• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
RĂNG KHÔN MỌC NGẦM CÓ TÁC HẠI GÌ? CÓ CẦN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?
Thứ 5 | 07/07/2022 - Lượt xem: 1152

1. Răng khôn là răng gì?

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Thông thường mỗi người có 4 chiếc răng khôn ở 4 phân hàm.

Sở dĩ được gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi trưởng thành, khi đó, xương hàm cũng ngừng tăng trưởng và xương trở nên đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước. Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
 

Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không? - Nha Khoa Đông Nam®
Cần làm gì khi mọc răng khôn?
 

2. Những dấu hiệu khi mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn bạn sẽ cảm nhận được những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể:

Sưng lợi

Sưng lợi là một trong những dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhất khi mọc răng số 8. Lý do khiến lợi bị sưng là răng khôn mọc có kích thước quá to chen chúc ở dưới nướu chưa thể chồi lên và xuất hiện sưng lợi. 

Việc sưng lợi sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai, khi đó hai hàm nhai sẽ bị lệch khiến bệnh nhân dễ bị cắn vào lưỡi và má. 

Sưng má

Lợi bị sưng chỉ là cấp độ bình thường đối với những chiếc răng không mọc thẳng hoặc mọc lệch. Còn đối với răng khôn mọc và đâm thẳng vào răng số 7 hoặc nhiễm trùng có thể khiến lợi sưng to hơn bình thường, từ đó mạch máu cũng sưng to và gây sưng má. 

Sốt

Khi đau đớn xuất hiện với cường độ mạnh hơn bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức dữ dội. Thậm chí đau đớn đến phát sốt hoặc bị nổi hạch ở khu vực cổ. 

Xuất hiện mủ

Mọc răng khôn xuất hiện mủ là trường hợp nguy hiểm. Đó là khi răng khôn bị áp xe do mắc kẹt một phần ở phía dưới khiến dắt thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. 

Khi ấn vào khu vực mọc răng bạn sẽ thấy xuất hiện mủ trắng, có chút máu kèm theo cảm giác đau nhức. Khi đó bạn cần đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 

Đau đớn

Nhiều người hỏi rằng mọc răng khôn có đau không và câu trả lời là có. Khi răng khôn mọc bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau xuất hiện ở vùng lợi trong cùng, đi kèm là cảm giác nhức, khó chịu.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, khi mọc răng khôn bạn cũng có những biểu hiện khác như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu, đau tai,…
 

Lưu trữ Răng khôn - Nha khoa Vân Anh
Dấu hiểu phổ biến khi mọc răng khôn


Xem thêm:

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, răng khôn nếu mọc lệch, mọc ngầm mà không nhổ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm lợi trùm răng khôn: Khi mọc lệch, răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm. Lúc này lợi bị trùm lên và khiến thứ ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng. Chính vì vậy sẽ khó làm sạch, điều này tạo điều kiện thuận lợi, dẫn tới nhiễm trùng lợi. Biểu hiện của tình trạng này là viêm tấy quanh bề mặt răng khôn.
  • Bệnh viêm nha chu: Với những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày sẽ gây sâu răng. Đồng thời gây viêm nha chu cho răng bên cạnh.
  • Răng mọc chen chúc: Thực tế hàm răng thường đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Dù vậy, răng khôn mọc lên thường dẫn tới mọc lệch và xô lấn sang răng số 7 bên cạnh. Thậm chí, nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch còn có khả năng đâm thủng hoặc thân răng số 7, từ đó gây viêm răng số 7. Nhiều trường hợp, nếu không nhổ răng số 8 sớm còn khiến mất luôn răng số 7.
  • Gây sâu răng: Răng số 8 mọc lệch sẽ kết hợp với răng số 7 tạo thành những khe giắt thức ăn. Chính vì vậy sẽ rất khó chải sạch và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân gây sâu răng khôn và lâu ngày có thể lan truyền sang răng số 7.
  • Viêm mô tế bào: Một biến chứng thường thấy khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là viêm mô tế bào. Biểu hiện thông thường là má phồng, da căng và sờ vào thấy đau. Đồng thời lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức, há miệng đau, khó nhai nuốt và thậm chí cứng hàm hoàn toàn. Thậm chí nếu không khắc phục sớm sẽ khiến vùng này bị mưng mủ.
  • U nguyên bào men: Đây là trường hợp hiếm gặp và nếu gặp phải thì phương pháp điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

Như vậy không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng khôn. Tuy nhiên với những mọc lệch, mọc ngầm cần phải tiến hành nhổ răng để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
 

Đau răng khôn - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị | Hapacol
Hậu quả của việc mọc răng khôn


4. Có nên nhổ răng khôn không? Trường hợp nào nên nhổ?

Ngay khi những cảm giác khó chịu do răng khôn mọc lên xuất hiện, bạn nên bắt đầu suy nghĩ đến việc khám bác sĩ và nhổ bỏ:

Trường hợp nên nhổ răng khôn:

  • Răng mọc lệch hàm làm cho răng cận kề bị đau và giảm chức năng nhai.
  • Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
  • Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
  • Xảy ra nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng trong cùng.
  • Có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh.
  • Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng.
 

Trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khôn:

  • Sự xuất hiện của nó không gây hại cho răng số 7.
  • Răng khôn không có sự bất thường về hình dạng.
  • Răng mọc thẳng, khớp với răng đối diện tốt.
  • Mắc các bệnh lý mạn tính nhứ: rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh thần kinh…
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.

Tự mình đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn hay không là một quyết định không hề dễ dàng. Tốt nhất bạn nên trao đổi với nha sĩ về tình trạng răng khôn của mình để có lời khuyên tốt nhất.
 

Nên làm gì khi mọc răng khôn
Khi nào bạn cần nhổ răng khôn
 

5. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Biến chứng sau nhổ răng là gì?

Thực tế, nhổ răng khôn là thủ thuật khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng và không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thực tế nhổ răng khôn ở các địa chỉ không uy tín, kém chất lượng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu kéo dài: Thông thường, biến chứng này sẽ gặp ở những người bị rối loạn đông máu. Đồng thời cũng có một số trường hợp hút thuốc lá, uống rượu bia ngay sau khi nhổ gặp tình trạng này.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân gây ra biến chứng này thường là dụng cụ nhổ răng không đảm bảo hoặc có trường hợp phòng phẫu thuật khử trùng chưa đúng tiêu chuẩn. Biến chứng này khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội từ 2-3 tuần.
  • Tổn thương dây thần kinh: Biểu hiện của biến chứng này thường là ngứa ran, tê các khu vực lưỡi, môi, căm và nướu. Biến chứng này thực ra không hề nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên với một số trường hợp nặng thì triệu chứng này có thể xuất hiện mãi mãi.
  • Viêm xương ổ răng: Là tình trạng các cục máu đông không thể hình thành sau khi nhổ răng. Đồng thời các xương cơ, các mô và dây thần kinh cũng không được bảo vệ. Khi gặp biến chứng này, thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau liên tục 5-6 ngày kèm theo đó là tình trạng đau tai, hơi thở có mùi, giảm cảm giác…
 

Răng Khôn Đâm Ra Má Phải Làm Sao? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu
Dịch vụ nhổ răng uy tín Gò Vấp

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RĂNG SỨ KIM LOẠI VÀ RĂNG TOÀN SỨ

    Nên bọc răng kim loại hay răng toàn sứ?? Cách nhận biết răng sứ kim loại và răng toàn sứ?? Địa điểm bọc sứ an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    THÓI QUEN NHAI MỘT BÊN HÀM VÀ NHỮNG HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG BẠN NÊN BIẾT

    Thói quen nhai một bên hàm là hiện tượng đẩy thức ăn về phía bên phải hay bên trái của miệng để nhai. Đây là một thói quen thường gặp ở những người có các vấn đề như một bên hàm bị mất răng, sâu răng, răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, lung lay, mòn men hoặc răng bị hở kẻ... 
     
  •  

    NIỀNG RĂNG MẮC CÀI MẶT LƯỠI PHÙ HỢP VỚI NHỮNG AI?

    Niềng răng đa số mọi người sẽ nghĩ ngay đến một hàm răng đầy dây cung và mắc cài, trông rất mất thẩm mỹ. Thật may mắn với công nghệ chỉnh nha ngày càng phát triển và niềng răng mặt lưỡi đã ra đời. Niềng răng mặt lưỡi hay còn gọi là niềng răng mặt trong, với cấu tạo tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, tuy nhiên hệ thống khí cụ  sẽ được gắn vào mặt trong của răng.

  •  

    HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI NIỀNG RĂNG

    Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo xuất sắc và thực hiện hàng trăm ca với tỉ lệ thành công 100%. Nha khoa Tâm Việt là một lựa chọn hoàn hảo, luôn mang đến cho bệnh nhân những nguyên vật liệu cấy ghép tốt nhất, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và ổn định lâu dài.

    Liên hệ ngay với Nha Khoa Tâm Việt để được tư vấn miễn phí nhé!

Chat với NhaKhoaTamViet