• Lịch làm việc
    Thứ 2 -> Thứ 7 từ 8:00 -> 20:00, Chủ Nhật từ 8:00 -> 17h
  • Hotline
    Giải đáp thắc mắc dịch vụ: (028) 6675 3538 - Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 600 2312
    nhakhoatamviet366@gmail.com
  • Địa chỉ
    366 Quang Trung, Phường 10
    Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
RĂNG KHÔN LÀ GÌ??? KHI NÀO THÌ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN
Thứ 7 | 13/10/2018 - Lượt xem: 3208

Răng khôn mọc vào khoảng thời gian 16-25 tuổi. Mọc răng khôn lệch gây nhiều triệu chứng như đau nhức khó chịu, sưng nướu…nhổ răng khôn tại nha khoa Tâm Việt quận Gò Vấp thực hiện đơn giản và không gây nhiều đau đớn

 
RĂNG KHÔN CÓ NÊN NHỔ, TÁC HẠI CỦA RĂNG KHÔN NHƯ THẾ NÀO VỚI VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG


RĂNG KHÔN LÀ GÌ


 
Hàm răng của con người có nhiều loại khác nhau như răng cửa, răng nanh, răng hàm.... và răng khôn là tên gọi để chỉ chiếc răng cối lớn thứ ba của chúng ta. Thông thường, chúng sẽ mọc vào khoảng thời gian con người 16-25 tuổi.

Đây là thời điểm khá nhạy cảm khi xương hàm cứng, còn niêm mạc, mô thì phủ dày bên trên dẫn đến việc thiếu không gian để phát triển. Cũng do đó, những chiếc răng khôn thường mọc ngầm, bị lệch lạc vì thiếu chỗ, đôi khi còn đâm cả vào chiếc răng bên cạnh.

Đây chính là lý do khiến chúng ta thường bị đau đớn âm ỉ và khó chịu vô cùng. Tệ hơn, chúng có thể khiến những người "hàng xóm" gặp phiền toái như lung lay, đau buốt và viêm nhiễm.




 


 
TÁC HẠI CỦA RĂNG KHÔN


GÂY SÂU RĂNG


 
Răng khôn ở vị trí cuối cùng trên cung hàm do đó rất khó để vệ sinh, dẫn đến vi khuẩn tích tụ gây sâu răng. Khi không nhổ răng khôn kịp thời tình trạng sâu răng rất dễ lây sang các răng bên cạnh bên.

 
GÂY VIÊM NHIỄM RĂNG


Khi răng khôn mọc lên, nướu răng trong cùng sưng phồng che lấp mặt răng, làm cho thức ăn vi khuẩn tích tụ tại khu vực này dễ dàng gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Các triệu chứng viêm nhiễm như sưng, đau, hôi miệng, và tình trạng cứng hàm, gây mệt mỏi, sốt, nổi hạch ở cổ... Tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nghiêm trọng.

 
HỦY HOẠI RĂNG XUNG QUANH


Răng khôn với tình trạng mọc lệch sẽ tác động sáng răng bên cạnh, gây nên tình trạng sâu răng, răng lung lay, nhiễm trùng chân răng, gây đau và có thể phải nhổ bỏ.

 
XÔ LỆCH RĂNG VÀ SAI LỆCH KHỚP CẮN


Răng khôn thường thiếu chỗ trên cung hàm do đó sẽ xô đẩy các răng khác, khiến chúng mọc về phía trước, là nguyên nhân gây nên tình trạng răng khấp khểnh, xô lệch và khiến khớp cắn trở nên lệch lạc, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

 
SANG CHẤN MÔ MỀM


Răng khôn có thể mọc chồi ra, cắn vào má hoặc phía lợi đối diện, gây đau, tổn thương mô mềm và gây rối loạn phản xạ cảm giác,.. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng và lây lan sang các vùng tai, má, mắt, cổ,.. ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

 
KHI NÀO NÊN NHỔ RĂNG KHÔN


Răng khôn là chiếc răng thường mọc ở độ tuổi từ 16-25 tuổi khi mà các răng khác đã ổn định. Vì vậy mà trong nhiều trường hợp, răng khôn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:

1. Răng khôn mọc ngầm, gây sưng nướu, đau nhức khó chịu

2. Răng khôn mọc lệch, chen chúc, ảnh hưởng đến răng số 7

3. Răng khôn mọc gây khít hàm

4. Răng khôn bị sâu, nên không loại bỏ sẽ lây lan sang các răng khỏe mạnh cạnh bên

5. Răng khôn cản trở việc ăn uống, làm gia tăng các bệnh lý như: Hôi miệng, sưng nướu, viêm nha chu.




 


 
CÓ CẦN THIẾT PHẢI NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG???
 
TRƯỜNG HỢP RĂNG KHÔN MỌC THẲNG TỰ NHIÊN


Nếu trường hợp răng khôn mọc thẳng tự nhiên và không gây ra đau nhức gì, bạn có thể không cần phải nhổ răng khôn, tuy nhiên bạn cần có chế độ vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, đảm bảo không gây ra bất cứ bệnh lý nào khác.

 
TRƯỜNG HỢP RĂNG KHÔN MỌC LỆCH, MỌC NGẦM


Đa số răng khôn trong trường hợp này sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ, do răng khôn mọc ở vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã hết chỗ, gây mọc lệch, mọc ngầm làm cho nhức răng và có nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

 
QUY TRÌNH NHỔ RĂNG KHÔN TẠI NHA KHOA TÂM VIỆT


Bước 1: Thăm khám

Đây là bước quan trọng giúp nha sĩ xác định được tình trạng mọc lệch của răng hiện đang ở mức độ nào, nguy hiểm ra sao, có ảnh hưởng đến các răng bên cạnh hay chưa, có xuất hiện mủ hay nhiễm trùng chưa,… Từ đó đưa ra cách xử lý răng khôn phù hợp.

Bước 2 Sát khuẩn và gây tê

Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó được sát khuẩn vùng răng cần nhổ răng. Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng, sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ của một số dụng cụ nha khoa như kìm nhổ răng, dụng cụ nạy để bóc tách lợi và dây chằng cổ răng, tạo điều kiện cho việc lấy răng ra được dễ dàng.

Bước 3: Nhổ răng khôn

Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác tách nướu nhanh và vừa đủ chuẩn để làm lộ chân răng khôn, sau đó dùng mũi siêu âm cắt đứt dây chằng nha chu rồi lấy răng khôn ra khỏi xương hàm. Thường một ca nhổ răng khôn chỉ mất 15-20 phút và không hề có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ. Sau khi răng khôn được lấy ra, bác sĩ sẽ cầm máu cho bạn và tiến hành khâu vết thương nếu cần. Máu sẽ ngưng chảy khoảng 10-20 phút sau đó.

Bước 4: Cầm máu và hẹn tái khám

Nha sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn lần cuối để chắc chắn ca mổ thành công và không còn tổn thương nào khác. Nha sĩ cũng sẽ kê cho bạn một liều thuốc để uống sau khi thực hiện tiểu phẫu (thường là thuốc khám viêm và giảm đau).

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng và vệ sinh răng miệng để vết thương nhanh lành hơn.

Nha sĩ sẽ chỉ định bạn tái khám kiểm tra vị trí vết thương đã lành chưa hoặc có bị viêm nhiễm gì không. Phát hiện sớm những triệu chứng bất thường sau tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ giúp bác sĩ khắc phục hiệu quả hơn. Nếu bạn đã thực hiện khâu vết thương trước đó thì bác sĩ sẽ cắt chỉ cho bạn trong những lần tái khám này.


 



 
LƯU Ý SAU KHI NHỔ RĂNG


Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân cần cắn chặt băng gòn trong vòng khoảng nửa tiếng rồi lấy chúng ra. Nếu như vẫn chưa cầm được máu, bạn phải giữ thêm một gòn cuộn khác trong vòng nửa tiếng nữa để đảm bảo có thể cầm được máu.

Chườm lạnh là một phần không thể thiếu sau khi phẫu thuật, giúp giảm đau và tiêu sưng. Trong vòng từ 3 đến 4 tiếng sau khi phẫu thuật răng khôn, bạn đặt túi chườm lạnh lên vùng răng mới nhổ trong vòng 15 phút, sau đó lấy ra, nghỉ 15 phút rồi lại tiếp tục thực hiện như vậy.


 
KHI NÀO BẠN PHẢI CÂN NHẮC ĐẾN VIỆC NHỔ RĂNG KHÔN?


- Răng đã phát triển hoàn chỉnh và ẩn dưới nướu nhưng lại không mọc lên. Trong trường hợp này, nó chứa nguy cơ hình thành một u nang, dẫn đến khả năng ảnh hưởng đến chân các răng lân cận.

- Răng mọc lưng chừng, không lộ hẳn ra ngoài, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, trở thành nơi ẩn náu của các vi khuẩn, tích tụ chất cặn bã, từ đó có thể dẫn đến các bệnh phát triển trong khoang miệng.

- Răng đã hoàn thiện dưới nướu, nhưng không đủ không gian để mọc ra, răng liền kề đã choán hết không gian của nó. Trong trường hợp này, nếu răng khôn vẫn cố ngoi lên thì sẽ làm hỏng chiếc răng lân cận.

- Khi bạn cảm thấy đau ở vùng răng khôn.

- Các mô mềm bên cạnh các răng khôn thường xuyên viêm nhiễm

- Có khối u hình thành

- Khi nướu bị viêm

- Có hiện tượng sâu răng ở các răng liền kề, những răng đó bắt đầu có hiện tượng nứt vỡ.
Khi đến tuổi mọc răng khôn, hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở vùng răng khôn, bạn nên đi khám nha sĩ để chụp X- quang răng nếu cần thiết.

Việc biết được tình trạng thực tế của răng khôn thông qua hình ảnh X-quang giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định về việc giữ hay nhổ bỏ răng khôn.

Bạn nên quyết định việc này trước 25 tuổi để sau đó không phải lo lắng nhiều về các vấn đề phát sinh do răng khôn. Càng để lâu, răng sẽ khó nhổ, hoặc các mô vùng răng nướu sẽ khó chữa lành hơn khi bạn lớn tuổi.








 
TẠI SAO MỌC RĂNG KHÔN LẠI ĐAU


Việc giảm kích thước trung bình của mặt cũng như hàm răng của con người trong nhiều năm qua dẫn đến ít chỗ hoặc không có chỗ cho răng khôn mọc lên. Đôi khi, nếu răng hàm quá lớn hoặc không vừa khớp cắn cũng sẽ không có chỗ cho răng khôn mọc vì những chiếc răng hàm này sẽ ngăn không cho răng khôn mọc, từ đó gây đau đớn, thậm chí sưng.

Chườm nước đa, muối, đinh hương, bạc hà, dầu ô liu, súc miệng xylitol, dầu quế và uống thuốc có thể được sử dụng để làm giảm đau trong khi mọc răng khôn, tuy nhiên nó chỉ làm giảm đau nhất thời, sau này sẽ tái phát lại nhiều lần.


 
HẬU QUẢ CỦA VIÊM LỢI TRÙM RĂNG KHÔN NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ


Viêm lợi trùm răng khôn là biến chứng hay gặp nhất của răng khôn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng rất nặng nề khác.

 
TÍNH CHẤT


Kích thước lỗ thông vào khoang miệng của bao mầm răng có thể rất nhỏ, tuy nhiên thường múi xa răng lộ hoàn toàn trên niêm mạc miệng. Trong giai đoạn xung huyết, vi khuẩn thường trú trong miệng sẽ xâm nhập vào toàn bộ bao mầm, nếu răng không mọc được, khối lượng vi khuẩn ngày càng tăng và gây nhiễm trùng mà không thể làm sạch.

Khoảng quanh răng và bao mầm thường lớn hơn ở mặt xa răng khôn. Viêm bao quanh răng gây tiêu xương theo hình lưỡi liềm đặc trưng. Trục răng phần lớn là chiều đứng. Răng khôn chạm hay vượt lên khỏi mặt phẳng cắn xảy ra 80% trường hợp.

 
LÂM SÀNG


Bệnh nhân đau nhiều, cấp tính, tự phát ở vùng sau răng cối, lan lên trên ra ngoài đến tai thậm chí lan lên đầu. Nhai cũng đau, vì mô mềm bao phủ một phần thân răng bị tổn thương bởi răng đối diện. Trong một số trường hợp, cảm giác này kèm khó nuốt, khít hàm nhẹ. Bệnh nhân sốt, đau vùng tam giác hậu hàm, hạch tại chỗ.

Viêm nướu có thể thấy khi khám trong miệng. Mô sau răng cối sung huyết nặng. Mô mềm bao phủ quanh răng khôn sưng đỏ, in dấu ấn của răng đối diện xuống. Viêm đỏ này thỉnh thoảng lan đến trụ trước amidan, hay xuống ngách hành lang tương ứng. Ấn đau vùng mô mềm tại vị trí răng khôn, có thể thoát mủ ra ngoài. Khám trong miệng cần khám sát hai bên sàn miệng để chẩn đoán viêm sơ sau viêm do răng khôn.

Dùng kháng sinh, kháng viêm tại chỗ có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng; tuy nhiên, khoảng thời gian hết viêm ngắn. Khi răng không được lấy ra, viêm nhiễm tái phát là quy luật, và viêm lợi trùm trở thành mạn tính. 




 



 
NÊN ĂN GÌ KHI MỌC RĂNG KHÔN


Khi răng khôn mọc, phần nướu quanh răng sẽ bị sưng và tẩy đỏ, không chỉ đau đớn mà còn khiến bạn giảm khả năng nhai. Do vậy, bạn chỉ nên lựa chọn những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, thức ăn bằm nhỏ,... Hoặc uống sữa để bổ sung năng lượng. Với những loại thực phẩm giàu protein cần thiết hằng ngày, bạn vẫn có thể hấp thu bình thường với điều kiện chế biến nhỏ để dễ ăn. Cách đơn giản nhất là nấu súp hoặc cháo với các tôm, thịt, cá đã được xay nhuyễn.

Trong những ngày này bạn có thể gặp phải tình trạng biếng hoặc chán ăn, cần chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể qua nước ép, sinh tố,..

Bạn cũng nên ăn những loại hoa quả giúp hạ nhiệt cơ thể. Sau khi ăn bạn cũng nên nhớ súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.


 
KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI MỌC RĂNG KHÔN


Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung trong giai đoạn này, cũng có những thực phẩm mà bạn nên tránh, bao gồm:
  • Thức ăn cay, nóng, chua hoặc gia vị quá mạnh
  • Thức ăn không tốt cho tình trạng sưng tấy như nếp, gà, rau muống,..
  • Đồ uống có cồn, có gas, có chứa chất kích thích như trà, cà phê,…
  • Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm dễ gây giắt răng
  • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh


Nếu bạn bị đau nhức kéo dài và không chịu được, có thể đến gặp nha sĩ để được tư vấn và được kê thuốc giảm đau.



 

CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG KHI MỌC RĂNG KHÔN



Ngoài những lưu ý trong lúc ăn uống, áp dụng đúng phương pháp chăm sóc răng miệng cũng giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy trong quá trình răng khôn mọc nữa đấy.
 

  • Đánh răng đều đặn sau khi ăn với kem đánh răng có chứa flour
  • Sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải sau mỗi 3-4 tháng hoặc khi thấy bàn chải đã cũ, lông bàn chải không còn mềm mại
  • Đánh răng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến khu vực mọc răng khôn. Thường bạn nên đánh răng khoảng 30-60 phút sau khi ăn.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại ở kẽ răng
  • Súc miệng sau khi đánh răng. Khi răng sưng và có dấu hiệu mưng mủ, lở, bạn lưu ý chỉ nên súc miệng bằng nước ấm.


 


 
Với những phương pháp hiện đại trong nha khoa, nhổ răng khôn được thực hiện đơn giản và không gây nhiều đau đớn. Chọn lựa những trung tâm nha khoa uy tín không chỉ đem lại cho bạn sự yên tâm mà còn được thực hiện nhổ răng nhanh gọn bởi các nha sĩ có tay nghề cao.
 

Bảng giá dịch vụ nha khoa tại Gò Vấp 
 

1. Cạo vôi và đánh bóng Người lớn  100.000 – 300.000 VNĐ
Em bé  80.000 – 150.000 VNĐ
2. Nhổ răng Tiểu phẩu  1.000.000 – 1.500.000 VNĐ
Người lớn  300.000 – 600.000 VNĐ
Em bé  100.000_150.000 VNĐ
3. Nội Nha  700.000 – 1.100.000 VNĐ
4. Trám răng thẩm mỹ Người lớn  150.000 _ 350.000 VNĐ
Em bé  100.000 VNĐ
5. Tẩy trắng răng Tại Nha khoa  2.000.000 VNĐ
Tại nhà  1.400.000  VNĐ
6. Răng tháo lắp Răng nhựa VN  300.000 VNĐ/ 1 răng
Răng nhựa ngoại  500.000 VNĐ/ 1 răng
Răng sứ  600.000 VNĐ/ 1 răng
Tháo lắp hàm khung 3.000.000/ 1 hàm( chưa tính răng)
7. Phục hình sứ Răng sứ Kim Loại  1.000.000 VNĐ/ 1 răng
Răng sứ Titan  2000.000 VNĐ/ 1 răng
Răng sứ Zirconia  4.000.000_5.000.000 VNĐ/ 1 răng
Răng sứ Cercon  5.500.000  VNĐ/ 1 răng
Onlay, inlay sứ  3.500.000 VNĐ/ 1 răng
Veneer sứ  5.000.000 VNĐ
Veneer Non-Prep
(không mài răng)
 8.000.000_10.000.000 VNĐ /1 răng
Emax Perss/Emax CAD   5.500.000 VNĐ/ 1răng
8. Chỉnh hình răng  20.000.000_80.000.000 VNĐ
9. Cấy ghép Implant 14.000.000_22.000.000 VNĐ/ 1 răng
10. Đính đá thẩm mỹ  900.000/ 1 răng
NHA KHOA TÂM VIỆT – TÂM VIỆT DENTAL CLINIC
KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH

 



Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: nhakhoatamviet366@gmail.com

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ
Đọc thêm
  •  

    CẤY GHÉP RĂNG IMPLANT SAU KHI NHỔ RĂNG

    Implant sớm sau khi nhổ răng từ 4 đến 8 tuần?? Thời gian cấy ghép implant mất bao lâu?? Địa điểm cấy ghép răng Implant an toàn, uy tín, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Vấp Tp. HCM 
  •  

    LÀM RĂNG SỨ CÓ BỀN KHÔNG? NHA KHOA LÀM RĂNG SỨ UY TÍN GÒ VẤP.

    Làm răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ đã giúp hàng ngàn người khắp thế giới tự tin hơn với nụ cười hoàn hảo. Được chế tạo từ chất liệu sứ hoặc kết hợp kim loại, quy trình làm răng sứ không chỉ mang lại kiểu dáng và màu sắc tự nhiên cho răng mà còn cải thiện sức khỏe răng bảo vệ răng của bạn.
  •  

    NIÈNG RĂNG VỚI MẮC CÀI KIM LOẠI TRUYỀN THỐNG

    Niềng răng mắc cài kim loại là kỹ thuật chỉnh nha được sử dụng sớm nhất trong số các loại niềng răng.
  •  

    CẤY GHÉP IMPLANT CHO NGƯỜI MẤT RĂNG

    Nếu bạn mất răng và đang tìm kiếm phương pháp thay thế răng thật hiệu quả, cấy ghép implant có thể là một phương án hấp dẫn. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn cấy ghép implant, bạn cần hiểu rõ về phương pháp này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi quan trọng nhất xoay quanh cấy ghép implant.
Chat với NhaKhoaTamViet