Niềng răng mắc cài sứ là một kỹ thuật chỉnh nha sử dụng mắc cài làm từ chất liệu sứ và dây chun trong nha khoa tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, hệ thống khí cụ này được gắn lên mặt ngoài của răng để tạo nên lực chỉnh nha ổn định điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên khung hàm, cải thiện các khuyết điểm của răng hô,móm, lệch lạc, khấp khểnh, răng thưa giúp khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt, đẹp hơn. Với phương pháp niềng răng kim loại trước đây người đối diện sẽ dễ dàng nhận biết bạn đang niềng răng, gây mất thẩm mỹ với người đối diện. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ giúp cải thiện nhược điểm này và nó đang dần thay thế cho phương pháp niềng răng kim loại truyền thống
Mắc cài sứ mang lại thẩm mỹ cho người niềng
Đối tượng sử dụng niềng răng mắc cài sứ:
Gồm 2 loại:
Đây là giải pháp cơ bản nhất trong quá trình niềng răng mắc cài với nguyên lý giống với niềng răng mắc cài kim loại, sử dụng thun buộc để giữ cho dây cung trong mắc cài không di chuyển ma sát với răng.
Mắc cài này có nhược điểm là không có sự đàn hồi và không chắc chắn, dễ bung sút trong quá trình niềng.
Có 2 loại dây trong niềng răng mắc cài:
Thời gian trung bình trong quá trình niềng răng mắc cài sứ rơi vào khoảng 18-24 tháng, có trường hợp kéo dài đến 36 tháng. Điều này phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của khách hàng, độ tuổi thực hiện và kỹ thuật của phòng khám.
Niềng răng mắc cài sứ uy tín
Niềng răng mắc cài sứ được nhiều người lựa chọn không chỉ hiệu quả nắn chỉnh như kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại mà còn đảm bảo thẩm mỹ.
Thông thường, thời gian niềng răng mắc cài sứ sẽ được thực hiện trong 18-24 tháng. Thời gian niềng phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
Thời gian niềng nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào tình trạng khiếm khuyết của răng nặng hay nhẹ. Tình trạng khiếm khuyết của răng càng phức tạp thì thời gian niềng càng kéo dài.
Chăm sóc răng miệng khi niềng đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng mắc cài sứ. Khi ăn uống và vệ sinh răng miệng nếu không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ khiến mắc cài bị bung, mất thời gian gắn lại và niềng lâu hơn.
Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng không tốt có thể khiến bạn mắc bệnh lý răng miệng trong thời gian niềng, dẫn đến việc phải điều trị bệnh lý, kéo dài thời gian niềng.
Niềng răng mắc cài sứ mất bao lâu?
Quy trình niềng răng mắc cài sứ không quá phức tạp, bao gồm 6 bước chính. Mỗi bước thực hiện sẽ yêu cầu số lần thăm khám nha khoa khác nhau.
Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Bước đầu tiên chính là kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó tiến hành chụp X-quang răng hàm mặt. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định ban đầu về lộ trình niềng của bạn và tư vấn cho bạn về quy trình chỉnh nha.
Bước 2: Phân tích tình trạng khiếm khuyết của răng và lên phác đồ điều trị
Sau khi hoàn tất bước đầu tiên, nha sĩ sẽ phân tích đặc điểm răng và mức độ khiếm khuyết của hàm răng. Tiếp theo là vạch ra một phác đồ điều trị cụ thể. Dựa trên phác đồ này, bạn sẽ nắm được dự tính thời gian niềng, các giai đoạn niềng và hiệu quả sau khi thực hiện niềng.
Bước 3: Lấy mẫu dấu răng và chế tác mắc cài
Để khí cụ niềng khớp với răng thì bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu răng của bạn trước. Sau đó tạo ra bản sao của hàm răng để nghiên cứu và phân tích, phục vụ việc thiết kế mắc cài. Không chỉ vậy, bản sao này còn có công dụng để đối chiếu trước và sau khi niềng.
Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
Trước khi gắn khí cụ niềng thì bác sĩ sẽ vệ sinh kỹ khoang miệng của bạn. Sau đó cố định mắc cài lên răng bằng keo dán nha khoa. Việc gắn mắc cài được thực hiện rất tỉ mỉ, cẩn thận nên có thể sẽ kéo dài tới 2 tiếng.
Bước 5: Chỉnh nha định kỳ
Sau khi gắn khí cụ niềng, bạn cần tới nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sỹ để tăng lực siết và kiểm tra tình trạng niềng răng. Để hiệu quả niềng tốt thì bạn cần hợp tác chặt chẽ cùng nha sĩ ở bước này nhé.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ chuẩn y khoa
Bước 6: Tháo khí cụ niềng răng sứ và nhận máng duy trì để đeo tại nhà
Bác sĩ sẽ tháo khí cụ niềng cho bạn khi xác nhận răng đã được dịch chuyển đúng vị trí. Tuy nhiên đây chưa phải kết thúc, bạn sẽ cần đeo máng duy trì thêm một thời gian nữa. Việc đeo hàm duy trì bao lâu thì sẽ do bác sĩ quyết định.