• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
THẾ NÀO LÀ VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM - CÁCH ĐIỀU TRỊ
Thứ 5 | 19/12/2019 - Lượt xem: 2343

Nguyên nhân gây ra viêm khớp thái dương hàm?? Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm?? Địa điểm điều trị viêm khớp thái dương hàm an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 



 
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến bệnh viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ viêm khớp thái dương hàm là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm.

 
VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM LÀ GÌ?? TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM


Ngoài những chứng bệnh thường gặp như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp thì còn xuất hiện bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Vậy cụ thể viêm khớp thái dương hàm là gì và triệu chứng viêm khớp thái dương hàm cụ thể như thế nào??

Theo tiến sĩ Gerry Curatola (người tiên phong về nha khoa và các vấn đề liên quan đến bệnh viêm khớp thái dương hàm) thì đây là một rối loạn của khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Bệnh có thể gây ra chứng đau hạch ở cổ hoặc ban đầu chỉ là các triệu chứng mơ hồ, khó nhận biết nên người bệnh thường chủ quan, thờ ơ.

Sau nhiều tháng, thậm chí vài năm các triệu chứng bệnh mới pháp tác rõ ràng, ảnh hưởng chủ yếu đến phần xương hàm. Gây ra các cơn đau có chu kì, co thắc cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới với xương sọ.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các vùng địa lý. Tuy nhiên, không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp và sức khỏe người bệnh.

Biểu hiện viêm khớp thái dương hàm được chia rõ làm 2 biểu hiện, bao gồm bên trong và bên ngoài. Đối với biểu hiện bên trong:



 



- Bệnh có thể gây đau khớp thái dương hàm ở một bên, đôi khi xuất hiện ở cả hai bên, viêm khớp thái dương hàm trái và viêm khớp thái dương hàm phải. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, một thời gian ngắn sau thì tự khỏi.

- Bệnh có thể tiến triển nặng, gây ra các cơn đau nặng hơn, liên hồi, nhất là lúc nhai và khiến hàm dưới khó cử động. Để lâu sẽ dẫn tới viêm khớp thái dương hàm mãn tính.

- Cơn đau chủ yếu ở trước tai, khi há ngậm miệng phát ra tiếng kêu ở khớp, người bệnh không há miệng lớn được, chỉ có thể há ngậm lệch sang một bên hoặc không trơn tru, thường mỏi hàm.

Ngoài ra, có một số trường hợp còn bị viêm khớp thái dương hàm nổi hạch, trật khớp thái dương hàm hay loạn năng khớp thái dương hàm.

- Bệnh gây khó chịu trong khớp hàm và cơ nhai, có thể phát ra tiếng lụp cụp khi nhai trong phần khớp thái dương hàm, lúc xuất hiện tiếng động này là lúc bệnh đã ảnh hưởng đến khớp.

- Bên cạnh các triệu chứng chính kể trên, biểu hiện viêm khớp thái dương hàm còn gây ra đau đầu, mỏi cổ và tai, đau tai, chóng mặt. Điều này khiến người bệnh bị hạn chế thực hiện các chức năng ăn, nhai, nói, há miệng, ngậm miệng bình thường được.

Ngoài các biểu hiện cụ thể bên trong đó thì người bệnh còn có nhiều biểu hiện bên ngoài như sau:

+ Bệnh viêm khớp thái dương hàm khiến cơ nhai bị phì đại, gây biến dạng khuôn mặt, có khi bị sưng một bên gây mất cân đối, có khi bị sưng đều cả hai bên.

+ Một số trường hợp kèm đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và gây ra vấn đề ở thính giác.

Để đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác. Tiến sĩ Curatola khuyên người bệnh nên thăm khám tổng thể, điều trị toàn diện, từ cách ăn uống, chất lượng giấc ngủ đến dùng biện pháp giảm các cơn đau mãn tính.



 


 
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
 
CHẤN THƯƠNG


Có khá nhiều nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm. Nhưng nguyên nhân đầu tiên gây bệnh chính là chấn thương. Các chấn thương có thể do va đập sau tai nạn giao thông, chơi thể thao, lao động,... hoặc đơn giản chỉ là do há miệng quá rộng một cách đột ngột gây trật khớp thái dương hàm.

 
DO ẢNH HƯỞNG TỪ MỘT SỐ BỆNH LÝ


Một nguyên nhân chính nữa là do các bệnh trong cơ thể, điển hình là nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh do viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50%. Thống kê cho thấy khớp thái dương hàm là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp.

 
NGUYÊN NHÂN KHÁC


Ngoài ra, viêm khớp thái dương hàm còn do bị trật đĩa khớp nằm giữa lồi cầu và ổ khớp, hoặc bệnh xảy ra sau khi nhổ răng, đặc biệt là khi nhổ răng số 7, số 8. Việc răng mọc lệch, mọc chen chúc cũng làm sai khớp cắn.

Khi bị viêm khớp thái dương hàm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như nghiến răng khi ngủ, nghiến răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Tình trạng nghiến răng cũng tương tự như việc nhai kẹo cao su, khiến cho hàm bị siết chặt, tạo một lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm, nguy hiểm nhất là có thể làm trật khớp cắn.



 


 
CÁCH CHỮA VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM


Bệnh tuy không khó chữa nhưng do sự chủ quan thờ ơ của người bệnh mà khi đến bệnh viện bệnh đã ở mức quá nặng, khiến cho cách chữa viêm khớp thái dương hàm trở nên rắc rối hơn.

Theo Bác sĩ tại Nha Khoa Tâm Việt cho biết, để điều trị bệnh trước tiên phải kiểm tra các triệu chứng, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mới có được cách can thiệp phù hợp. Hiện có hai loại điều trị chính là điều trị không can thiệp thực thể và thực hiện can thiệp trên bộ răng, hệ thống nhai.

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm không can thiệp thực thể là giảm đau khớp và cơ bằng các loại thuốc giảm đau, như paracetamol, mobic, dicloffenac,... thuốc kháng viêm corticoird, thuốc giãn cơ myonal. Kết hợp cùng tập vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai...

Còn cách điều trị can thiệp thực thể có nhiều biện pháp khác nhau. Tùy thuộc, vào mức độ và tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình hoặc phẫu thuật,...

Nếu tuân theo phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh có thể khỏi sau khoảng 3 - 5 ngày và không tái phát lại. Nhưng đối với những nguyên nhân phức tạp thì có thể phải kéo dài quá trình điều trị cả năm hoặc sống chung với bệnh suốt đời.


 
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM


Việc phòng tránh bệnh viêm khớp thái dương hàm cũng tùy thuộc nhiều vào các nguyên nhân chủ quan và khách quan.

 
SAI LỆCH TRONG CẤU TẠO KHỚP HÀM, RĂNG


Trong trường hợp răng mọc chen chúc, hoặc lệch lạc làm sai khớp cắn thì cần có biện pháp chỉnh răng nhằm tái tạo lại khớp cắn. Còn trường hợp bị mất răng thì cần phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định hơn.

 
THÓI QUEN XẤU


Tránh những thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm như mút ngón tay (đối với trẻ em), cắn móng tay, cắn môi,... nên ăn những loại thức ăn mềm, nhuyễn để khớp không bị làm việc quá tải.

Dưới đây còn là một số cách phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm bằng việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt hằng ngày: 

- Nếu cơ hàm yếu có thể ăn những thức ăn được cắt nhỏ.

- Tránh thực phẩm có tính dai hoặc dính

- Tránh nhai kẹo cao su quá nhiều, quá lâu

- Không mở miệng quá rộng, đột ngột, nhất là khi ngáp.

- Thư giãn cơ bắp, khớp trên khuôn mặt bằng cách chườm nước nóng, ấm hoặc nước đá.



 


 
CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ


Các liệu pháp điều trị chứng TMD mà không dùng thuốc bao gồm:

 
MÀN CHẮN HOẶC NẸP BẢO VỆ HÀM


Thường thì những người bị đau hàm có thể đeo một thiết bị mềm hoặc cứng được cấy vào răng vì nó giúp giảm nhẹ cơn đau, nhưng nguyên nhân tại sao các thiết bị này mang lại hiệu quả vẫn chưa có.

 
TRỊ LIỆU VẬT LÝ


Các phương pháp điều trị này bao gồm sử dụng sóng siêu âm, nhiệt ẩm và đá lạnh kết hợp cùng với các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn và tăng độ chắc khỏe của cơ hàm.

 
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT HOẶC ĐIỀU TRỊ KHÁC


Khi tất cả những phương pháp đã đề cập ở trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn thử những phương thức sau đây:

 
CHỌC KHỚP


Chọc khớp là một phương pháp xâm lấn tối thiểu có liên quan đến việc cấy ghép những cây kim nhỏ vào trong khớp để loại bỏ các chất dịch ở khớp. Phẫu thuật này có tác dụng loại bớt các mảnh vụn hoặc sản phẩm phụ gây sưng viêm.

 
TIÊM THUỐC


Trong một số trường hợp, việc tiêm cortisone vào khớp có tác dụng điều trị khá hiệu quả. Ngoài ra, việc tiêm botox vào các cơ hàm có chức năng nhai có thể giúp giảm cơn đau liên quan đến chứng rối loạn TMD.


 


 
PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP HÀM


Trpng một vài trường hợp, phẫu thuật nội soi khớp hàm có hiệu quả đáng kể như phẫu thuật mở khớp hàm trong việc điều trị một loạt các rối loạn khớp thái dương hàm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt một chiếc ống thông mỏng nhỏ vào cơ hàm. Sau đó, chọc kính soi khớp vào và dùng những dụng cụ tiểu phẫu để tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật nôi soi khớp hàm là loại phẫu thuật chứa ít nguy cơ măc các biến chứng hơn loại phẫu thuật mở khớp hàm khác, dù răng nó vẫn còn một vài hạn chế.

 
PHẪU THUẬT BIẾN ĐỔI CẮT LỒI CẦU


Loại phẫu thuật cắt lồi cầu này giúp điều trị chứng rối loạn TMD một cách gián tiếp bằng cách phẫu thuật ngay tại hàm dưới chứ không phải tại các khớp. Loại phẫu thuật này có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm đau, ngoài ra giúp cải thiện tình trạng cơ hàm bị cứng nếu có.

 
PHẪU THUẬT MỞ KHỚP HÀM


Nếu như cơn đau hàm của bạn không có dấu hiệu hồi phục dù bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị trong thời gian dài và dường như nguyên nhân có thể là do một vấn đề về cấu trúc các khớp gây ra, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể khyên bạn tiến hành phẫu thuật mở khớp hàm để điều chỉnh lại khớp.

Tuy nhiên, loại phẫu thuật này có nhiều nguy cơ rủi ro hơn các phương thức điều trị khác. Do đó, bạn cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi và hại mà phẫu thuật này mang lại trước khi tiến hành.

 
LÀM THẾ NÀO DỰ PHÒNG ĐAU LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM??


- Răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, vì thế cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tối ưu.

- Trong trường hợp gặp phải vấn đề mất răng cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định.

Tránh những thói quen không tốt như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi, cắn bút,.. Stress cũng là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn cơ thần kinh như nghiến răng, siết chặt hàm nên cần phải tránh.



 




BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com

Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐÍNH ĐÁ LÊN RĂNG

    Đính đá vào răng là phương pháp sử dụng những viên đá quý hay kim cương nhỏ để gắn lên răng, bằng một chất keo chuyên dùng trong nha khoa.
  •  

    CẤY GHÉP IMPLAN TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT

    Trồng răng Implant là phương pháp giúp phục hình răng rất phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Răng Implant có thể thay thế được một hoặc nhiều răng, thậm chí toàn hàm nếu sức khoẻ của người bệnh đủ tốt.

  •  

    RĂNG MÒN MẶT NHAI VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ

    Khắc phục răng mòn mặt nhai với bọc răng sứ?? Răng mòn mặt nhai cần phải làm gì?? Địa điểm điều trị răng bị mòn mặt nhai an toàn, hiệu quả, chất lượng, uy tín tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ LÀ GÌ - CÓ TỐT KHÔNG? NHỮNG AI NÊN BỌC RĂNG SỨ??

    Nụ cười là ngôn ngữ không cần lời để thể hiện sự vui vẻ và gần gũi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể may mắn có một nụ cười hoàn hảo ngay từ đầu. May thay, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, bọc răng sứ thẩm mỹ đã trở thành giải pháp tối ưu để tái tạo nụ cười đẹp tự nhiên và tự tin.