu hiện sâu răng ở trẻ em đã biểu hiện rõ rệt, những lỗ sâu đã bắt đầu lan nhanh trên mặt răng, đặc biệt là ở răng cửa trước và răng hàm. Cha mẹ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

- Sâu răng trầm trọng: Vi khuẩn sâu răng đã ăn mòn men răng, ảnh hưởng tới tủy răng, thường được gọi là "sún răng". Lúc này không trị sâu răng ở trẻ em sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng, viêm tủy, áp xe răng.



 
 
NHỮNG TÁC HẠI KHI RĂNG CỦA TRẺ BỊ SÂU


Nếu răng bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng và sốt kể cả trong lúc ngủ.

Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Do đó, nếu răng sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Nếu nhỏ răng sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng thì lợi của bé sẽ bị khô lại, đặc biệt là răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được.


 
BIỂU HIỆN TRẺ BỊ SÂU RĂNG


Để phát hiện ra sâu răng không khó. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu nhưng biểu hiện chưa rõ vì lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen và lỗ sâu, trẻ cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.

Tuy nhiên, đối với răng hàm sẽ khó hơn, bởi vì nó nằm sâu ở trong, phải có những dụng cụ nha khoa thì mới có thể phát hiện được sâu ở răng hàm.



 
 
 
NGUYÊN NHÂN SÂU RĂNG Ở TRẺ EM
 
ĐỒ NGỌT


Đồ ngọt luôn là đồ ăn ưa thích của trẻ em. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây nên rất nhiều chứng bệnh và đồ ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng ở cả trẻ em và người lớn.
Hầu hết bé ở lứa tuổi mới mọc răng thường được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thỏa thích.

- Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm. Trẻ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sâu mỗi bữa ăn.

Về cơ bản, sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Có khá nhiều cha mẹ có quan niệm răng trẻ em khi bị sâu không cần quan tâm, do đó sâu răng ở trẻ sẽ gây ra nhiều hệ lụy sau này, nhất là khi răng sữa không thể bảo tồn mà bắt buộc phải nhổ bỏ.


 
CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ ĐƯỢC KHÔNG??


Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em hiệu quả bằng cách kết hợp đồng thời các biện pháp sau:

- Thiết lập cho bé một chế độ ăn hợp lý, đủ các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng và số bữa ăn trong ngày.

- Theo dõi và nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng đúng cách 3 lần/ ngày.

- Trang bị cho bé những kiến thức về chăm sóc răng miệng, ăn uống và những nguy hại của bệnh sâu răng.

- Tập cho bé làm quen với bác sĩ răng miệng bằng cách thường xuyên đưa bé đi khám răng 4-6 tháng một lần để được chăm sóc nướu và lấy cao răng. Đây là điều không thể thiếu nếu ba mẹ muốn bé ngăn ngừa được bệnh sâu răng hoàn toàn.

Tại Nha Khoa Tâm Việt, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chung tôi đã chăm sóc sức khỏe răng miệng, khám răng định kỳ và theo dõi lịch thay răng cho hàng nghìn trẻ để phát hiện sai lệch, chỉnh hình kịp thời. Đây là việc nên làm để khi bước vào tuổi trưởng thành, con bạn sẽ có được hàm răng đều đặn, tính thẩm mỹ cao và chuẩn khớp cắn.


 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm